Chuyên gia kinh tế cho rằng Bắc Kinh nên giành được trái tim của các doanh nhân Mỹ và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Mỹ tại Trung Quốc thay vì gây sức ép với Washington trong cuộc chiến thương mại hiện nay.
Chuyên gia Fan Gang – người đứng đầu nhóm cố vấn kinh tế do Phó Thủ tướng Trung Quốc thành lập. (Ảnh: Xinhua)
Theo Fan Gang, nhà kinh tế học Trung Quốc đồng thời là cố vấn cho chính phủ Trung Quốc, Bắc Kinh không nên phát động các cuộc tấn công trả đũa nhằm vào các doanh nghiệp Mỹ hoặc các hoạt động kinh doanh của Mỹ tại Trung Quốc, mặc dù Tổng thống Donald Trump dọa sẽ tiếp tục áp thuế trừng phạt đối với các hàng hóa Trung Quốc và cản trở hoạt động đầu tư của Bắc Kinh tại Mỹ.
“Ông Trump rất muốn nhìn thấy Trung Quốc làm khó các doanh nghiệp Mỹ. Cộng đồng doanh nghiệp hiện là tiếng nói duy nhất (tại Mỹ) có thể lên tiếng cho Trung Quốc. Nếu chúng ta nhắm mục tiêu tới họ, chúng ta thực sự sẽ thua trong cuộc chiến thương mại”, Fan Gang, cựu thành viên của ủy ban chính sách tiền tệ thuộc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, nói trong bài phát biểu tại Đại học Tsinghua ở Bắc Kinh hôm 17/10.
Là lãnh đạo của câu lạc bộ gồm các nhà kinh tế do Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He thành lập, ông Fan cho rằng thay vì tập trung vào các biện pháp đáp trả chính quyền Trump, Trung Quốc “nên mở cửa thị trường hơn nữa và tạo ra môi trường kinh doanh công bằng”.
“Về lâu dài, đó là điều có lợi cho Trung Quốc”, nhà kinh tế học Trung Quốc nhận định.
Giọng điệu của ông Fan Gang, một nhà kinh tế tự do, được cho là mềm mại hơn so với những tuyên bố cứng rắn về chiến tranh thương mại xuất hiện trên truyền thông nhà nước Trung Quốc kể từ khi Tổng thống Trump bắt đầu áp thuế nhằm vào hàng hóa Trung Quốc cách đây 6 tháng.
Việc ông Fan đề xuất Trung Quốc nên tập trung trải thảm đỏ để chào đón các công ty và doanh nhân Mỹ dường như phù hợp với phản ứng gần đây của chính phủ Trung Quốc đối với Mỹ trong cuộc chiến thương mại.
Ngoài việc cam kết sẽ giảm thuế đánh vào hàng nhập khẩu Mỹ, Bắc Kinh cũng hứa sẽ mở cửa thêm thị trường nội địa và bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc, bao gồm doanh nghiệp Mỹ.
Chính phủ Trung Quốc cũng có thêm các động thái để lôi kéo các khoản đầu tư từ Mỹ, như cho phép hãng sản xuất xe điện Tesla thành một nhà máy ở Thượng Hải, đồng thời “bật đèn xanh” cho tập đoàn năng lượng khổng lồ ExxonMobil xây dựng tổ hợp 10 tỷ USD tại Quảng Đông.
“Tâm lý bài Trung Quốc đang tăng lên trong cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, nhưng trước đây họ từng là đồng minh của chúng ta trong bối cảnh chính trị của Mỹ”, ông Fan nhận định.
Tiếng nói ủng hộ đối thoại
Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Bắc Kinh năm 2017. (Ảnh: AP)
Theo nhà kinh tế học Trung Quốc, Bắc Kinh cần tự xem lại chính mình và thừa nhận rằng mình chưa làm đủ để mở cửa thị trường nội địa hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.
“Các phòng thương mại Mỹ và châu Âu từng than phiền về môi trường kinh doanh trại Trung Quốc hết năm nay qua năm khác nhưng chúng ta vẫn phớt lờ. Hiện nay Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản đang liên kết với nhau thành mặt trận của họ và họ không hài lòng với Trung Quốc”, ông Fan nói.
Theo chuyên gia Fan, Trung Quốc cần có nhiều động thái mà lẽ ra nước này nên làm từ trước đây để mang lại những thay đổi tích cực cho nền kinh tế cũng như xoa dịu các nhà đầu tư nước ngoài vốn không ưa Bắc Kinh.
Mặc dù nhận định của ông Fan xuất phát từ góc độ của một nhà kinh tế, song điều đó cũng phản ánh một lối suy nghĩ đang hình thành tại Bắc Kinh, trong đó ủng hộ việc Mỹ – Trung đạt được thỏa hiệp để giảm căng thẳng.
“Đây không chỉ là vấn về mất cân bằng thương mại. Trước đây, chúng ta có thể giảm căng thẳng bằng cách mua thêm máy bay Boeing của Mỹ, còn bây giờ thì không”, ông Fan nhận định.
Ông Fan cho rằng chiến tranh thương mại thực chất là một phần trong kế hoạch lớn hơn của Mỹ nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
“Chúng ta phải có sự chuẩn bị về dài hạn. Mục đích thực sự của Mỹ không phải là giảm thâm hụt thương mại, mà là kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc, đặc biệt là những tiến bộ về công nghệ của Trung Quốc”, ông Fan cho biết.
Theo ông Fan, Trung Quốc sẽ không bao giờ bán hết trái phiếu chính phủ Mỹ để tấn công Washington trong bối cảnh chiến tranh thương mại vì động thái này sẽ gây thiệt hại cho Bắc Kinh nhiều hơn Mỹ. Trung Quốc hiện là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của chính phủ Mỹ.
“Nếu Trung Quốc bán tháo các trái phiếu của Mỹ, cuộc chiến thương mại sẽ lan sang lĩnh vực tài chính. Trung Quốc sẽ là nước chịu tổn hại trong lĩnh vực tài chính”, ông Fan nhận định.
Theo số liệu Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố, giá trị số trái phiếu chính phủ Mỹ do Trung Quốc nắm giữ chỉ còn 1.165 tỷ USD trong tháng 8, giảm so với 1.171 tỷ USD hồi tháng 7.
Paul Gruenwald, nhà kinh tế tại tập đoàn S&P Global, hôm qua 17/10 đã phát biểu tại Bắc Kinh rằng Mỹ và Trung Quốc có thể nối lại các cuộc đàm phán vào năm tới dưới hình thức tương tự “Đối thoại Kinh tế và Chiến lược” – một cơ chế đối thoại cấp cao hiện đã dừng hoạt động. Cơ chế này từng góp phần hàn gắn những bất đồng và dung hòa lợi ích giữa Mỹ và Trung Quốc thông qua các cuộc họp thường kỳ, bắt đầu từ năm 2006.
“Bạn phải đối thoại trước đã, sau đó mới giải quyết được vấn đề”, chuyên gia Paul Gruenwald nhận định
Nguồn Dantri
Chính trị
,
Kinh tế
,
Tin quốc tế
Chuyên gia Fan Gang – người đứng đầu nhóm cố vấn kinh tế do Phó Thủ tướng Trung Quốc thành lập. (Ảnh: Xinhua)
Theo Fan Gang, nhà kinh tế học Trung Quốc đồng thời là cố vấn cho chính phủ Trung Quốc, Bắc Kinh không nên phát động các cuộc tấn công trả đũa nhằm vào các doanh nghiệp Mỹ hoặc các hoạt động kinh doanh của Mỹ tại Trung Quốc, mặc dù Tổng thống Donald Trump dọa sẽ tiếp tục áp thuế trừng phạt đối với các hàng hóa Trung Quốc và cản trở hoạt động đầu tư của Bắc Kinh tại Mỹ.
“Ông Trump rất muốn nhìn thấy Trung Quốc làm khó các doanh nghiệp Mỹ. Cộng đồng doanh nghiệp hiện là tiếng nói duy nhất (tại Mỹ) có thể lên tiếng cho Trung Quốc. Nếu chúng ta nhắm mục tiêu tới họ, chúng ta thực sự sẽ thua trong cuộc chiến thương mại”, Fan Gang, cựu thành viên của ủy ban chính sách tiền tệ thuộc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, nói trong bài phát biểu tại Đại học Tsinghua ở Bắc Kinh hôm 17/10.
Là lãnh đạo của câu lạc bộ gồm các nhà kinh tế do Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He thành lập, ông Fan cho rằng thay vì tập trung vào các biện pháp đáp trả chính quyền Trump, Trung Quốc “nên mở cửa thị trường hơn nữa và tạo ra môi trường kinh doanh công bằng”.
“Về lâu dài, đó là điều có lợi cho Trung Quốc”, nhà kinh tế học Trung Quốc nhận định.
Giọng điệu của ông Fan Gang, một nhà kinh tế tự do, được cho là mềm mại hơn so với những tuyên bố cứng rắn về chiến tranh thương mại xuất hiện trên truyền thông nhà nước Trung Quốc kể từ khi Tổng thống Trump bắt đầu áp thuế nhằm vào hàng hóa Trung Quốc cách đây 6 tháng.
Việc ông Fan đề xuất Trung Quốc nên tập trung trải thảm đỏ để chào đón các công ty và doanh nhân Mỹ dường như phù hợp với phản ứng gần đây của chính phủ Trung Quốc đối với Mỹ trong cuộc chiến thương mại.
Ngoài việc cam kết sẽ giảm thuế đánh vào hàng nhập khẩu Mỹ, Bắc Kinh cũng hứa sẽ mở cửa thêm thị trường nội địa và bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc, bao gồm doanh nghiệp Mỹ.
Chính phủ Trung Quốc cũng có thêm các động thái để lôi kéo các khoản đầu tư từ Mỹ, như cho phép hãng sản xuất xe điện Tesla thành một nhà máy ở Thượng Hải, đồng thời “bật đèn xanh” cho tập đoàn năng lượng khổng lồ ExxonMobil xây dựng tổ hợp 10 tỷ USD tại Quảng Đông.
“Tâm lý bài Trung Quốc đang tăng lên trong cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, nhưng trước đây họ từng là đồng minh của chúng ta trong bối cảnh chính trị của Mỹ”, ông Fan nhận định.
Tiếng nói ủng hộ đối thoại
Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Bắc Kinh năm 2017. (Ảnh: AP)
Theo nhà kinh tế học Trung Quốc, Bắc Kinh cần tự xem lại chính mình và thừa nhận rằng mình chưa làm đủ để mở cửa thị trường nội địa hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.
“Các phòng thương mại Mỹ và châu Âu từng than phiền về môi trường kinh doanh trại Trung Quốc hết năm nay qua năm khác nhưng chúng ta vẫn phớt lờ. Hiện nay Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản đang liên kết với nhau thành mặt trận của họ và họ không hài lòng với Trung Quốc”, ông Fan nói.
Theo chuyên gia Fan, Trung Quốc cần có nhiều động thái mà lẽ ra nước này nên làm từ trước đây để mang lại những thay đổi tích cực cho nền kinh tế cũng như xoa dịu các nhà đầu tư nước ngoài vốn không ưa Bắc Kinh.
Mặc dù nhận định của ông Fan xuất phát từ góc độ của một nhà kinh tế, song điều đó cũng phản ánh một lối suy nghĩ đang hình thành tại Bắc Kinh, trong đó ủng hộ việc Mỹ – Trung đạt được thỏa hiệp để giảm căng thẳng.
“Đây không chỉ là vấn về mất cân bằng thương mại. Trước đây, chúng ta có thể giảm căng thẳng bằng cách mua thêm máy bay Boeing của Mỹ, còn bây giờ thì không”, ông Fan nhận định.
Ông Fan cho rằng chiến tranh thương mại thực chất là một phần trong kế hoạch lớn hơn của Mỹ nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
“Chúng ta phải có sự chuẩn bị về dài hạn. Mục đích thực sự của Mỹ không phải là giảm thâm hụt thương mại, mà là kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc, đặc biệt là những tiến bộ về công nghệ của Trung Quốc”, ông Fan cho biết.
Theo ông Fan, Trung Quốc sẽ không bao giờ bán hết trái phiếu chính phủ Mỹ để tấn công Washington trong bối cảnh chiến tranh thương mại vì động thái này sẽ gây thiệt hại cho Bắc Kinh nhiều hơn Mỹ. Trung Quốc hiện là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của chính phủ Mỹ.
“Nếu Trung Quốc bán tháo các trái phiếu của Mỹ, cuộc chiến thương mại sẽ lan sang lĩnh vực tài chính. Trung Quốc sẽ là nước chịu tổn hại trong lĩnh vực tài chính”, ông Fan nhận định.
Theo số liệu Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố, giá trị số trái phiếu chính phủ Mỹ do Trung Quốc nắm giữ chỉ còn 1.165 tỷ USD trong tháng 8, giảm so với 1.171 tỷ USD hồi tháng 7.
Paul Gruenwald, nhà kinh tế tại tập đoàn S&P Global, hôm qua 17/10 đã phát biểu tại Bắc Kinh rằng Mỹ và Trung Quốc có thể nối lại các cuộc đàm phán vào năm tới dưới hình thức tương tự “Đối thoại Kinh tế và Chiến lược” – một cơ chế đối thoại cấp cao hiện đã dừng hoạt động. Cơ chế này từng góp phần hàn gắn những bất đồng và dung hòa lợi ích giữa Mỹ và Trung Quốc thông qua các cuộc họp thường kỳ, bắt đầu từ năm 2006.
“Bạn phải đối thoại trước đã, sau đó mới giải quyết được vấn đề”, chuyên gia Paul Gruenwald nhận định
Nguồn Dantri
No comments:
Post a Comment