Cập nhật tin tức nóng hổi

CTR là gì? Tỷ lệ nhấp chuột bao nhiêu là tốt? Click hay Ranking?

Ha’low anh em. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về chỉ số CTR (Click-Through Rate), tỷ lệ nhấp trung bình bao nhiêu là tốt?. Tranh cãi xung quanh vấn đề tối ưu tăng chỉ số click chuột cao có giúp cải thiện thứ hạng từ khóa/ vị trí website trên kết quả tìm kiếm hay không?. Cùng tìm hiểu quan điểm và một số thí nghiệm thực tế của các chuyên gia nổi tiếng trong bài viết này.

CTR là gì

Định nghĩa: Chỉ số CTR của trang viết tắt của từ Click Through Rate là tỷ lệ nhấp chuột trong tiếp thị trên internet. Đó là số lượt click của người dùng vào quảng cáo Adwords, QC facebook ads hay số lần truy cập vào liên kết backlink trong các chiến dịch Email Marketing. Trong SEO đây chính là số lần truy cập website khi người dùng thực hiện truy vấn trên các công cụ tìm kiếm. CTR là một chỉ số quan trọng đánh giá chất lượng nội dung website hay hiệu quả quảng cáo liên quan đến truy vấn tìm kiếm.

CTR tính như thế nào

Công thức tính CTR = (Số lượt click/ Số lượt hiển thị) x 100%
CTR là gì

CTR bao nhiêu là tốt

Tỷ lệ Click chuột phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tùy vào lĩnh vực, ngành nghề, từ khóa, sự hấp dẫn của quảng cáo, tiêu đề, mô tả, thương hiệu, thiết bị … nên khó có thể đưa ra con số chính xác. Tuy nhiên chỉ số này càng cao thì càng tốt. Trong quảng cáo nó giúp hiển thị QC của bạn ở vị trí tốt nhất với giá thầu CPC thấp. Đối với Seo thì đây đang là yếu tố chứng tỏ trang web của bạn hấp dẫn độc giả, thu hút được khách hàng và khiến Google đánh giá cao trên bảng xếp hạng SERPs. Tỉ lệ nhấp chuột trung bình:

Trong Google Adwords là: 1,91% cho tìm kiếm và 0,35% cho hiển thị.

Trong Facebook Ads là: 0,119%.

Tỷ lệ click hay thứ hạng có trước? Quả trứng hay con gà?

Chúng ta dễ dàng nhận ra CTR/Traffic <=> Ranking/Thứ Hạng là 2 biến số phụ thuộc lẫn nhau, có quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi từ khóa lên TOP chắc chắn sẽ kéo theo lưu lượng truy cập gia tăng. Website có tỷ lệ truy cập cao, nhiều traffic liệu có kéo thứ hạng lên? Cuộc tranh luận Organic CTR hay Ranking cái nào có trước nổ ra chia thế giới thành 2 phe. Bên nào cũng có cái lý của mình và chưa có hồi kết phân giải. Câu chuyện tương tự với câu hỏi: Con gà có trước hay quả trứng có trước.
Chỉ số CTR bao nhiêu thì tốt
Giả thuyết được đưa ra rằng ở mỗi vị trí sẽ có một chỉ số CTR nhất định. Khi website của bạn đánh bại tỷ lệ nhấp chuột dự kiến này thì từ khóa sẽ được tăng hạng. Họ cho rằng một website thu hút được nhiều lượt click chứng tỏ có nội dung tốt, hấp dẫn người dùng, hữu ích … là tín hiệu được Google ưu tiên với vị trí cao hơn. Đôi khi bài viết của bạn sẽ được đưa lên vị trí cao để đo lường tỷ lệ click chuột. Nếu không đạt yêu cầu thứ hạng sẽ bị giảm về đúng vị trí của nó. Để đạt tỷ lệ cao đòi hỏi trang web phải như một tòa lâu đài lộng lẫy với: thiết kế đẹp, cấu trúc tốt, điều hướng dễ dàng, nội dung độc đáo – đa dạng – toàn diện, tốc độ tải trang, load ảnh nhanh.

