Không quân Mỹ sẽ mua 84 trực thăng MH-139 thay thế cho huyền thoại UH-1 trong nhiệm vụ bảo vệ các cơ sở tên lửa hạt nhân.
Không quân Mỹ vừa trao cho tập đoàn Boeing hợp đồng trị giá gần 2,4 tỷ USD để sản xuất trực thăng mới, một phần trong chương trình thay thế huyền thoại UH-1 Huey từng sử dụng trong những năm 1960-1970 để bảo vệ các cơ sở tên lửa hạt nhân, CNN cho biết.
Xem thêm: Mỹ chính thức áp thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc
Cụ thể, Không quân Mỹ sẽ mua 84 trực thăng MH-139. “Trực thăng mới sẽ là một công cụ quan trọng của không quân trong việc bảo vệ các cơ sở tên lửa đạn đạo liên lục địa”, tuyên bố của Không quân Mỹ ngày 24/9 viết.
Một chiếc trực thăng quân sự do Boeing sản xuất
MH-139 là một phiên bản của trực thăng Leonardo AW139, sản phẩm hợp tác giữa Boeing và Leonardo được sản xuất tại Philadelphia, bang Pennsylvania. David Koopersmith, phó chủ tịch Boeing kiêm giám đốc bộ phận trực thăng, nói: “Chúng tôi biết ơn sự tin tưởng của không quân đối với MH-139”.
MH-139 dự kiến thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2021. Việc thay thế đội bay trực thăng UH-1 trong nhiệm vụ bảo vệ cơ sở tên lửa hạt nhân được đề xuất bởi các nghị sĩ bang Montana, Wyoming và North Dakota, nơi có cơ sở tên lửa đạn đạo liên lục địa của Mỹ.
Hồi tháng 3, 6 thượng nghị sĩ Mỹ đã ký vào bức thư kêu gọi Bộ trưởng Không quân Heather Wilson tiến hành kế hoạch mua trực thăng mới.
“Ở thời điểm quốc gia chúng ta đang nâng cấp kho vũ khí hạt nhân vì các mối đe dọa toàn cầu đang gia tăng, chúng ta không thể tiếp tục trì hoãn việc nâng cao khả năng bảo vệ cơ sở tên lửa liên lục địa”, trích bức thư các thượng nghị sĩ gửi đến bộ trưởng Không quân.
Trực thăng MH-139 sẽ thay thế cho đội bay UH-1 trong nhiệm vụ bảo vệ tên lửa hạt nhân
MH-139 thuộc loại trực thăng đa năng được trang bị 2 động cơ Pratt & Whitney PT6C-67C, công suất 1.531 mã lực/động cơ, tốc độ tối đa 310 km/h, tốc độ hành trình 306 km/h, phạm vi hoạt động 1.061 km. Trực thăng có thể cấu hình cho nhiều nhiệm vụ khác nhau, gồm vận chuyển hành khách, binh lính, hàng hóa, cứu hỏa và tìm kiếm cứu nạn.
Riêng phiên bản MH-139 dùng cho Không quân Mỹ có thể lắp thêm s.ú.n.g máy hoặc vũ khí khác tùy theo yêu cầu nhiệm vụ. Động cơ được trang bị hệ thống chắn bức xạ nhiệt để đối phó với tên lửa hồng ngoại. Ngoài ra, trực thăng còn được bổ sung thêm hệ thống phóng đạn mồi bẫy đánh lừa tên lửa, cùng hệ thống điện tử hàng không tiên tiến.
Quả ngư lôi phát nổ bên dưới mặt nước khiến chiến hạm nặng hơn 8.000 tấn của Mỹ gãy đôi và chìm xuống biển trong chớp mắt tại tập trận RIMPAC 2018. Chính trị , Tin quốc tế
No comments:
Post a Comment