Cập nhật tin tức nóng hổi

Từ khi Hồ Duy Hải bị bắt 4 Công An xã Nhị Thành đã chết và những bất thường đến với gia đình

Sau vụ Bưu điện Cầu Voi, đã có 4 anh Công an xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An ra đi khi còn rất trẻ, và còn hơn thế nữa là cả gia đình Hải bị cuốn vào vòng xoáy bất thường.

4 anh Công an xã Nhị Thành chết khi đang còn trẻ

Năm 2009, đang trực đêm tại trụ sở Công an xã, anh Huỳnh Văn Minh bị đột tử giữa khuya khi tuổi đời hơn 25.

Năm 2010, anh Nguyễn Thanh Hải, Công an viên chạy xe từ trụ sở ra đường tỉnh 819. Vừa quẹo ngã ba cách cơ quan 400m bị xe tải tông vào tử vong tại chỗ. Anh Hải là người kể cho Hồ Duy Hải nghe về hiện trường vụ án...

Sau đó vài năm, anh công an xã tên Đô đi trực chạy xe về bị tai nạn tử vong.

Khoảng 22h ngày 10/6/2020, đang trực tại cơ quan Ông Trần Thanh Lâm (38 tuổi), Phó trưởng Công an xã Nhị Thành, huyện Thử Thừa tử vong tại cơ quan trong đêm.

Những vòng xoáy bất thường đối với gia đình Hồ Duy Hải

Từ khi Hồ Duy Hải bị bắt 4 Công An xã Nhị Thành đã chết và những bất thường đến với gia đình
Dì của Hải kể về chuyện khám nhà, cũng đầy chi tiết “lạ”, như ghi chép lại dưới đây.

Bữa ấy công an, dân quân tràn đến nhà, bắt mở tung hết các tủ. Mở ra thấy có 4 chiếc nhẫn vàng trong tủ, họ bảo đó là tang vật vụ án nên thu giữ. Thuỷ (em gái Hải) trưng ra hoá đơn mua bán vàng cô đứng tên, chứng minh vàng chính chủ, không liên quan gì, công an ... thu luôn hoá đơn.

Ngày hôm sau công an và dân quân lại đến, đòi đào tung nền sân nhà lên. Sân nhà đổ bê tông từ lâu rồi, họ bảo “thằng Hải giấu giấy cá độ ở dưới”. Rồi họ đào thật, đào tung nền nhà Hải, đào hết không thấy cái giấy cá độ nào. Họ bỏ đó ra về.

Hôm sau nữa họ lại đến, đập các chậu cây kiểng (miền Bắc gọi là cây cảnh) cùng với lý do “thằng Hải giấu giấy cá độ ở dưới”. Đập hết chỗ ấy, không tìm được tờ giấy cá độ nào. Họ lại bỏ đó ra về.

Hôm sau nữa họ lại đến. Lần này bà Len (dì út) của Hải đang tráng vá lại sân vườn. Họ lại đòi đào xung quanh nhà vệ sinh. Vẫn lí do cũ “thằng Hải giấu giấy cá độ ở đấy”.

Bà Len ngày ngày phải nhờ đồng nghiệp dạy hộ, bữa thì sáng, bữa thì chiều. Công an, dân quân thích đến giờ nào thì đến. Họ đến thì bà lại tất tả về “giám sát”. Bữa đào nhà vệ sinh, bà đứng xem thì dân quân đuổi, bảo “bà đứng đây làm gì? Đi chỗ khác đi!” Bà Len nói lại “tôi đứng đây giám sát, nhỡ các ông có nhét gì xuống ai biết”.

Hôm ấy bà Len có điện thoại, điện thoại bàn chứ chưa có di động. Bà Len kêu bà Loan mẹ Hồ Duy Hải đứng giám sát. Lực lượng chức năng liền đuổi bà Loan đi, với lí do “bà Loan là người ngoài, người lạ”. Lí do là...toàn bộ đất đai nhà cửa của đại gia đình đứng tên bà Len. Là bởi đại gia đình nhà Hồ Duy Hải không chia đất đai, chỉ cần một người đứng tên, còn từng gia đình chia nhau xây nhà lên ở.

Bà Len đành bỏ lỡ cuộc điện thoại để đứng giám sát. Bà cảm nhận được mối nguy hiểm và khuất tất ai đó nhắm vào gia đình mình.

Chuyện đào bới cứ rải rác tiếp diễn thêm cả tháng, cho đến ngày gia đình bà Loan đồng ý kí hợp đồng với ông luật sư cựu công an Võ Thành Quyết.

Từ ngày kí hợp đồng, chọn ông Quyết làm luật sư, gia đình bà Loan ít nhiều yên ả.
-----
Một thời gian sau đó, quá trình điều tra kết thúc, lực lượng chức năng gọi gia đình tới trả lại “tang vật”. Bốn chiếc nhẫn vàng thu của em gái Hải được trả lại cho bà Loan, nhưng hoá đơn mua bán thu cùng hôm đó thì không. Số vàng về nguyên lý trở thành “vô chủ”.

Kì khôi nhất là hai chiếc nhẫn vàng đính hột đá, cùng số tiền 893.000đ thu giữ trong két sắt tại hiện trường vụ án, sau lại thành thu giữ tại nhà Hồ Duy Hải, rồi đem trả cho bà Loan, mẹ bị án.

Tất nhiên là bà Loan và gia đình không nhận. Số “tài sản” này sau đó phải tổ chức họp liên ngành, rồi chia đôi cho hai gia đình của hai nạn nhân.

Ảnh minh hoạ: em gái Hồ Duy Hải bên chiếc tủ cũ kĩ của gia đình.

Ps: những mẩu truyện được ghi chép qua lời kể của gia đình Hồ Duy Hải và hồ sơ vụ án.

Thắng Thế Lê , ,

No comments:

Post a Comment