“Thông báo để các hộ dân tự tháo dỡ, nếu không thực hiện thì quyết định cưỡng chế, không để tồn tại các công trình vi phạm", ông Nguyễn Đức Chung nói.
Sáng 30/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chủ trì phiên họp giao ban công tác TP Hà Nội tháng 10. Ông nêu ra một số sự việc bộc lộ hạn chế trong công tác quản lý như vụ vi phạm trật tự xây dựng ở huyện Sóc Sơn.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Ảnh: Bảo Lâm.
Lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan phải xử lý nghiêm vi phạm trật tự xây dựng ở huyện Sóc Sơn. Với 27 công trình vi phạm mới ở rừng đặc dụng, ông Chung yêu cầu Sở NN&NT và huyện Sóc Sơn phải ra quyết định cưỡng chế vi phạm trong tháng 12, không được để công trình vi phạm mới nào tồn tại.
“Trước tiên ra thông báo để các hộ dân tự tháo dỡ, nếu không thực hiện thì phải ra quyết định cưỡng chế, không để tồn tại các công trình vi phạm. Với các công trình vi phạm trước đó, cần thực hiện đúng theo kết luận của Thanh tra Chính phủ. Sau khi thanh tra toàn diện sẽ xem xét cụ thể trách nhiệm và xử lý nghiêm, bất kể là ai”, ông Chung nêu rõ.
Khu sinh thái Thiên Phú Lâm khoét sâu vào lõi rừng tại xã Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội. Ảnh: Hiếu Duy.
Chủ tịch Hà Nội cũng chỉ ra trách nhiệm phối hợp giữa Sở NN&PTNT, Ban quản lý rừng đặc dụng Sóc Sơn với các xã, huyện còn yếu, cần khắc phục ngay. Thành phố đã phân cấp thẩm quyền Thanh tra xây dựng cho các quận, huyện nhưng việc thực hiện vẫn hời hợt.
Nhiều tháng qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến tình trạng mua gom, chiếm dụng đất rừng phòng hộ Sóc Sơn để xây "biệt phủ", khu du lịch, nhiều nhất tại 2 xã Minh Phú và Minh Trí. Lãnh đạo địa phương không thừa nhận thực trạng mà cho rằng những công trình kiên cố chỉ là "nhà tạm".
Ngày 20/10, Zing.vn có bài viết phản ánh sai phạm của huyện Sóc Sơn trong việc cấp 229 “sổ đỏ” cho hộ nhận khoán hoặc nhận chuyển nhượng đất lâm trường. Huyện này còn buông lỏng quản lý khiến rừng bị "xẻ thịt".
Cảnh xây dựng bên trong khu sinh thái vẫn diễn ra khi lãnh đạo Hà Nội yêu cầu thanh tra toàn diện. Ảnh: Quỳnh Trang.
Hai ngày sau, UBND Hà Nội đã chính thức có quyết định thanh tra toàn diện quá trình quản lý, sử dụng đất rừng, trật tự xây dựng từ 2008 đến nay tại hai xã Minh Phú và Minh Trí thuộc huyện Sóc Sơn. Thời gian thanh tra là 45 ngày.
Ngày 26/10, ông Nguyễn Văn Hân, Chủ tịch UBND xã Minh Phú bị đình chỉ công tác trong 30 ngày để huyện tập trung chỉ đạo giải quyết 18 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn.
Trong phiên thảo luận cùng ngày tại Quốc hội, Đại biểu Dương Trung Quốc cũng đề cập đến vấn đề nảy sinh ở rừng phòng hộ Sóc Sơn. Theo ông, vấn đề này cho thấy bộ máy chính quyền ở địa phương phải chịu trách nhiệm.
Khi báo chí đưa tin về những vi phạm này, tình trạng xây dựng trên đất rừng phòng hộ Sóc Sơn vẫn tiếp diễn tại một số biệt thự, khu sinh thái.
