Như đã biết, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Đại tướng, GS.TS Trần Đại Quang đã qua đời vào 10h05 ngày 21/9 tức ngày 12/8 năm Mậu Tuất, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Xin chia buồn cùng gia quyến Chủ tịch nước.
Bây giờ khi lễ Quốc tang đã kết thúc, đã đến lúc phải biến đau thương thành hành động cách mạng. Trước hết là chọn ra một vị nguyên thủ mới.
Cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Đầu tiên phải hiểu rõ về vị trí của bà Đặng Thị Ngọc Thịnh. Theo Điều 93 Hiến pháp năm 2013: Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.
Tức là bà Đặng Thị Ngọc Thịnh đang giữ/ thực hiện quyền Chủ tịch nước chứ không được bầu giữ CHỨC VỤ Chủ tịch nước. Tức là bà Đặng Thị Ngọc Thịnh có đầy đủ quyền hạn cũng như nhiệm vụ của một Chủ tịch nước (xem thêm Điều 88 Hiến pháp 2013). Một trong những quyền hạn mà bà Thịnh có thể thực thi cho đến trước khi có một vị nguyên thủ được bầu là thăng/phong hàm từ Thiếu tướng đến Đại tướng. (Tuy nhiên việc thăng/phong hàm tướng này còn phải tuân theo Quy định 105 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm giới thiệu cán bộ ứng cử).
Xem thêm: Cận cảnh nơi chuẩn bị cho Lễ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang ở quê nhà Ninh Bình
Vậy thì tháng 10 tới, Quốc hội sẽ bầu ai làm Chủ tịch nước? Về mặt lý thuyết thì cả 487 vị đại biểu Quốc hội đương nhiệm đều có thể tự ứng cử hoặc được đề cử để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước (tuy nhiên việc này cũng phải tuân thủ Quy định 105).
Cả 17 vị Ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm đều là đại biểu Quốc hội tức là đều có thể được bầu làm Chủ tịch nước. Đó là về mặt luật. Tuy nhiên, Đảng có những quy định riêng về vấn đề này. Đó là Quy định 90-QĐ/TW do Bộ Chính trị ban hành ngày 4/8/2018.
Trong đó, điểm đáng chú ý trong tiêu chuẩn Chủ tịch nước là: Đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương, tham gia Bộ Chính trị trọn 1 nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định).
Cụm từ “trọn 1 nhiệm kỳ trở lên” cần được hiểu là cán bộ đó đã tham gia đầy đủ 1 nhiệm kỳ (từ lúc Đại hội hay nói đúng hơn là hội nghị thứ nhất của nhiệm kỳ cho đến cuối nhiệm kỳ) trong vai trò Ủy viên Bộ Chính trị.
Nếu hiểu như vậy thì trong Bộ Chính trị chỉ có một số Ủy viên đáp ứng tiêu chuẩn: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng và Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh – người từng giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư nhưng hiện đang chữa bệnh). Các Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Thiện Nhân đều được bầu bổ sung vào giữa kỳ (tháng 5/2013 tại Hội nghị Trung ương 7 khóa XI).
Có lẽ khi thiết kế Quy định 90, các nhà nghiên cứu đã mặc định rằng Chủ tịch nước sẽ được bầu ở đầu nhiệm kỳ Quốc hội tức là ngay sau Đại hội Đảng. Như vậy, cán bộ đó cần phải có tiêu chuẩn trải qua trọn 1 nhiệm kỳ trước trong vai trò Ủy viên Bộ Chính trị. Và như vậy những cán bộ đã trải qua 2 nửa nhiệm kỳ – hơn 5 năm hay 60 tháng tham gia Bộ Chính trị (Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Thiện Nhân) đều không được coi là đã tham gia Bộ Chính trị trọn 1 nhiệm kỳ trở lên.
Tuy nhiên, văn bản trên vẫn còn thòng một quy định “trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định”. Và vì vậy, 17 Ủy viên Bộ Chính trị vẫn có thể được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam – nguyên thủ của chúng ta.
Nguồn Facebooker Duong Tieu Chính trị , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment