Trong kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, dự luật biểu tình tiếp tục bị trì hoãn chưa được trình ra để bàn luận, mối nợ quyền công dân suốt mấy chục năm qua tiếp tục bị kéo dài.
Đồng nghĩa với đó nhiều công dân sẽ tiếp tục bị vướng vào vòng lao lý khi thực hiện quyền công dân của mình theo Hiến pháp (văn bản pháp lý cao nhất) sẽ không có hành lang pháp lý để thực hiện.
Một thân chủ của tôi là cô Đoàn Thị Hồng đã tham gia biểu tình chống dự luật đặc khu hồi năm 2018, đã bị giam 2 năm mà chưa xét xử cũng vì hành vi biểu tình.
Trong văn bản gửi đến lãnh đạo Quốc hội và các lãnh đạo nhà nước luật sư bào chữa đã chỉ ra rằng khi Quốc hội còn mắc nợ dân chúng về Luật biểu tình thì cần nhân đạo khoan dung với những trường hợp như cô Hồng.
Quan sát hiện nay thì thấy ngày càng có nhiều công dân bị xử lý hình sự vì thực thi các quyền tự do dân chủ, đó là các quyền biểu tình, quyền lập hội, quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do báo chí.
Nguyên nhân là khi đời sống kinh tế phát triển, đất nước hội nhập, sự giao lưu thông tin tri thức giữa trong nước với quốc tế, các ý thức về các quyền tự do dân chủ của công dân ngày một cao, nhiều người trong số đó sẽ tự nhiên có nhu cầu biểu đạt quyền tự do dân chủ của mình.
Nếu các ban ngành phía nhà nước vẫn giữ lề lối nhận thức cũ, cấm cản các biểu hiện sinh hoạt tự do, quy cho đó là tội phạm, thì điều đó là trái quy luật phát triển tự nhiên của đời sống xã hội, sẽ chỉ ngày càng gây ra thêm những mâu thuẫn xã hội và hao tốn nguồn lực mà thôi.
Theo LS Ngô Ngọc Trai Chính trị , Pháp luật , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment