Trước tình trạng các vụ án tham nhũng lớn dưới hình thức nhóm lợi ích, doanh nghiệp sân sau, công ty gia đình đang bộc lộ, Đại biểu Quốc hội Trần Văn Mão (Nghệ An) đề nghị Tổng thanh tra Chính phủ làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp căn cơ để khắc phục.
Sáng ngày 30/10, Quốc hội (QH) bắt đầu hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Điểm mới trong phiên chất vấn lần này là không chất vấn theo nhóm vấn đề, không lựa chọn danh sách "cứng" người ngồi "ghế nóng" mà chất vấn tất cả thành viên Chính phủ.
Quyết tâm đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng
Dẫn báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội: “Bên cạnh tham nhũng vặt thì các vụ tham nhũng lớn dưới hình thức nhóm lợi ích doanh nghiệp sân sau, công ty gia đình đang bộc lộ, cần được nhận định, đánh giá thực chất”, Đại biểu Quốc hội Trần Văn Mão (Nghệ An) đặt câu hỏi: “Với trách nhiệm là cơ quan thường trực về phòng, chống tham nhũng (PCTN) của Chính phủ, tôi đề nghị Tổng thanh tra làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp căn cơ?”.
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái trả lời chất vấn. Ảnh: TH.
Trả lời câu hỏi của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Văn Mão, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái khẳng định, thời gian qua với quyết tâm cao của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, Quốc hội, Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tình hình tham nhũng đã được ngăn chặn, đầy lùi và có chiều hướng thuyên giảm. Tuy nhiên, Tổng Thanh tra cho hay, đây vẫn là vấn đề phức tạp. Do đó, cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác PCTN trong thời gian tới.
Về nguyên nhân, theo Tổng Thanh tra, có nhiều nguyên nhân như công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; hệ thống pháp luật; công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý.
Đề cập đến giải pháp PCTN thời gian tới, Tổng Thanh tra Lê Minh Khái cho biết, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, Chính phủ rất quyết tâm đẩy mạnh với nhiều giải pháp. Đó là, tiếp tục tuyên truyền pháp luật để người dân, toàn hệ thống chính trị, đặc biệt là cán bộ công chức nắm vững pháp luật PCTN.
“Hoàn thiện hệ thống pháp luật để làm sao đầy đủ, toàn diện, đảm bảo kiểm soát được tất cả các hoạt động, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý Nhà nước liên quan đến cán bộ, công chức nhà nước”, Tổng Thanh tra nói.
Theo Tổng Thanh tra Lê Minh Khái, trong hoàn thiện pháp luật, điều đầu tiên là nhanh chóng sửa đổi Luật PCTN. Tại kỳ họp này, theo chương trình QH sẽ thông qua Luật PCTN sửa đổi, trong đó có nhiều giải pháp khắc phục những hạn chế thời gian qua như xử lý việc kê khai tài sản không giải trình được hợp lý nguồn gốc. Cùng với đó, tăng cường cả hệ thống chính trị tham gia để kiểm tra, giám sát, phát hiện, kể cả nhân dân và báo chí, để làm sao hạn chế thấp nhất tình hình tham nhũng, góp phần làm trong sạch bộ máy.
Vì sao tỷ lệ tạm đình chỉ điều tra tăng cao?
Trước số lượng vụ án, bị can bị tạm đình chỉ điều tra có số lượng lớn, ngày càng gia tăng, ĐB Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng tình trạng này đã kéo dài nhiều năm, đẩy các bị can vào vị thế treo lơ lửng trách nhiệm pháp lý, dẫn đến nguy cơ bỏ lọt tội phạm.
Trả lời ĐB Phương Hoa, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thừa nhận trong năm 2018 số lượng vụ án (tăng 13,92%) và bị can tạm đình chỉ (tăng 20%) so với cùng kỳ năm trước.
Phân tích cụ thể, Bộ trưởng chỉ rõ số liệu chủ yếu do thực hiện Bộ Luật hình sự mới 2015, trong đó 1.179 bị can đình chỉ do yêu cầu rút đơn của bị hại, 362 bị can đình chỉ do đại diện của người bị hại tự nguyện hoà giải, đề nghị miễn trách nhiệm hình sự…
Về nguyên nhân chủ quan, Bộ trưởng Bộ Công an cho hay, tỷ lệ chiếm rất nhỏ, tổng số chỉ có 24 trường hợp đình chỉ bị can (chiếm 0,75 %), trong đó 18 bị can đình chỉ do hành vi không cấu thành tội phạm, 6 trường hợp bị can do hết thời hạn điều tra, không chứng minh được bị can phạm tội. Đối với những trường hợp này, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, cần phải kiểm tra, đánh giá từng trường hợp cụ thể để xác định có oan sai, bồi thường thiệt hại hay không?
