Giáo viên đang thiếu, sao không thể bố trí những hiệu phó dôi dư này xuống đứng lớp? Chẳng lẽ lên làm quan giờ xuống làm “dân” lại khó thế hay sao?
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ giải trình hiện tượng thừa thiếu giáo viên, tinh giản biên chế Một số địa phương tuyển dụng không đúng các quy định hiện hành, đặc biệt là việc hợp đồng ngoài chỉ tiêu. Trong năm học 2018-2019, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương rà soát hiện trạng giáo viên theo từng môn học, cấp học gắn với quy hoạch, cơ cấu lại hệ thống các cơ sở giáo dục để sắp xếp, bố trí, sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên hiện có và thực hiện chính sách tinh giản biên chế, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng, sử dụng giáo viên.
Xem thêm: NXB Giáo dục Việt Nam bị kiểm tra vì nghi vấn độc quyền SGK
LTS: Phản ánh những nghịch lý đang tồn tại khi có nơi thiếu giáo viên đứng lớp nhưng lại thừa số lượng phó hiệu trưởng, cô giáo Phan Tuyết chỉ ra hướng giải quyết cho bài toán này.
Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Tỉnh Gia Lai hiện vẫn thiếu khoảng 2.000 giáo viên đứng lớp nhưng số lượng phó hiệu trưởng lại dôi dư đáng kể sau khi tỉnh thực hiện đề án sáp nhập trường.
Nghịch lý đã xảy ra, một trường có tới 5 phó hiệu trưởng, đây quả là một sự lãng phí không hề nhỏ.
Sao không thể điều phó hiệu trưởng xuống đứng lớp?
Điển hình Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, huyện Ia Grai sau khi được sáp nhập hiện đang có tới 5 phó hiệu trưởng.
Toàn trường có gần 900 học sinh/33 lớp, hơn 30 giáo viên giảng dạy ở 5 điểm trường, điểm trường xa nhất cách điểm chính 4km.
Nhiều trường ở vùng sâu, vùng xa tỉnh Gia Lai thiếu giáo viên giảng dạy
Hiện nay, 5 phó hiệu trưởng nhà trường được phân công cụ thể gồm: 3 người phụ trách chuyên môn; 1 người phụ trách quản lý cơ sở vật chất, hồ sơ; 1 người quản lý phong trào thi đua.
Chẳng biết với mật độ phó hiệu trưởng dày như thế thì hằng ngày họ đến trường sẽ làm gì? Hay chỉ ngồi chơi xơi nước? Trong khi giáo viên đứng lớp lại không đủ.
Nhưng nếu muốn làm cũng chẳng có việc gì để làm. Này nhé, phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất, trong thực tế chức danh này chẳng cần thiết.
Cơ sở vật chất nhà trường chỉ có trường lớp, bàn ghế, phòng máy… tất cả gần như cố định. Có chăng thi thoảng mới cần sửa bộ bàn, cái máy… hay cần thay cái bóng điện, cái cầu giao…
Hay phó hiệu trưởng phụ trách phong trào thi đua cũng gần như chẳng có việc gì để làm.
Đầu năm đăng kí thi đua, cuối kì sơ kết đợi đến cuối năm tổng kết.
Lâu nay không có chức danh này thì công đoàn và hiệu trưởng cũng làm được đấy thôi.
Một trường chưa tới ngàn học sinh nhưng có tới 3 phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn. Chắc chắn cũng sẽ có phó hiệu trưởng không có việc để làm.
Chẳng hiểu vì sao chính quyền nơi đây lại vẫn để chuyện nghịch lý như thế xảy ra?
Giáo viên đang thiếu, sao không thể bố trí những hiệu phó dôi dư này xuống đứng lớp? Chẳng lẽ lên làm quan giờ xuống làm “dân” lại khó thế hay sao?
Theo đúng quy định, trường chưa tới ngàn học sinh chỉ cần có 1 hiệu trưởng và 2 phó hiệu trưởng là đủ.
Nhưng nhà trường hiện vẫn phải gồng thêm 3 người đồng nghĩa với việc ngân sách phải bỏ ra một năm vài trăm triệu đồng để trả số lương khống.
Nên học tập La Gi
Năm học này, tại thị xã La Gi tỉnh Bình Thuận cũng thực hiện đề án sáp nhập trường dưới 10 lớp.
Hai trường học Tiểu học Tân Bình 1 (10 lớp) sáp nhập với Trường Tiểu học Tân Bình 2 (5 lớp) thành Trường Tiểu học Tân Bình do một hiệu trưởng và một phó hiệu trưởng đảm nhận.
Do sự sáp nhập này, dôi dư một phó hiệu trưởng và đã được điều xuống làm giáo viên từ đầu năm học.
Cùng với đó, phòng Nội vụ tiếp tục điều chuyển một chuyên viên phòng Giáo dục phụ trách chuyên môn cấp tiểu học xuống làm giáo viên, lý do điều chuyển do thị xã thực hiện đề án giảm biên chế.
Chuyên viên cấp phòng phụ trách chuyên môn tiểu học cùng phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nhà trường được điều chuyển xuống làm giáo viên.
Về cơ bản họ chính là những người nắm rất chắc kiến thức và phương pháp giảng dạy. Vậy nên việc điều chuyển này là hợp lý khi biên chế đang dôi dư.
Việc làm này, còn thể hiện sự cương quyết, tinh thần quyết tâm trong việc tinh giản biên chế, một công việc nhạy cảm vì thường đụng chạm khá nhiều đến các mối quan hệ đời thường.
Theo Baomoi
Giáo dục
,
Tin trong nước
No comments:
Post a Comment