=> Bản thân mình không tin vào lý thuyết này. Bởi những trang ở #TOP 1, #2, #3 luôn có tỷ lệ click tự nhiên cao hơn gấp nhiều lần #4-#10 chứ đừng nói đến page 2, page 3. Nếu dựa vào nó để đánh bại đối thủ thì là một điều không tưởng. Nó chỉ là 1 trong nhiều yếu tố mà thôi. Ngay từ khi mới bước chân vào làm S-e-o mình cũng đã tìm hiểu về vấn đề này. Mục tiêu của mình là kiếm càng nhiều traffic càng tốt -> Để có khách -> Để bán hàng. Vậy bài toán đặt ra là làm thế nào để có người truy cập. Câu trả lời là Rank Keywords lên TOP. Chứ không phải ngược lại. Nói thật nếu bạn có traffic trước thì bạn quan tâm đến thứ hạng làm cái mẹ gì nữa. Từ khóa not in 100 mà hàng ngày khách cứ vào nườm nượp thì quan tâm đến thứ hạng để làm gì?
Bây giờ hãy cùng tìm hiểu lý luận mà 2 phe đưa ra:

Click Through Rate không phải là yếu tố xếp hạng trực tiếp

Dễ dàng để thao túng, gian lận

Nếu tỉ lệ click chuột vào website trên kết quả tìm kiếm là tín hiệu trực tiếp giúp tăng thứ hạng của bạn nhanh chóng thì sẽ có các công cụ, rất nhiều người hoặc đơn vị thứ 3 đứng ra cung cấp những dịch vụ này. Công việc đơn giản là người dùng chỉ cần trình duyệt web, ngồi search keyword mục tiêu và nhấp và trang đích trên SERPs. Nó dễ dàng và tốn ít tài nguyên, công sức, trí tuệ hơn so với việc tạo ra nội dung hay liên kết ngược chất lượng.
Cách tính tỷ lệ nhấp chuột
Nó tạo ra những lỗ hổng để những kẻ xấu lợi dụng với mục đích phá hoại, chơi xấu đổi thủ, làm hỏng bảng xếp hạng của Google. Đó là hành vi dựa vào lý thuyết về Pogo Stick. Theo đó người dùng sẽ thực hiện truy vấn tìm kiếm và nhấp vào một kết quả hiển thị của người khác. Sau đó nhanh chóng thoát khỏi trang bằng cách nhấn vào nút “Back” trên trình duyệt (Tăng tỷ lệ thoát Bounce Rate, giảm thời gian Time Onsite). Tiếp theo truy cập vào trang mục tiêu mong muốn và không trở lại nữa. Thay vào đó họ dành nhiều thời gian duyệt bài viết và nhấp chuột sâu hơn vào các internal link khác. Ngụ ý ở đây muốn thể hiện rằng họ không hài lòng với kết quả đầu tiên nhưng đã được đáp ứng thỏa mãn với kết quả thứ 2. Thực tế rất nhiều người với suy nghĩ ngắn hạn, tư duy của những kẻ thất bại đã dùng tool để tấn công spam traffic đối thủ. Tuy nhiên rất ít trong số đó đạt được mục đích của mình. Đôi khi còn phản tác dụng, tạo nghiệp chướng ảnh hưởng xấu đến bản thân, gia đình, công danh và sự nghiệp của họ sau này. Hãy nhớ rằng: Kẻ mạnh không phải là đạp lên vai người khác, mà là gánh người khác trên đôi vai của mình.

