Cập nhật tin tức nóng hổi

AIIB nói lời đường mật và giấc mơ Việt Nam

Chúng ta đang mơ về một đất nước Việt Nam cường thịnh, nhưng làm thế nào để giấc mơ đó trở thành hiện thực?
Đường sắt trên cao
Trò chơi chữ của người Trung Quốc khi mời chào những khoản vay ưu đãi đã được nhận diện. Cảnh báo đến từ cơ quan quản lý về vốn và đầu tư nước ngoài về các điều kiện không ưu đãi khi vay “tín dụng ưu đãi” của Trung Quốc đã phần nào trấn an nhiều người Việt sau nỗi buồn về các đại dự án thua lỗ ngành Công thương hay tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đội vốn ngàn tỷ nhưng vẫn chưa cán đích. Vả lại, theo một chuyên gia hàng đầu về thống kê, gánh nợ của Việt Nam với Trung Quốc chắc chắn đã vượt qua con số 6 tỷ USD. Dù có dám đối diện hay không, bẫy nợ Trung Quốc vẫn là điều phải tính tới. Đã có nhiều lý do để thở phào.

Xem thêm: Chi 100 tỷ giảm độ dốc cầu Phạm Văn Chí ở Sài Gòn

Thế nhưng, những vấn đề mới lại lộ diện. Trong bối cảnh Việt Nam khát vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, chúng ta nhận thêm được một lời hứa hẹn mới từ định chế tài chính trị giá tới 100 tỷ USD. Trong một buổi làm việc mới đây tại Việt Nam, lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á đã đề cập đến việc xem xét một số hình thức để hỗ trợ cho Việt Nam, đồng thời tìm kiếm những cơ hội hợp tác với các ngân hàng thương mại của Việt Nam.
Dự án Cát Linh – Hà Đông
Dự án Cát Linh – Hà Đông mang ‘dấu ấn’ đội vốn, chậm tiến độ.

Phía AIIB dự định sẽ cùng Việt Nam xây dựng và thực hiện các dự án, trong đó có dự án phát triển cơ sở hạ tầng bền vững, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của chúng ta. Tuy nhiên, phải nhớ rằng, AIIB là định chế tài chính do Trung Quốc khởi xướng, đồng thời là bên góp vốn nhiều nhất. Đương nhiên, AIIB đóng vai trò tạo ra quyền lực mềm, đối trọng với các định chế tài chính do Mỹ đứng đầu và mục tiêu tối thượng là mang lại lợi ích tối đa cho nền kinh tế Trung Quốc. Vậy nên những lời ngọt có thể lại hóa thành mật đắng.

Đi tìm chìa khóa hóa giải vấn đề này, cách đây không lâu, Báo cáo Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của Bộ Kế hoạch Đầu tư một lần nữa nêu lên ý tưởng về chiến lược vay ODA cũng như chiến lược rút lui hiện hình rõ nét hơn. Viễn cảnh tươi sáng là chúng ta có thể tiếp cận nguồn ngoại tệ, từ đó tiếp cận công nghệ, tài sản đầu tư và kiến thức chuyên môn tiên tiến mà không cần ODA. Báo cáo chưa đưa ra phương án huy động nguồn tín dụng thay thế, nhưng cũng đã có hi vọng về dự định huy động vàng trong dân, hoặc dự báo về khối tài sản đang ngủ yên dưới hơn 90 triệu mái ấm Việt.

Nếu điều này có thật, tích lũy của người dân sẽ được mở ra như cách Alibaba mở kho vàng của 90 tên cướp. Vàng sẽ đẻ ra vàng khi hiệu quả đầu tư được cải thiện, khối doanh nghiệp động lực của nền kinh tế được đối xử công bằng, bình đẳng như điều chúng ta đang hướng tới. Làm được như vậy, nguồn kiều hối lên tới 13,8 tỷ USD theo số liệu năm 2017 cũng sẽ đổ vào các địa chỉ đầu tư sinh lời, trở thành nguồn ngoại tê lớn để thay thế bất cứ khoản vay nào. Dẫu vậy, đó vẫn là dự tính trong tương lai tương đối xa.

