Ông Trần (Trần Cơ Cầu) sinh năm 1946, năm nay đã hơn 70 tuổi. Trong thời gian diễn ra phong trào biểu tình phản đối Dự luật Dẫn Độ, ông nổi tiếng vì tuổi cao nhưng lại ở tiền tuyến kề vai sát cánh cùng thanh niên, ông cũng là người sáng lập và là tình nguyện viên của hành động “bảo vệ các con”. Gần đây, ông đã nhận trả lời phỏng vấn của Vision Times, nói về cảm thụ của ông đối với phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ.
Trong phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ, ông Trần không muốn các thanh niên tiếp tục hy sinh nên ông đã bắt đầu tuyệt thực (ảnh trái). Gần đây ông nhận trả lời phỏng vấn của Vision Times và nói về cảm nghĩ của mình. (Ảnh: Bàng Đại Vĩ / Vision Times)
Dưới đây là nội dung phỏng vấn:
Trên con đường đấu tranh này, người dân và thanh niên Hồng Kông đi rất vất vả, ông Trần nói. Một triệu người, hai triệu người ra ngoài diễu hành, đại bộ phận người Hồng Kông đều hy vọng rằng Hồng Kông sẽ tốt hơn, thanh niên cũng nhiệt tình làm việc này vì Hồng Kông. Ông nói, bởi vì tại Hồng Kông, thanh niên không nhìn thấy tiền đồ cho nên họ muốn lên tiếng, muốn bước ra đấu tranh để biểu đạt sự bất mãn với xã hội, đối với quan chức Chính phủ Hồng Kông hoặc đối với chính sách, đòi lại dân chủ, tự do và pháp trị thực sự của Hồng Kông, bảo vệ giá trị cốt lõi của Hồng Kông.
Chính phủ Hồng Kông không phản tỉnh mà còn đàn áp thanh niên
Tuy nhiên, thanh niên Hồng Kông một lòng muốn đem thanh xuân của mình dâng hiến cho xã hội, nhưng lại bị Chính phủ phớt lờ. Ông cảm thán, quan chức cấp cao của Chính phủ Hồng Kông và hắc cảnh đối đãi với thế hệ thanh niên Hồng Kông một cách bạo lực như thế này, thanh viên vì sao lại đi đến bước như ngày hôm nay, Chính phủ không phản tỉnh, mà còn “một gậy đập chết” thanh niên. Chính phủ không muốn “võng khai nhất diện” (mở một lối thoát) đối với thanh niên, ngược lại còn bắt bớ, truy tố họ, tống thanh niên vào tù. Chính phủ buộc thanh niên “ngọc nát đá cũng tan”, dùng tính mạng để đối kháng cường quyền, ông Trần cảm thấy vô cùng đau lòng vì việc này, ông than thở, thanh niên đáng lẽ có tương lai tốt đẹp, nhưng lại chọn bước đi con đường này, hoàn toàn là sai lầm của Chính phủ.
Ông nói, năm ngoái thường xuyên nhìn thấy thanh niên hai mấy tuổi bước ra đấu tranh, rồi cả thanh niên 13, 14 tuổi đều bước ra. Ông Trần cảm thấy buồn, dù nhắc nhở họ: Phong trào xã hội “quan sát một chút là được, dụng tâm học hành, tương lai dựa vào các cậu!” Nhưng, ông nói, trong số họ có rất nhiều bị người bị cảnh sát bắt bớ vô tội vạ, tương lai bị huỷ hoại.
Chính phủ bức ép thanh niên phải đứng ra đấu tranh
Ông Trần nhìn thấy vấn đề, nhưng không có cách nào giải quyết, “Bởi lực lượng của chúng ta quá nhỏ, chỉ có thể tận lực mà làm”. Nói đến đây, ông không cầm được nước mắt, “Đây là Chính phủ gì? Hủy hoại cả một thế hệ sau của chúng ta!” Ông nói thêm, hiện rất nhiều thanh niên 11 tuổi đến 13 tuổi đều bước ra tham gia đấu tranh, là do Chính phủ đã ép họ đứng ra! Chính phủ không chỉ hủy hoại cuộc sống hiện tại của người Hồng Kông, mà còn hủy hoại hai, ba thế hệ người Hồng Kông tương lai. Ông cho biết, trên mạng internet và trên truyền hình mọi người có thể nhìn thấy cảnh cảnh sát chặn sinh viên lại kiểm tra, những đứa trẻ đó còn chưa trưởng thành, chiều cao còn chưa đến ngực của ông.