Để tập trung nâng cao hiệu quả công tác điều tra trong thời gian tới, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, sẽ thực hiện tập trung hiệu quả, Bộ Luật tố tụng hình sự 2013, Luật hình sự 2015, Luật thi hành tạm giam, tạm giữ. Hiện nay, Bộ đang chỉ đạo rà soát khó khăn vướng mắc trong thực hiện các Bộ luật trên để có kiến nghị đưa vào cuộc sống phù hợp.
Đồng thời, tăng cường tập huấn cán bộ điều tra các cấp, đặc biệt đổi mới công tác cán bộ điều tra, trang bị phòng hỏi cung có ghi âm, ghi hình để kiểm soát hoạt động điều tra. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh tồn tại, thiếu sót trong xử lý tin báo tố giác tội phạm. Tiếp tục xử lý tiêu cực trong hoạt động điều tra, chống bức cung nhục hình và các vi phạm khác trong quá trình điều tra…
“Trước mắt, tiến hành kế hoạch tổng kiểm tra trên toàn quốc các vụ việc tạm đình chỉ điều tra”, Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ.
Quốc hội làm việc tại Hội trường, tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Ảnh: TH
Làm rõ thêm về nội dung này, Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí cho biết, trong thời gian tới, ngành kiểm sát sẽ tăng cường công tác kiểm sát xử lý tin báo tố giác tội phạm ngay từ đầu.
Trong quá trình khởi tố, điều tra sẽ cho kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ phát hiện mâu thuẫn, bất cập trong hồ sơ vụ án để đưa ra những yêu cầu xác minh điều tra kịp thời, để quy trình điều tra chặt chẽ.Tiếp tục thanh tra, kiểm tra chấp hành viên, hạn chế sai sót.
Khắc phục biểu hiện xuống cấp đạo đức phải làm từng bước
Trả lời chất vấn của ĐBQH Đinh Thị Kiều Trinh (Nghệ An) về khắc phục tình trạng xuống cấp đạo đức văn hóa cũng như trong gia đình, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện chỉ ra, có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự xuống cấp văn hóa, đạo đức của xã hội còn diễn biến phức tạp, tình trạng suy thoái tư tưởng, đạo đức chính trị, xã hội trong cán bộ, đảng viên gia tăng có biểu hiện gia tăng, các thủ đoạn chạy chức, chạy quyền, bạo lực gia đình; gian lận trong học hành, bằng cấp..
Về giải pháp, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, Bộ Văn hoá cũng đã tham mưu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Bộ cũng ban hành nhiều nghị định liên quan đến quản lý lễ hội; tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 110 quy định thôn văn hóa, làng văn hóa, ấp văn hóa; tiến hành tổng kết 10 năm toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa, sửa Nghị định quy định tiêu chí xét tặng gia đình văn hóa, làm cho Nghị định này thực chất, hiệu quả hơn… Đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả các thiết chế văn hóa, như văn nghệ, sinh hoạt cộng đồng; đề cao vai trò của đạo đức, văn hóa, nghệ thuật, có những bộ phim, tác phẩm nghệ thuật có chất lượng cao, phát huy tài đức, văn hóa nghệ sỹ của văn nghệ sỹ; đưa di sản văn hóa vào trường học…; triển khai thực hiện Chỉ thị 11 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án giáo dục đời sống đạo đức trong gia đình.
“Chúng tôi cũng nhận thấy, vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi trăm năm trồng người, xây dựng con người, khắc phục biểu hiện xuống cấp đạo đức phải làm từng bước, đương nhiên là cần quyết liệt, mạnh mẽ”.
Bộ trưởng cũng cho rằng giải quyết vấn đề trên phải có sự đồng hành của các ngành kinh tế, "vì tồn tại xã hội quyết định hình thức xã hội"; nếu giải quyết lĩnh vực văn hoá mà bỏ kinh tế sang một bên thì không được, vì kinh tế là cái gốc.
Tranh luận lại với tư lệnh ngành văn hoá về phát biểu nêu trên, ĐB Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc bệnh viện Tim Hà Nội đặt vấn đề, "tại sao khi xã hội nghèo, khó khăn thì đạo đức được duy trì và văn hoá rất tốt. Bây giờ thoát nghèo, trở thành xã hội có thu nhập trung bình thì nền tảng đạo đức lại xuống cấp trầm trọng?".
Trả lời ý kiến đại biểu Nguyễn Quang Tuấn, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định "văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội, văn hoá là gốc".
"Tôi nói rằng cả xã hội phải vào cuộc. Chính sự xuống cấp đạo đức xuất phát từ các ngành kinh tế, cần xử lý ở các lĩnh vực chứ không riêng ngành xã hội", Bộ trưởng giải thích.