Nguồn https://news.zing.vn/chu-tich-ha-noi-yeu-cau-thao-do-cong-trinh-xe-thit-dat-rung-soc-son-post888378.html
Pháp luật
,
Tin trong nước
Sáng 30/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chủ trì phiên họp giao ban công tác TP Hà Nội tháng 10. Ông nêu ra một số sự việc bộc lộ hạn chế trong công tác quản lý như vụ vi phạm trật tự xây dựng ở huyện Sóc Sơn.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Ảnh: Bảo Lâm.
Lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan phải xử lý nghiêm vi phạm trật tự xây dựng ở huyện Sóc Sơn. Với 27 công trình vi phạm mới ở rừng đặc dụng, ông Chung yêu cầu Sở NN&NT và huyện Sóc Sơn phải ra quyết định cưỡng chế vi phạm trong tháng 12, không được để công trình vi phạm mới nào tồn tại.
“Trước tiên ra thông báo để các hộ dân tự tháo dỡ, nếu không thực hiện thì phải ra quyết định cưỡng chế, không để tồn tại các công trình vi phạm. Với các công trình vi phạm trước đó, cần thực hiện đúng theo kết luận của Thanh tra Chính phủ. Sau khi thanh tra toàn diện sẽ xem xét cụ thể trách nhiệm và xử lý nghiêm, bất kể là ai”, ông Chung nêu rõ.
Khu sinh thái Thiên Phú Lâm khoét sâu vào lõi rừng tại xã Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội. Ảnh: Hiếu Duy.
Chủ tịch Hà Nội cũng chỉ ra trách nhiệm phối hợp giữa Sở NN&PTNT, Ban quản lý rừng đặc dụng Sóc Sơn với các xã, huyện còn yếu, cần khắc phục ngay. Thành phố đã phân cấp thẩm quyền Thanh tra xây dựng cho các quận, huyện nhưng việc thực hiện vẫn hời hợt.
Nhiều tháng qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến tình trạng mua gom, chiếm dụng đất rừng phòng hộ Sóc Sơn để xây "biệt phủ", khu du lịch, nhiều nhất tại 2 xã Minh Phú và Minh Trí. Lãnh đạo địa phương không thừa nhận thực trạng mà cho rằng những công trình kiên cố chỉ là "nhà tạm".
Ngày 20/10, Zing.vn có bài viết phản ánh sai phạm của huyện Sóc Sơn trong việc cấp 229 “sổ đỏ” cho hộ nhận khoán hoặc nhận chuyển nhượng đất lâm trường. Huyện này còn buông lỏng quản lý khiến rừng bị "xẻ thịt".
Cảnh xây dựng bên trong khu sinh thái vẫn diễn ra khi lãnh đạo Hà Nội yêu cầu thanh tra toàn diện. Ảnh: Quỳnh Trang.
Hai ngày sau, UBND Hà Nội đã chính thức có quyết định thanh tra toàn diện quá trình quản lý, sử dụng đất rừng, trật tự xây dựng từ 2008 đến nay tại hai xã Minh Phú và Minh Trí thuộc huyện Sóc Sơn. Thời gian thanh tra là 45 ngày.
Ngày 26/10, ông Nguyễn Văn Hân, Chủ tịch UBND xã Minh Phú bị đình chỉ công tác trong 30 ngày để huyện tập trung chỉ đạo giải quyết 18 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn.
Trong phiên thảo luận cùng ngày tại Quốc hội, Đại biểu Dương Trung Quốc cũng đề cập đến vấn đề nảy sinh ở rừng phòng hộ Sóc Sơn. Theo ông, vấn đề này cho thấy bộ máy chính quyền ở địa phương phải chịu trách nhiệm.
Khi báo chí đưa tin về những vi phạm này, tình trạng xây dựng trên đất rừng phòng hộ Sóc Sơn vẫn tiếp diễn tại một số biệt thự, khu sinh thái.
Nguồn https://news.zing.vn/chu-tich-ha-noi-yeu-cau-thao-do-cong-trinh-xe-thit-dat-rung-soc-son-post888378.html
No comments:
Post a Comment