Không mang tính tuyệt đối

Lý do tiếp theo, rất khó áp dụng tín hiệu của người dùng trở thành tín hiệu trực tiếp xếp hạng bởi nó không đúng trong nhiều trường hợp. Ví dụ đối với kịch bản người dùng tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ với mục đích mua hàng, so sánh giá cả, chất lượng. Vì vậy họ thường có xu hướng muốn tham khảo thông tin trên nhiều kết quả, nhiều thương hiệu. Vì vậy không tránh khỏi hành vi họ truy cập hết trang web này đến trang khác mặc dù chúng đều đáp ứng nhu cầu của họ. Không phải lúc nào người dùng cũng cần thông tin của những trang trên TOP. Từ khi tôi đi học Seo họ đã nói với tôi rằng: đôi khi khách hàng sẽ chọn mua những sản phẩm của những web ở trang 2, trang 3. Đó là những món giá trị lớn như bất động sản, ô tô … khi những vị trí top sản phẩm có giá bán cao từ những thương hiệu lớn. Nên họ chọn những đơn vị ít uy tín hơn, có giá khuyến mại phải chăng hơn hợp túi tiền.
Tỷ lệ click trong facebook adwords
Lý thuyết về thời gian on-site, bounce-rate cũng chỉ mang tính tương đối. Không thể dựa vào thời gian ghé thăm website ngắn hay dài để đưa ra kết luận về chất lượng nội dung của nó. Với một truy vấn đơn giản ví dụ như: “Chỉ số Click Through Rate của trang là gì?” và người dùng ngay lập tức tìm thấy câu trả lời cần thiết ở đầu bài viết và họ không có nhu cầu xem thêm gì nữa. Vì vậy họ thoát khỏi trang web trong thời gian ngắn nhưng bản chất vấn đề đã được giải quyết hoàn toàn.

Thử nghiệm của Rand Fishkin Moz

Giải thích về nghiên cứu của Rand Fishkin (Chuyên gia đến từ Whiteboard Friday – Moz.com): Trong thời gian khoảng 2 năm từ 2014-2016 Rand thực hiện 7-8 thí nghiệm. Theo đó ông kêu gọi độc giả của mình lên máy tính hoặc điện thoại và thực hiện tìm kiếm với một từ khóa được chỉ định sẵn sau đó nhấp chuột vào kết quả đầu tiên rồi thoát ra để truy cập trang mục tiêu (Xem tại đây: Case study CTR test). Một số nghiên cứu cho kết quả: thứ hạng của trang web được click chuột tăng nhanh chóng sau vài giờ sau đó. Một số không có phản ứng gì. Nhưng cuối cùng sau một khoảng thời gian từ khóa thăng hạng đã trở về vị trí cũ ban đầu. Andrey và Eric là 2 nhân viên từ Google phát biểu rằng: có thể hành vi mà Rand thực hiện ở trên đã tạo ra tín hiệu mà công cụ tìm kiếm xác định rằng đang có một tin tức nóng (Hot trend) nào đó đã diễn ra xu hướng thu hút nhiều người đang truy vấn và trang web thoải mãn thông tin đó được ưu tiên lên #TOP ngay lập tức trong một thời gian ngắn. Kết quả đó đến từ một thuật toán cốt lõi khác (Không được tiết lộ) chứ không phải tỷ lệ Click-Through-Rate. Nghe có vẻ giống với thuật toán Freshness Algorithm được công bố vào năm 2011, khi Google cố gắng xếp hạng tốt cho những nội dung mới, những trào lưu mới xuất hiện.
Tối ưu click through rate
Một dẫn chứng nữa được đưa ra đó là khi người dùng search những từ khóa chung chung, mơ hồ, không rõ mục đích. Ví dụ như “Chí Phèo”, không thể nào dựa vào CTR rằng người dùng click nhiều vào trang chipheoseo.com để kết luận Chí Phèo là một nhân viên Seo, một chuyên gia marketing online viết blog được. Điều đó sẽ làm thay đổi những giá trị đích thực mà không thể kiểm soát được. Cũng như việc mình có một kế hoạch ấp ủ từ lâu mà chưa thực hiện được. Đó là tìm cách up ảnh 1 con mèo lên mạng và cố gắng SEO nó với từ khóa con chó.

