UBND Tp. HCM vừa đề xuất lấy 1.500 tỷ đồng ngân sách xây Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2). Thành phố đánh giá công trình này thật sự cần thiết và cấp bách. Nhà hát sẽ có quy mô 1.700 chỗ ngồi.
Thật không hiểu những người là quan chức ở một thành phố đầu tàu của cả nước lại có đề xuất này trong khi nhân dân còn đang lầm than, quần quật với thuế phí, nạn ngập úng, tắc đường, quá tải bệnh viện, trường học, phí BOT…
Tin liên quan: Thủ thiêm, Nguyên Chủ tịch quận 2 và tiết lộ thú vị
Tp. HCM cho rằng sau khi xây dựng nhà hát hàn lâm sẽ là biểu tượng văn hóa, điểm nhấn về kiến trúc, nghệ thuật của thành phố. Tôi cho rằng biểu tượng của Tp. HCM không bao giờ được xây đắp bằng nhà hát hàn lâm kia. Biểu tượng ấy lại lấy đi của ngân sách 1.500 tỷ đồng – đây là tiền xương m.áu của nhân dân, doanh nghiệp đóng thuế thì càng không.
Các ông có biết mua một lít xăng người dân phải đóng gần 9.000 tiền thuế phí không, có biết mua chiếc xe ô tô mà thuế phí chiếm một nửa giá thành không, mua cân thịt phải đóng thuế VAT 10% chưa. Tiền ngân sách đó là mồ hôi, gom góp, oằn mình để đóng thì phải chi cho hợp lý, sát sườn với đời sống dân sinh chứ. Đặc biệt nhà hát đó lại xây ở Thủ Thiêm – nơi dân bị cướp đất với nỗi oan thấu trời còn chưa được giải quyết.
Các ông là quan chức – ăn lương bổng của dân góp mà toàn nghĩ ra mấy dự án phiêu du. Sao không xây dựng trường học, bệnh viện, đường phố đi…toàn các vấn đề cấp bách của thành phố đấy.
Tp. HCM nên ra Hà Nội mà xem kìa, bảo tàng trăm tỷ thưa thớt vài người, cho thuê làm hội trợ triển lãm, hội thảo, có bảo tàng thì cắt xén đất cho quán cà phê thuê, trung tâm tiệc cưới, quán bia… Sân trước nhà hát lớn Hà Nội còn cho Highland coffee thuê mở quán to đùng kìa. Tại sao phải chi tới 1.500 tỷ để xây một nhà hát phục vụ cho thứ nghệ thuật hàn lâm mà số người yêu thích tại VN chẳng đáng là bao.
Chỉ khi nào đất nước giàu như Mỹ, Thuỵ Sỹ, Nhật…thì các ông hãy xây nhé. Chả lẽ giờ phải huy động toàn dân đi nghe nhạc hàn lâm để quên đi gánh nặng thuế phí, ô nhiễm môi trường, quên đi những buổi chiều mưa tầm tã ngập đến lưng người – xe c.hết máy giữa đường…
Nguồn Thaotin
Thật không hiểu những người là quan chức ở một thành phố đầu tàu của cả nước lại có đề xuất này trong khi nhân dân còn đang lầm than, quần quật với thuế phí, nạn ngập úng, tắc đường, quá tải bệnh viện, trường học, phí BOT…
Tin liên quan: Thủ thiêm, Nguyên Chủ tịch quận 2 và tiết lộ thú vị
Tp. HCM cho rằng sau khi xây dựng nhà hát hàn lâm sẽ là biểu tượng văn hóa, điểm nhấn về kiến trúc, nghệ thuật của thành phố. Tôi cho rằng biểu tượng của Tp. HCM không bao giờ được xây đắp bằng nhà hát hàn lâm kia. Biểu tượng ấy lại lấy đi của ngân sách 1.500 tỷ đồng – đây là tiền xương m.áu của nhân dân, doanh nghiệp đóng thuế thì càng không.
Các ông có biết mua một lít xăng người dân phải đóng gần 9.000 tiền thuế phí không, có biết mua chiếc xe ô tô mà thuế phí chiếm một nửa giá thành không, mua cân thịt phải đóng thuế VAT 10% chưa. Tiền ngân sách đó là mồ hôi, gom góp, oằn mình để đóng thì phải chi cho hợp lý, sát sườn với đời sống dân sinh chứ. Đặc biệt nhà hát đó lại xây ở Thủ Thiêm – nơi dân bị cướp đất với nỗi oan thấu trời còn chưa được giải quyết.
Các ông là quan chức – ăn lương bổng của dân góp mà toàn nghĩ ra mấy dự án phiêu du. Sao không xây dựng trường học, bệnh viện, đường phố đi…toàn các vấn đề cấp bách của thành phố đấy.
Tp. HCM nên ra Hà Nội mà xem kìa, bảo tàng trăm tỷ thưa thớt vài người, cho thuê làm hội trợ triển lãm, hội thảo, có bảo tàng thì cắt xén đất cho quán cà phê thuê, trung tâm tiệc cưới, quán bia… Sân trước nhà hát lớn Hà Nội còn cho Highland coffee thuê mở quán to đùng kìa. Tại sao phải chi tới 1.500 tỷ để xây một nhà hát phục vụ cho thứ nghệ thuật hàn lâm mà số người yêu thích tại VN chẳng đáng là bao.
Chỉ khi nào đất nước giàu như Mỹ, Thuỵ Sỹ, Nhật…thì các ông hãy xây nhé. Chả lẽ giờ phải huy động toàn dân đi nghe nhạc hàn lâm để quên đi gánh nặng thuế phí, ô nhiễm môi trường, quên đi những buổi chiều mưa tầm tã ngập đến lưng người – xe c.hết máy giữa đường…
Nguồn Thaotin
No comments:
Post a Comment