Cập nhật tin tức nóng hổi

Đỗ Văn Đương: quyền im lặng không phải quyền con người?

Ông Đương khi còn là Ủy viên Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã nói như vậy trong chương trình Sự kiện & Bình luận của VTV năm 2014, sau khi Ủy ban thường vụ Quốc hội họp và các ĐBQH thảo luận về Quyền im lặng cho bị can và người bị tạm giữ.
Đỗ Văn Đương: quyền im lặng không phải quyền con người?
Ông cho biết: “Quyền im lặng khác với quyền bào chữa. Quyền im lặng không phải quyền con người, mà quyền bào chữa mới là quyền cơ bản của người phạm tội trong tố tụng hình sự. Nó nhằm thực hiện chức năng gỡ tội”...

Không đồng quan điểm với ông Đương, luật sư Phan Trung Hoài lại cho rằng Quyền im lặng đối với những bị can, người bị tạm giữ, người phạm tội là xuất phát từ quyền cơ bản của con người. Do vậy, đây không phải chỉ yêu cầu mong mỏi của phía luật sư hay bản thân phía bị can, bị cáo mà đó chính là từ những điều Hiến pháp quy định.

Ông Phan Trung Hoài cho biết: “Người bị tình nghi phạm tội bị bắt, tạm giữ hoặc bị can, bị cáo phải nhận được sự trợ giúp pháp lý ngay từ đầu. Vì vậy, chính Quyền im lặng sẽ cho phép thể hiện trên thực tế họ có quyền chờ luật sư trước khi cơ quan điều tra tiến hành thẩm vấn.

Theo quy định trong Pháp luật Việt Nam, đặc biệt ở luật tố tụng hình sự tại khoản 2 điều 72, không thể dùng lời khai nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội nếu nó không phù hợp với những chứng cứ khác trong hồ sơ. Chính vì vậy, tự bản thân quyền hiến định đã cho phép người công dân hoặc người bị đặt trong vòng tố tụng có thể nhận sự trợ giúp về mặt pháp lý ngay từ đầu”.

Bên cạnh đó, ông Phan Trung Hoài cũng đưa ra hai vướng mắc đang còn tồn đọng trong quá trình giải quyết thủ tục pháp lý để người phạm tội, bị can, bị cáo tiếp cận với luật sư. Một là việc tiếp xúc với bị can và người bị tạm giữ tại trại tạm giam thường không có mặt của luật sư, nên luật sư thường nhận được giấy từ chối chấp nhận quyền bào chữa.

Ngoài ra, theo quy định của luật Tố tụng, luật sư chỉ được phép hỏi khi điều tra viên cho phép, điều này đã dẫn đến việc người bị bắt và tạm giữ không có cơ hội trao đổi với luật sư về những chứng cứ buộc tội họ, không thể tư vấn cho họ theo những quy định của pháp luật về những quyền mà họ được phép.

Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới việc các luật sư thường gặp khó khăn khi tham gia quá trình tố tụng trong các vụ án hình sự.
- - -
Cũng năm 2014, trong một phát biểu trả lời phỏng vấn báo giới ngày 27/10, ĐBQH Đỗ Văn Đương đã nói: “Luật sư chỉ bào chữa cho người có tiền”.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng phát ngôn của ông Đương “gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội đối với nghề luật sư còn non trẻ” và đề nghị xem xét tư cách ĐBQH của ông Đương.

Năm 2016, ĐBQH Đỗ Văn Đương đã “trượt Quốc hội như là một định mệnh”.

Ông Đương sinh ngày 10/10/1960, quê huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, là Tiến sỹ Luật, cao cấp lý luận chính trị. Nhưng hiện ông này lại là Phó Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội.
Đỗ Văn Đương: quyền im lặng không phải quyền con người?

Đỗ Văn Đương: quyền im lặng không phải quyền con người?

Đỗ Văn Đương: quyền im lặng không phải quyền con người?
Sau sự kiện "trượt quốc hội", thì 4 năm sau, năm 2020, ông Đương lại gây "bão" dư luận bằng việc thay cơ quan tố tụng "kết tội" bị án Hồ Duy Hải trong vụ án Bưu điện Cầu Voi, khi mà chính Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã vừa nêu ra các sai sót tố tụng nghiêm trọng.

Báo Sạch , ,

No comments:

Post a Comment