Cũng cần lưu ý rằng Gary Illyses (một nhân viên khác của Google) đã phát biểu rằng: CTR không phải là tín hiệu xếp hạng trực tiếp nhưng có thể nó là gián tiếp được các thuật toán khác sử dụng.

Tỷ lệ nhấp chuột cao là một tín hiệu xếp hạng

Giải thích của Larry Kim dựa vào RankBrain

Google công bố thuật toán mới RankBrain là 1 trong 3 yếu tố xếp hạng quan trọng hàng đầu và nhiều người nghĩ về tương lai nó sẽ trở thành tín hiệu bậc nhất. Nếu như trước đấy kể cả nhân viên Google cũng từng giải đáp rằng CTR không phải yếu tố xếp hạng trực tiếp. Nhưng hiện tại công cụ tìm kiếm hoạt động dựa vào Rank Brain là một thuật toán trí tuệ nhân tạo có khả năng học máy. Và Google cũng không biết chắc chắn nó làm việc ra sao. Đây chính là điểm mấu chốt. Gần đây có cô em Robot Sophia được công nhận quyền công dân. Cô ta có nói vui rằng: sẽ hủy diệt loài người. Các bạn có tin không? Còn mình thì có. Khi Google tạo ra RankBrain và không thể biết hết được toàn bộ cách nó hoạt động vì nó có khả năng tự học hỏi thêm những thông tin mới. Vậy loài người tạo ra Robot nhưng đôi khi sẽ không kiểm soát được nó nghĩ gì và làm gì.
Hướng dẫn tăng CTR website
Quay trở lại, một số ý kiến cho rằng Rank Brain đang nhạy cảm và sử dụng sâu dữ liệu của các thuật toán khác và tỷ lệ lick chuột, trải nghiệm người dùng đang được nó đánh giá rất cao. Một mặt làm giảm đi các yếu tố sức mạnh về backlink. Nó đang biến bảng xếp hạng không phải trả phí của chúng ta thành quảng cáo Adwords. Tại đây chất lượng trang web được đánh giá bằng tiêu đề, mô tả, nội dung mà không cần liên kết. Trang nào có nhiều click, nhiều tương tác thì được xếp hạng cao. Không nhẽ trong tương lai công việc của Seo là tối ưu để tăng CTR như các bên chạy quảng cáo đang làm.

Và đây cũng là nguồn cơn để thằng ngu Google đang thử nghiệm bỏ các vị trí từ 6-10 trên bảng xếp hạng. Nếu nó đang đi theo lý thuyết quan niệm rằng chỉ những site có tỷ lệ click cao mới thực sự đem lại giá trị cho người dùng thì hiển thị cả 10 vị trí để làm gì. Thật là ngu ngốc.

Bác bỏ thử nghiệm của Bartosz Góralewicz

Vào tháng 12/2014 Bartosz Góralewicz có thực hiện một thí nghiệm seo phủ định. Bài viết về Penguin 3.0 của anh ta ổn định ở vị trí #1, #2. Sau đó anh ta tạo ra một chương trình tìm kiếm từ khóa đó và click vào những kết quả khác ngoại trừ trang web của mình. Một thời gian sau thứ hạng giảm dần. Tuy nhiên vào tháng 12/2015 Góralewicz tiếp tục thực hiện thêm thử nghiệm nữa với 3-5 website. Lần này anh tạo công cụ với chức năng: mở trình duyệt lên -> vào Google Search -> Nhập truy vấn tìm kiếm -> Click vào site mục tiêu -> Ở lại 2-4 phút -> Click tiếp 2-3 internal. Kết quả nhận được là hầu như không có bất kỳ tiến triển nào về thứ hạng của các từ khóa. Nên Góralewicz kết luận tỷ lệ nhấp chuột không phải là yếu tố xếp hạng từ khóa.
Tỉ lệ click chuột trung bình
Tuy nhiên Larry Kim đã đưa ra những phản biện tỏ ra hoài nghi đến với kết quả này. Bởi vì hai lý do: 1 là click chuột tạo ra bằng công cụ giả mạo và gian lận chứ không phải tự nhiên. 2 là áp dụng với từ khóa ngắn nên rất khó đánh giá. Rất có lý nhưng bản thân mình vẫn không hoàn toàn hài lòng với lý lẽ của Larry Kim đưa ra. Bởi nếu không dùng tool mà đòi tối ưu cho tỷ lệ nhấp chuột tự nhiên thì móc cứt ra mà có. Dù bạn có tối ưu title, URL, description hấp dẫn đến mấy mà chưa có vị trí cao thì cũng không thể nhận được nhiều click hơn các trang top đầu. Bởi lẽ theo thói quen người dùng thường có xu hướng truy cập vào những trang ở vị trí bên trên trước. Hiếm có trường hợp chịu đọc tiêu đề thấy hấp dẫn mà kéo xuống truy cập những website ở vị trí thấp chứ đừng nói là đọc mô tả.