Nguồn http://cpv.org.vn/thoi-su/tiep-tuc-day-manh-thuc-hien-cac-giai-phap-phong-chong-tham-nhung-503156.html
Chính trị
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Sáng ngày 30/10, Quốc hội (QH) bắt đầu hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Điểm mới trong phiên chất vấn lần này là không chất vấn theo nhóm vấn đề, không lựa chọn danh sách "cứng" người ngồi "ghế nóng" mà chất vấn tất cả thành viên Chính phủ.
Quyết tâm đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng
Dẫn báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội: “Bên cạnh tham nhũng vặt thì các vụ tham nhũng lớn dưới hình thức nhóm lợi ích doanh nghiệp sân sau, công ty gia đình đang bộc lộ, cần được nhận định, đánh giá thực chất”, Đại biểu Quốc hội Trần Văn Mão (Nghệ An) đặt câu hỏi: “Với trách nhiệm là cơ quan thường trực về phòng, chống tham nhũng (PCTN) của Chính phủ, tôi đề nghị Tổng thanh tra làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp căn cơ?”.
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái trả lời chất vấn. Ảnh: TH.
Trả lời câu hỏi của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Văn Mão, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái khẳng định, thời gian qua với quyết tâm cao của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, Quốc hội, Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tình hình tham nhũng đã được ngăn chặn, đầy lùi và có chiều hướng thuyên giảm. Tuy nhiên, Tổng Thanh tra cho hay, đây vẫn là vấn đề phức tạp. Do đó, cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác PCTN trong thời gian tới.
Về nguyên nhân, theo Tổng Thanh tra, có nhiều nguyên nhân như công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; hệ thống pháp luật; công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý.
Đề cập đến giải pháp PCTN thời gian tới, Tổng Thanh tra Lê Minh Khái cho biết, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, Chính phủ rất quyết tâm đẩy mạnh với nhiều giải pháp. Đó là, tiếp tục tuyên truyền pháp luật để người dân, toàn hệ thống chính trị, đặc biệt là cán bộ công chức nắm vững pháp luật PCTN.
“Hoàn thiện hệ thống pháp luật để làm sao đầy đủ, toàn diện, đảm bảo kiểm soát được tất cả các hoạt động, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý Nhà nước liên quan đến cán bộ, công chức nhà nước”, Tổng Thanh tra nói.
Theo Tổng Thanh tra Lê Minh Khái, trong hoàn thiện pháp luật, điều đầu tiên là nhanh chóng sửa đổi Luật PCTN. Tại kỳ họp này, theo chương trình QH sẽ thông qua Luật PCTN sửa đổi, trong đó có nhiều giải pháp khắc phục những hạn chế thời gian qua như xử lý việc kê khai tài sản không giải trình được hợp lý nguồn gốc. Cùng với đó, tăng cường cả hệ thống chính trị tham gia để kiểm tra, giám sát, phát hiện, kể cả nhân dân và báo chí, để làm sao hạn chế thấp nhất tình hình tham nhũng, góp phần làm trong sạch bộ máy.
Vì sao tỷ lệ tạm đình chỉ điều tra tăng cao?
Trước số lượng vụ án, bị can bị tạm đình chỉ điều tra có số lượng lớn, ngày càng gia tăng, ĐB Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng tình trạng này đã kéo dài nhiều năm, đẩy các bị can vào vị thế treo lơ lửng trách nhiệm pháp lý, dẫn đến nguy cơ bỏ lọt tội phạm.
Trả lời ĐB Phương Hoa, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thừa nhận trong năm 2018 số lượng vụ án (tăng 13,92%) và bị can tạm đình chỉ (tăng 20%) so với cùng kỳ năm trước.
Phân tích cụ thể, Bộ trưởng chỉ rõ số liệu chủ yếu do thực hiện Bộ Luật hình sự mới 2015, trong đó 1.179 bị can đình chỉ do yêu cầu rút đơn của bị hại, 362 bị can đình chỉ do đại diện của người bị hại tự nguyện hoà giải, đề nghị miễn trách nhiệm hình sự…
Về nguyên nhân chủ quan, Bộ trưởng Bộ Công an cho hay, tỷ lệ chiếm rất nhỏ, tổng số chỉ có 24 trường hợp đình chỉ bị can (chiếm 0,75 %), trong đó 18 bị can đình chỉ do hành vi không cấu thành tội phạm, 6 trường hợp bị can do hết thời hạn điều tra, không chứng minh được bị can phạm tội. Đối với những trường hợp này, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, cần phải kiểm tra, đánh giá từng trường hợp cụ thể để xác định có oan sai, bồi thường thiệt hại hay không?