Trước mắt, chúng ta đang đối diện với nhiều bài toán khó. Hàng loạt đại kế hoạch đã rục rịch hoặc sớm hay muộn sẽ triển khai như Dự án Đường cao tốc Bắc – Nam, Đại dự án Đường sắt tốc độ cao, Xây dựng sân bay Long Thành… đòi hỏi một khối lượng vốn khổng lồ. Câu chuyện tự đáp ứng vốn hoặc để nhà đầu tư trong nước tham gia theo hình thức hợp tác công tư khó có thể đặt ra vì hai lẽ, một là, chưa có tiền lệ các nhà đầu tư trong nước liên kết cùng nhau thực hiện dự án, nhờ đó mà có thể đáp ứng được tín dụng cho các dự án lên tới vài chục hay vài trăm ngàn tỷ; hai là, năng lực của top đại gia hàng đầu Việt Nam vẫn chưa đủ lớn mạnh đến mức này. Việt Nam vẫn phải vay ODA, trong đó có nguồn tín dụng từ AIIB. Vậy chúng ta nên ứng xử với các khoản vay nói chung và các khoản vay đến từ AIIB như thế nào?

Đầu tiên, chúng ta nên nhận thức rõ về quyền của người đi vay. Những lầm tưởng về các khoản vay mang tính… tình nghĩa và sự lễ độ hoàn toàn xa lạ với các tính toán kinh doanh nên xếp ngay vào ngăn tủ quá khứ. Trong một nền kinh tế, người vay là đối tác ngang bằng với người cho vay. Thêm nữa, đồng tiền giữ trong két sắt thì không thể sinh lời, vì vậy cho vay là nhu cầu bình thường và hiển nhiên của bất cứ một quốc gia giàu có nào. Với sự góp mặt của AIIB, Việt Nam có thêm một đối tác cho vay mới, đồng nghĩa, quyền mặc cả của chúng ta được tăng lên.

Khi đó, cuộc trao đổi về các khoản vay giữa hai bên phải diễn ra sòng phẳng, minh bạch, trên cơ sở thỏa thuận được lợi ích mong muốn tối đa cho mỗi bên theo nguyên tắc win – win. Việt Nam có thể từ chối những khoản vay kèm điều kiện phi kinh tế, để tránh bị mắc kẹt trong đó, đặc biệt khi lời đề nghị đến từ các đối tác nhạy cảm. Kể cả trong trường hợp xấu nhất, nếu những người trực tiếp hỗ trợ, tham mưu cho các nhà quản lý đi đàm phán chưa đủ năng lực, không khó để tìm kiếm người tài.

Thứ hai, người xưa đã nói, tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống. Thế nên, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để ‘căn nhà’ có đồ nọ, vật kia, thay vì cứ mãi cảnh thênh thang cho gió cuốn? Nói cách khác, cần phải làm rõ vay để làm gì và giám sát việc sử dụng các khoản vay tường tận như bà vợ đảm giám sát tiền chồng. Điều này không khó, không chỉ bởi đồng tiền có vết, chúng ta có đủ năng lực, quyền hạn pháp lý để làm tròn chức trách trên.

Như vậy, phải thẳng thắn nhìn nhận, cản trở lớn nhất ở đây là ý chí và quyết tâm của những người thừa hành, mà một bộ phận trong đó đã nhuộm bàn tay đen. Không thể chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí, đội vốn, chậm tiến độ… nếu những kẻ cơ hội, đánh đổi trách nhiệm và đạo đức lấy ‘hoa hồng, tư túi’ không bị phát giác và nghiêm trị. Và nếu không ngăn chặn đủ cách luồn lọt, tẩu tán tài sản ra nước ngoài và chính những con sâu tham nhũng ung dung với tấm thẻ quốc tịch ngoại như lá chắn hộ mệnh, sẽ vẫn còn đó sự đánh đổi lợi ích của muôn người vì… chính mình. Quả thật, người dân đang kỳ vọng sẽ nhìn thấy những sự chuyển biến tích cực.

Nguồn Baodatviet ,

No comments:

Post a Comment