Nhận định xu hướng Seo 2018 của BacklinkO

Như chúng ta đã biết Brian Dean đến từ website BacklinkO là một chuyên gia Seo cũng khá nổi tiếng trong giới. Mình cũng hay theo dõi thông tin của hắn. Kiến thức về Onpage của hắn áp dụng đem lại khá nhiều kết quả tích cực. Vừa rồi hắn có ra một bài viết hướng dẫn S E O năm 2018, trong đó có nói đến vấn đề tối ưu cho CTR sẽ đem lại thứ hạng tốt. Tuy nhiên mình có comment 2 lần hỏi hắn rất tử tế về việc: Đối thủ đứng TOP từ trước sẽ nhận tỷ lệ click tự nhiên rất lớn, vậy làm thế nào để có thể đánh bại dựa vào yếu tố này. Thì thật bất ngờ cả 2 lần đều bị hắn xóa cmt và không trả lời. Trong khi những người vào cmt cảm ơn, bài viết hay, rất hữu ích, tuyệt vời … blalala thì hắn trả lời không thiếu một cái nào. Thất vọng và chán vãi cứt nên mình quyết định tự nghiên cứu để viết ra bài viết này. Tuy nhiên kiến thức hơi rộng, đề tài còn nhiều tranh cãi và rankbrain thì còn chưa thực sự rõ ràng nên rất đau đầu. 2-3 ngày rồi vẫn chưa viết xong.
Yếu tố xếp hạng
Trong bài viết hắn còn có video hướng dẫn cách tối ưu cho Click Through Rate bằng cách: Tìm các cụm từ thường xuất hiện trong quảng cáo. Thêm các cụm từ tìm được vào title, description. Và nói sẽ kiếm được click từ người dùng. Hắn đưa ra dẫn chứng bài viết của bắn từ top 12 sau khi thực hiện theo cách trên đã nhảy lên top 5. Hư cấu vãi đái. Từ khóa #12 ở trang 2, mà có người mò sang để click khiến nó bay lên #5 thì cũng lạ. Méo tin. OK.!

Nhưng ngược lại, mình không phủ nhận quan điểm của Brian Dean. Không phải chờ đến mãi năm 2017 này hắn đưa ra nhận định cho SEO 2018. Mà từ những năm 2014-2015 rất nhiều thống kê đã chỉ ra rằng chỉ số Click Through Rate chiếm một vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng website.

Cách tối ưu CTR thấp tăng tỷ lệ click chuột

Tiêu đề (tối đa 70 ký tự): Tối ưu làm sao cho hấp dẫn, kích thích sự tò mò của người dùng khiến họ phải nhấp vào. Cái này để biết cụ thể các bạn nên tìm hiểu về các kỹ thuật giật tít, concept truyền thông bất biến, hoặc học cách bọn làm báo nó viết title. Một số phương pháp như: sử dụng con số, dùng hot theo xu thế, dùng từ láy, sử dụng ca dao tục ngữ, chia sẻ, giảm giá, khuyến mại, mượn danh người nổi tiếng…

Mô tả (tối đa 160 ký tự): thẻ mô tả cũng giống như tiêu đề thôi nhưng bạn được viết dài hơn. Có những từ kêu gọi hành động, call to action nữa thì tốt.