Ông nói, nếu thanh niên thực sự phạm sai lầm, cảnh sát có thể bắt họ, nhưng không được bắt vô tội vạ, suốt cả ngày chỉ trên đường phố ngăn chặn kiểm tra, sau đó lục soát thanh niên. Ông than thở, kiểu cách thế này giống như sự thống trị của chế độ quân chủ, người dân còn gì là tự do? Trước đây, Hồng Kông là một trong những thành phố an toàn nhất thế giới, cảnh sát là để bảo vệ người dân, hiện nay cảnh sát là công cụ để đàn áp người dân. Ông cho biết, không biết bản thân ông lúc nào sẽ bị bắt, bị câu lưu 48 giờ. Bởi vì hiện tại Chính phủ không có công bằng và chính nghĩa, không có ai biết được lúc nào mình sẽ bị cảnh sát bắt.
Ông Trần nói, ông đã từng tiếp xúc với một số người biểu tình chỉ mười mấy tuổi, họ ở trên mạng, trên truyền hình nhìn thấy hành vi tàn bạo của cảnh sát, nhìn thấy người dân vô tội bị thương, do đó đã bước ra mà không màng đến an nguy của bản thân. Ông cho biết, cảnh sát không nên cho rằng bắt 8 – 9.000 người, thì thiên hạ thái bình rồi. Sau khi Lâm Trịnh Nguyệt Nga rớt đài, chắc chắn sẽ bị người dân trừng phạt, bà ấy nợ người Hồng Kông gì thì nhất định phải trả. Không chỉ bà ta, những việc mà hắc cảnh làm cũng nhất định sẽ bị báo ứng, thiện ác hữu báo là thiên lý.
Quan chức Hồng Kông “đi theo Đảng”, không màng người Hồng Kông sống chết
Đảng Cộng sản Trung Quốc áp đặt Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông, khiến cho tình hình tại đây liên tiếp dậy sóng. Ông Trần nói, phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ cơ bản vẫn chưa dừng lại, chỉ là hiện nay trong tình hình dịch bệnh nên mới yên ắng một chút. Còn trong lúc dịch bệnh, Chính phủ Hồng Kông lại biểu hiện không có trách nhiệm, không đóng cửa khẩu với Đại Lục, không kiểm soát việc đầu cơ khẩu trang, cũng không cung cấp khẩu trang cho người dân. Ông nói, người lớn tuổi nửa đêm phải ra ngoài xếp hàng mua khẩu trang, nếu không có người dân tự cứu, giúp đỡ lẫn nhau, thì Hồng Kông sẽ không chống dịch thành công.
Ông chỉ ra, ban đầu khi giới nhân viên y tế bãi công, kháng nghị bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga không đóng cửa khẩu với Trung Quốc, sau sự việc cơ quan quản lý bệnh viện lại muốn tính sổ với nhân viên y tế. Vì để cứu và điều trị người bệnh, nhân viên y tế phải “rút thăm sống – chết”, họ dùng tính mạng để cứu người, quan chức cấp cao Chính phủ lại “đi theo ĐCSTQ”, không quan tâm đến sống chết của người Hồng Kông.
Đợi đến thời khắc biểu dương chính nghĩa
Ông Trần có mấy lần bị hắc cảnh đối đãi một cách bạo lực, ông nói, không muốn kể về từng lần một. Ông cho biết, xác thực là ông bị ngược đãi, “trở về từ quỷ môn quan”. Có một lần, khi ông đang nói lý với cảnh sát, thì bị xịt nước hồ tiêu cay lên khắp mặt. Nước hồ tiêu sẽ gây phản ứng kích thích hoá học rất mạnh đối với da, khiến cho người ta đau đớn. Khi đó, ông nhiều lần muốn nhân viên cứu hộ cấp cứu, nhưng bị cảnh sát chặn lại, cố ý không cho cứu hộ.
Ông nói, những ký ức này ở trong đầu không cách nào xóa đi được. Bởi vì thời khắc biểu dương chính nghĩa chưa đến, vẫn cần tiếp tục nhẫn nại. Ông cho biết, đầu năm đã từng bước ra vì công bằng và chính nghĩa, năm ngoái tham gia tuyệt thực, cũng là giữ tâm thái “bằng bất cứ giá nào”. Ông nói bản thân không muốn được khen ngợi, chỉ là vì công bằng và chính nghĩa, vì giá trị cốt lõi của Hồng Kông mà bỏ ra một phần sức lực, hy vọng thế hệ sau có một cuộc sống yên ổn, trưởng thành một cách vững chắc, như thế thì trong lòng ông mới không thẹn với lương tâm.
Trí Đạt/ TrithucVN Chính trị , Tin quốc tế
No comments:
Post a Comment