Để tập trung nâng cao hiệu quả công tác điều tra trong thời gian tới, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, sẽ thực hiện tập trung hiệu quả, Bộ Luật tố tụng hình sự 2013, Luật hình sự 2015, Luật thi hành tạm giam, tạm giữ. Hiện nay, Bộ đang chỉ đạo rà soát khó khăn vướng mắc trong thực hiện các Bộ luật trên để có kiến nghị đưa vào cuộc sống phù hợp.
Đồng thời, tăng cường tập huấn cán bộ điều tra các cấp, đặc biệt đổi mới công tác cán bộ điều tra, trang bị phòng hỏi cung có ghi âm, ghi hình để kiểm soát hoạt động điều tra. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh tồn tại, thiếu sót trong xử lý tin báo tố giác tội phạm. Tiếp tục xử lý tiêu cực trong hoạt động điều tra, chống bức cung nhục hình và các vi phạm khác trong quá trình điều tra…
“Trước mắt, tiến hành kế hoạch tổng kiểm tra trên toàn quốc các vụ việc tạm đình chỉ điều tra”, Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ.
Quốc hội làm việc tại Hội trường, tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Ảnh: TH
Làm rõ thêm về nội dung này, Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí cho biết, trong thời gian tới, ngành kiểm sát sẽ tăng cường công tác kiểm sát xử lý tin báo tố giác tội phạm ngay từ đầu.
Trong quá trình khởi tố, điều tra sẽ cho kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ phát hiện mâu thuẫn, bất cập trong hồ sơ vụ án để đưa ra những yêu cầu xác minh điều tra kịp thời, để quy trình điều tra chặt chẽ.Tiếp tục thanh tra, kiểm tra chấp hành viên, hạn chế sai sót.
Khắc phục biểu hiện xuống cấp đạo đức phải làm từng bước
Trả lời chất vấn của ĐBQH Đinh Thị Kiều Trinh (Nghệ An) về khắc phục tình trạng xuống cấp đạo đức văn hóa cũng như trong gia đình, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện chỉ ra, có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự xuống cấp văn hóa, đạo đức của xã hội còn diễn biến phức tạp, tình trạng suy thoái tư tưởng, đạo đức chính trị, xã hội trong cán bộ, đảng viên gia tăng có biểu hiện gia tăng, các thủ đoạn chạy chức, chạy quyền, bạo lực gia đình; gian lận trong học hành, bằng cấp..
Về giải pháp, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, Bộ Văn hoá cũng đã tham mưu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Bộ cũng ban hành nhiều nghị định liên quan đến quản lý lễ hội; tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 110 quy định thôn văn hóa, làng văn hóa, ấp văn hóa; tiến hành tổng kết 10 năm toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa, sửa Nghị định quy định tiêu chí xét tặng gia đình văn hóa, làm cho Nghị định này thực chất, hiệu quả hơn… Đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả các thiết chế văn hóa, như văn nghệ, sinh hoạt cộng đồng; đề cao vai trò của đạo đức, văn hóa, nghệ thuật, có những bộ phim, tác phẩm nghệ thuật có chất lượng cao, phát huy tài đức, văn hóa nghệ sỹ của văn nghệ sỹ; đưa di sản văn hóa vào trường học…; triển khai thực hiện Chỉ thị 11 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án giáo dục đời sống đạo đức trong gia đình.
“Chúng tôi cũng nhận thấy, vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi trăm năm trồng người, xây dựng con người, khắc phục biểu hiện xuống cấp đạo đức phải làm từng bước, đương nhiên là cần quyết liệt, mạnh mẽ”.
Bộ trưởng cũng cho rằng giải quyết vấn đề trên phải có sự đồng hành của các ngành kinh tế, "vì tồn tại xã hội quyết định hình thức xã hội"; nếu giải quyết lĩnh vực văn hoá mà bỏ kinh tế sang một bên thì không được, vì kinh tế là cái gốc.
Tranh luận lại với tư lệnh ngành văn hoá về phát biểu nêu trên, ĐB Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc bệnh viện Tim Hà Nội đặt vấn đề, "tại sao khi xã hội nghèo, khó khăn thì đạo đức được duy trì và văn hoá rất tốt. Bây giờ thoát nghèo, trở thành xã hội có thu nhập trung bình thì nền tảng đạo đức lại xuống cấp trầm trọng?".
Trả lời ý kiến đại biểu Nguyễn Quang Tuấn, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định "văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội, văn hoá là gốc".
"Tôi nói rằng cả xã hội phải vào cuộc. Chính sự xuống cấp đạo đức xuất phát từ các ngành kinh tế, cần xử lý ở các lĩnh vực chứ không riêng ngành xã hội", Bộ trưởng giải thích.
Nguồn http://cpv.org.vn/thoi-su/tiep-tuc-day-manh-thuc-hien-cac-giai-phap-phong-chong-tham-nhung-503156.html
No comments:
Post a Comment