Hiện nay, trên thực tế có nhiều phong tục, tập quán phù hợp với quy định của pháp luật được nhà nước khuyến khích áp dụng như việc nam nữ tự do tìm hiểu, tự do lựa chọn người bạn đời; hoặc sau khi kết hôn, tùy theo sự sắp xếp, thỏa thuận giữa hai gia đình, vợ, chồng có thể cư trú ở nhà vợ hoặc ở nhà chồng;….
Từ 1/9, ‘thách cưới’ quá cao bị phạt bao nhiêu tiền? – Hình minh họa
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những tập tục lạc hậu như ‘thách cưới’. Thông thường, lễ vật thách cưới là do nhà gái quy định, nhà gái sẽ đề ra một số yêu cầu về lễ vật và nhà trai phải đáp ứng đủ mới được đón dâu.
Ngày 15/7/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2020/NĐ-CP thay thế Nghị định 110 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Nghị định 82 có hiệu lực từ ngày 1/9/2020.
Theo đó, đối với hành vi ‘cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn’, Nghị định 82 quy định mức phạt từ 3 – 5 triệu đồng.
Theo cách giải thích của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì: Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ.
Có nghĩa là không phải cứ thách cưới sẽ bị phạt mà chỉ thách cưới quá đáng và nhằm mục đích cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam nữ thì mới bị xử phạt.
Trước đây Nghị định 110/2013/NĐ-CP không quy định phạt đối với hành vi này; Nghị định 167/2013 quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng nếu cản trở người khác kết hôn bằng cách đưa ra yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.
Pháp luật
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Từ 1/9, ‘thách cưới’ quá cao bị phạt bao nhiêu tiền? – Hình minh họa
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những tập tục lạc hậu như ‘thách cưới’. Thông thường, lễ vật thách cưới là do nhà gái quy định, nhà gái sẽ đề ra một số yêu cầu về lễ vật và nhà trai phải đáp ứng đủ mới được đón dâu.
Ngày 15/7/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2020/NĐ-CP thay thế Nghị định 110 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Nghị định 82 có hiệu lực từ ngày 1/9/2020.
Theo đó, đối với hành vi ‘cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn’, Nghị định 82 quy định mức phạt từ 3 – 5 triệu đồng.
Theo cách giải thích của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì: Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ.
Có nghĩa là không phải cứ thách cưới sẽ bị phạt mà chỉ thách cưới quá đáng và nhằm mục đích cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam nữ thì mới bị xử phạt.
Trước đây Nghị định 110/2013/NĐ-CP không quy định phạt đối với hành vi này; Nghị định 167/2013 quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng nếu cản trở người khác kết hôn bằng cách đưa ra yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.
No comments:
Post a Comment