Rich Snippets/Structured Data: những đoạn mã HTML này sẽ hiển thị đánh giá sao, ảnh logo, rating … khiến website của bạn nổi bật hơn trên kết quả tìm kiếm

Xây dựng thương hiệu: Cái mà ít nơi, ít người nói đến chính là vấn đề Author Authority và Brand Authority. Đó chính là xây dựng thương hiệu cá nhân, sản phẩm, doanh nghiệp. Khi 1 bài viết được xuất bản bởi một chuyên gia uy tín, một nhãn hiệu nổi tiếng chắc chắn sẽ nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ người dùng. Ví dụ khi Chí Phèo hay chipheoseo.com đăng một bài mới. Dù chưa biết chất lượng nội dung ra sao nhưng anh em vẫn Like ủng hộ hoặc tò mò nhảy vào đọc chơi. Hay mỗi khi Apple ra sản phẩm iphone mới là cả thế giới lại hóng từng ngày, ra mắt cái là đổ xô đi trải nghiệm.
CTR cao giảm giá thầu
Case Study thất bại dựa vào chỉ số CTR

Như đã trình bày trong bài viết: 4 trụ cột quan trọng trong Seo. Trước đây mình có sử dụng rất nhiều tool để kéo traffic, tăng tỷ lệ nhấp chuột cho website và nhận được những kết quả rất tích cự. Tuy nhiên hiện tại mình đã dừng việc này lại để tập trung vào Backlink và Content vì thấy hiệu quả không được cao nữa.

Vào ngày 03/11/2017 mới đây mấy ngày, mình có thấy một thanh niên đăng tải về 1 Personal Case Study. Trước đó anh ta cũng đọc và tìm hiểu một số bài viết, tài liệu nói về tỷ lệ Organic Click Through Rate sẽ giúp tăng thứ hạng từ khóa. Nên đi đến quyết định đầu tư 100$ (cũng cỡ 2,3 triệu VNĐ đấy chứ) để mua tầm 500 click tự nhiên từ người dùng thực tế với IP, thiết bị khác nhau thực hiện trong 5 ngày đối với từ khóa cạnh tranh thấp, lượng search 2,400/1 tháng. Vị trí hiện tại là #Top5, tuy nhiên không đem lại kết quả gì. AE đọc bài viết tại link: Is CTR a Ranking Factor?

Kết Luận

Chỉ số tỷ lệ nhấp chuột CTR Click-Through Rate và thứ hạng từ khóa Ranking là 2 yếu tố có tác động tương quan lẫn nhau. Website được xếp hạng thì gần như chắc chắn sẽ có traffic, có click chuột. Còn điều ngược lại thì vẫn còn đang tranh cãi và chưa rõ ràng. Tuy nhiên việc tối ưu CTR là cần thiết nên làm. Dù không có những tranh luận trong bài viết này thì chúng ta luôn được khuyến khích viết tiêu đề, mô tả kích thích người đọc. Tạo ra những nội dung hay giữ chân người dùng và tối ưu các công nghệ trên website nhằm đem đến trải nghiệm tốt nhất. Mục đích là hướng tới người search và nhận được những click tự nhiên. Còn việc sử dụng tool để tạo ra những tín hiệu giả mạo cần xem xét lại. Bởi vì Google hiện nay rất thông minh. RankBrain rồi thì có thể các ứng dụng bên mảng Adwords cũng được đem sang áp dụng cho Seo, nên việc phân loại những click tặc, nhấp chuột không hợp lệ sẽ dễ dàng bị phát hiện.

Nguồn Chipheoseo

No comments:

Post a Comment