Cập nhật tin tức nóng hổi

Bất ngờ danh sách 31 quốc gia tham nhũng nhất thế giới

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ngày 17.10 công bố chỉ số tham nhũng thường niên, một phần trong Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ngày 17.10 công bố chỉ số tham nhũng thường niên, một phần trong Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu.
Yemen bị xếp hạng là nước tham nhũng nhất
Yemen bị xếp hạng là nước tham nhũng nhất trong báo cáo cạnh tranh toàn cầu. Ảnh: Reuters

Sử dụng phương pháp liên quan đến Chỉ số Nhận thức tham nhũng thường niên của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, WEF xếp hạng 140 quốc gia trong thang điểm 100 về mức độ tham nhũng trong xã hội.

Điểm 100 nghĩa là quốc gia đó hoàn toàn không có tham nhũng, trong khi điểm 0 nghĩa là nước tham nhũng nhiều nhất. Tất cả các nước trong danh sách dưới đây có điểm từ 30 trở xuống.

Những quốc gia được xem là tham nhũng nhất có xu hướng ở Châu Phi, Trung Mỹ và Trung Đông, trong các xã hội có hệ thống pháp lý và chính phủ yếu kém, nghèo đói lan rộng.

Chẳng hạn, Yemen – nước đang lâm vào nội chiến – bị xếp hạng là quốc gia tham nhũng nhất trong báo cáo cạnh tranh toàn cầu. Tuy nhiên, một vài nước trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng nằm trong danh sách này.

31 quốc gia tham nhũng nhất thế giới theo WEF lần lượt là:

Yemen (16 điểm), Venezuela (18 điểm), Angola (19), Chad (20), Tajikistan (21), Campuchia (21), Cộng hoà Dân chủ Congo (21), Zimbabwe (22), Burundi (22), Haiti (22), Mozambique (25), Cameroon (25), Nicaragua (26), Uganda (26), Nigeria (27), Guinea (27), Kenya (28), Lebanon (28), Mauritania (28), Bangladesh (28), Guatemala (28), Honduras (29), Cộng hoà Dominica (29), Kyrgystan (29), Lào (29), Mexico (29), Paraguay (29), Nga (29), Gambia (30), Ukraina (30), Iran (30 điểm).

Mức độ chịu đựng tham nhũng của người Việt tăng lên [1]

Mức độ chịu đựng tham nhũng của người dân tăng lên, thể hiện qua mức tiền bị vòi vĩnh khiến người dân lên tiếng tố giác là 27,5 triệu đồng, theo kết quả PAPI 2017.

Kết quả khảo sát Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2017 được công bố sáng 4/4 cho thấy những điểm tích cực trong kiểm soát tham nhũng. Tuy nhiên, người dân ngày càng quan ngại về vấn đề đói nghèo, ô nhiễm môi trường và công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương.

Trong năm 2017, lần đầu tiên PAPI nêu câu hỏi về việc người dân có đóng thuế thu nhập cá nhân hay không, kết quả chỉ có 6,8% đóng thuế.

Một phát hiện đáng lưu ý của nghiên cứu PAPI 2017 cho thấy đói nghèo vẫn là mối quan ngại lớn nhất của người dân trong nhiều năm qua, 28% người trả lời cho rằng Nhà nước cần ưu tiên giải quyết vấn đề này.

TS Đặng Hoàng Giang – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng lý giải 2 nguyên nhân chính: “Đời sống, thu nhập được cải thiện song an sinh xã hội không đảm bảo, sự chênh lệch giàu nghèo khiến người dân luôn lo sợ rơi vào bẫy nghèo đói”.


Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) là khảo sát xã hội học tập trung tìm hiểu hiệu quả công tác điều hành, thực thi chính sách, cung ứng dịch vụ công dựa trên đánh giá và trải nghiệm của người dân, với dữ liệu được thu thập thường niên.

Từ năm 2009 đến 2017, PAPI đã thu thập và phản ánh trải nghiệm gần 103.059 người dân trên toàn quốc. Đây là cơ sở để các cấp chính quyền có thể nắm bắt được phần nào kỳ vọng của người dân đối với nền quản trị và hành chính công của đất nước.

Nguồn Zing
,

No comments:

Post a Comment