Sau sự việc đau lòng một học sinh trường THCS Bạch Đằng (TP.HCM) qua đời do cây phượng bật gốc đè trúng ngày 26/5, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đề nghị các địa phương, nhà trường cần quan tâm, tăng cường hơn nữa các biện pháp bảo đảm an toàn trường học.
Các Sở GD&ĐT trên cả nước cần chỉ đạo ngay các nhà trường khẩn trương liên hệ đơn vị quản lý môi trường đô thị, cây xanh trên địa bàn tiến hành kiểm tra, cắt tỉa, xử lý các cây nguy hiểm, có thể gãy đổ… nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên.
Đến nay 2/6, nhiều tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hà Nội, Đắk Lắk, Gia Lai, TP.HCM, Đà Nẵng… quyết liệt triển khai việc kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn và cắt tỉa cây xanh.
Tuy nhiên không ít trường học thay vì cắt tỉa lại đốn hạ toàn bộ cây phượng đang có, khiến sân trường trở lên trống vắng, thiếu đi những bóng cây gắn liền với tuổi học trò.
Nguyễn Văn Đề, một nhà tranh đấu sống tại Hà Nội viết: “Chặt hạ tất cả cây xanh ở trường là chính sách ngu dốt, phá hại …”
Chị Lý Kim Liếng nhận xét: “Cây có đổ là do nhà trường không có kế hoạch kiểm tra, chăm sóc, vun gốc…chứ đốn cây là ngu dốt, trái lại các chỉ thị xanh, sạch đẹp nhà nước đề ra hàng năm. Đề nghị nhà trường ngưng ngay việc đốn cây mà làm trò cười cho mọi người.”
Thật vậy, sân trường không có cây xanh (thậm chí là cổ thụ) thì chả ra cái trường. Nguyên cái sân xi măng trơ trơ thì tha hồ nắng nóng, anh Trần Quang Dũng tương tác.
Nhiều người không hiểu vì sao 1 cái cây nó bị ngã mà lại tìm những cây khát chặt hết luôn. Điều này được ví như vì 1 người ăn trộm mà bắt hết những kẻ nghi ngờ. Đây là đặc điểm của triết học Tây Âu chỉ mới được sửa sai gần đây. Tai nạn cây đè thì chặt cây, vậy tai nạn giao thông thì đập xe. Ông bà Việt Nam ta gọi chính sách này bằng ví dụ hài hước: chân dính bùn phải chặt bỏ chân. Một nhà có người trèo cau bị ngã, nhà hàng xóm chặt cây cau đi là vừa.
Theo điều tra ban đầu của Nghiệp đoàn báo chí Việt Nam, việc cây phượng bật rễ là do nạn bê tông hóa, không có đất cho rễ cây bám nên bật gốc, giờ chặt cây thì thêm phần phá hoại môi trường.
Trần Kiên cho biết rằng: “Chỉ cần làm kiềng cho cây thì vẫn an toàn, mà giữ được cây.” Một người dân khác cũng góp ý rằng tại sao không dùng vòng sắt có chân để giữ cây mà phải chặt?
Dù sao, chặt cây cũng không hoàn toàn sai. Những cây này là bứng về cắm,rễ không thể bám chặt đất, không trước thì sau cũng đổ.
Trong giáo dục, ngoài việc dạy làm người thì học sinh còn phải học cách bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Nhưng cây bị đốn hạ như vậy, có lẽ thế hệ sau, Việt Nam sẽ không còn cây xanh nữa vì thế hệ này coi việc chặt cây xanh là điều bình thường.
Quanh đi quẩn lại vẫn là tư duy bê tông hóa sận trường. Làm sao cây xanh có không gian sinh tồn? Việc cần làm là để cho đất sân trường được thở thì cây xanh mới trụ vững.
“Cần phải trồng cây xanh để phủ bóng mát sân trường cho học sinh vui chơi. Và cần để ý kiểm tra những cây to có bị nghiêng ngã. Nỗi rễ trên mặt đất không để kịp thời chặt bớt cành là được. Trường học không thể không có cây xanh.”-ông Nguyễn Văn Đinh sống tại thành phố Vinh, Nghệ An nêu ý kiến.
Ở Singapore muốn tỉa một cành cây phải có giấy phép y như giấy phép xây nhà Việt Nam vậy, họ có con mộc dấu và được treo ở ngay bên góc cây đó để cảnh sát môi trường kiểm tra.
Phạm Gia Mạnh quê tại Thanh Hóa viết: “Rồi không chỉ 1 học sinh chết, mà cả một thế hệ chết về tâm hồn!”
Chị Nguyễn Trà My cho biết: “Thiệt không hiểu nhiều người xem vụ cây phượng đè chết học sinh tin sái cổ là cây phượng mục rỗng nên bị đổ hả. Xin lỗi nha phải dùng mắt mà nhìn và dùng não mà nghĩ nha. Cây phượng 30 năm thì cho dù mục cũng không có ngã kiểu đó đâu nha. 1 cái cây mới đem về trồng với gốc cây bị cưa vài chỗ, trồng chưa lâu nên rễ chưa phát triển mà bám vào đất. Mới trồng không chịu gia cố cho cây phượng vững chắc.”
Theo Ngòi Bút Trẻ Môi trường , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment