Cập nhật tin tức nóng hổi

Chuyên gia dự báo thảm họa có thể xảy ra với Trung Quốc trong chiến tranh thương mại

Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại thấp nhất kể từ quý đầu tiên của năm 2009 trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ đang gây áp lực lên tăng trưởng.
Kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu ngấm đòn chiến tranh thương mại từ Mỹ
Kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu ngấm đòn chiến tranh thương mại từ Mỹ. Ảnh: Bloomberg.

Người khổng lồ chân đất sét

Kể từ tháng 4, khi Mỹ bắt đầu công bố mức thuế bổ sung áp lên hàng hóa Trung Quốc lần đầu tiên, cuộc chiến thương mại này đã bắt đầu ảnh hưởng đến kinh tế của Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng 6,5% trong quý 3 năm 2018, không đạt được kỳ vọng tăng trưởng 6,6% và thấp hơn mức tăng GDP quý II (6,7%).

Kelvin Tay, giám đốc đầu tư khu vực tại UBS Global Wealth Management, cho biết sự suy giảm trong tăng trưởng của Trung Quốc là không đáng ngạc nhiên. Trung Quốc không thể duy trì tăng trưởng ở mức 6,6 – 6,7% mỗi quý do cuộc tranh chấp thương mại đang xảy ra với Mỹ, ông Kelvin Tay trả lời CNBC.

“Rõ ràng là nền kinh tế Trung Quốc đang ở trên nền tảng không vững vàng và tâm lý lo ngại về triển vọng kinh tế cũng như thị trường tài chính của Trung Quốc đang gia tăng”, ông Hao Zhou, nhà kinh tế cao cấp tại Commerzbank cho biết.

Zhu Haibin – nhà kinh tế tại JP Morgan dự báo tăng trưởng của Trung Quốc năm tới sẽ chỉ còn 6,1%. “Chúng tôi cho rằng căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc sẽ càng trầm trọng trong năm tới”, ông nói.

Thảm họa có thể xảy ra

Từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn đi theo mô hình phát triển kinh tế bằng cách đầu tư các dự án lớn để giúp thúc đẩy tăng trưởng GDP hai con số, đưa đất nước này trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – chỉ sau Mỹ.

Tuy nhiên, đổi lại là một “núi” nợ nần lớn dần theo theo thời gian cần phải giải quyết để chuyển dịch sang mô hình phát triển bền vững hơn.

Kế hoạch chuyển dịch nền kinh tế này là nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế dựa vào chi tiêu nội địa của tầng lớp người tiêu dùng ngày càng tăng nhanh, thay vì các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng theo cách cổ điển.

Nhưng cuộc chiến thương mại đang làm suy giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và buộc các nhà chức trách phải quay lại phương án cũ để bù đắp cho các thiệt hại do áp thuế lên hàng Mỹ.

Gần đây, các ngân hàng Trung Quốc đang kích thích cho vay để tăng các khoản đầu tư, nhằm duy trì tăng trưởng ở mức cao, nhưng đồng nghĩa với việc các khoản nợ sẽ nhiều lên.

Vừa qua, một gói kích thích lớn đã công bố ở tỉnh Quảng Đông, trung tâm xuất khẩu của Trung Quốc, bao gồm các biện pháp thuế, đất đai…

Thị trường sẽ cảm thấy lo ngại hơn về tính bền vững và những rủi ro tài chính gia tăng, các chuyên gia dự báo.

Andrew Collier, giám đốc điều hành tại Orient Capital Research ở Hồng Kông cho rằng, mức nợ có khả năng duy trì ở mức hiện tại hoặc thậm chí tăng lên. “Điều này có thể là thảm họa”, ông Collier cho biết.

Nguồn soha
,

No comments:

Post a Comment