Cập nhật tin tức nóng hổi

Dấu hiệu sụp đổ của Trung Quốc qua chuyến đi Tập Cận Bình đến Quảng Đổng?, ảnh hưởng đến Việt Nam

Khi nói đến các trung tâm kinh tế – chính trị của Trung Quốc, người ta thường nói theo thứ tự sau “nhứt Thượng – nhị Bắc – tam Thiên – tứ Thâm”. Đây là 04 thủ phủ kinh tế – chính trị của Trung Quốc trong tổng số 10 thủ phủ hiện nay ngoài hai đặc khu Hồng Kông và Macau. Thượng là Thượng Hải, Bắc là Bắc Kinh, Thiên là Thiên Tân, Thâm là Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông.
Dấu hiệu sụp đổ của Trung Quốc qua chuyến đi Tập Cận Bình đến Quảng Đổng?, ảnh hưởng đến Việt Nam
Tỉnh Quảng Đông thuộc miền Nam TrungQuốc, phía đông tiếp giáp biển, có thành phố Thâm Quyến được xem là đầu tàu kinh tế của Trung Quốc. Năm 2017 GDP của tỉnh Quảng Đông đạt 1,43 ngàn tỷ USD trên hơn 100 triệu dân, tức GDP cao hơn cả nước Nga, mà GDP của nước Nga đang xếp vị trí thứ 12 ở thế giới. Quảng Đông được xem là trung tâm sản xuất hàng xuất khẩu của Trung Quốc, nơi thu hút rất đông các nhà đầu tư nước ngoài đổ tiền vào đây để đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư Mỹ.

Vì vậy, trong lúc xung đột thương mại Mỹ – Tàu đang căng thẳng làm cho tốc độ sản xuất của Trung Quốc tụt giảm thì việc Tập Cận Bình phải ưu tiên kinh lý đến đây là việc phải làm ngay, vừa trấn an giới chủ doanh nghiệp, công nhân lao động tại đây, đồng thời cũng nắm bắt tâm tư, thái độ của họ để chuẩn bị cho cuộc hội đàm với Trump bên lề Thượng đỉnh G20 sắp tới. Tuy nhiên, việc Tập Cận Bình thân chinh đến Quảng Đông trong lúc này ngoài những việc trên ra thì còn một việc rất quan trọng hơn lĩnh vực kinh tế, đó là lĩnh vực chính trị mà sự phân rã nội bộ đảng cộng sản đang diễn ra mạnh mẽ bởi tác động của cuộc chiến thương mại do Trump phát động làm bộc lộ những sai lầm trong quyết sách, trong giải pháp ứng phó của Tập Cận Bình.

Một trong những nhân tố quyết định con đường tiến lên ngai vàng của họ Tập chính là việc triệt hạ được các thế lực cạnh tranh, thù địch mà điển hình là Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang,… Tập Cận Bình đánh gục đối thủ của mình ngoài việc dựa vào quân đội với sự hậu thuẫn đắc lực của Thượng tướng Lưu Nguyên, con trai của cố Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ ra thì còn có sự hỗ trợ đắc lực của con hổ Quảng Đông đó là Diệp Tuyển Ninh, con trai thứ của nguyên soái “khai quốc công thần” Trung Quốc Diệp Kiếm Anh.
Tập Cận Bình được kính nể một phần lớn nhờ thế lực của Diệp Tuyển Ninh
Tập Cận Bình được kính nể một phần lớn nhờ thế lực của Diệp Tuyển Ninh

Diệp Tuyển Ninh được xem là “anh cả” trong nhóm những hậu duệ của các lãnh đạo thế hệ đầu tiên, còn gọi là “Hồng nhị đại”, tháng 02/2012, chính Diệp Tuyển Ninh đã tiên phong gửi thư lên lãnh đạo Trung Nam Hải yêu cầu Bạc Hy Lai từ chức, thậm chí họ Diệp còn đứng ra đại diện cho lập trường của “Hồng nhị đại”.

Nói sơ về nhân vật Diệp Tuyển Ninh, năm 1984 là Phó Hội trưởng Hiệp hội liên lạc hữu nghị quốc tế, năm đó đã gia nhập Quân giải phóng nhân dân TrungQuốc – PLA và được phong hàm thiếu tướng vào tháng 9/1988. Song song đó, Diệp Tuyển Ninh còn làm lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước và nắm giữ chức vụ cao trong Ủy ban thường vụ Chính hiệp toàn quốc của TrungQuốc. Khi Diệp Tuyển Ninh được giao phụ trách Cục liên lạc thuộc Tổng cục chính trị PLA, hoạt động tình báo của Cục liên lạc đã lấn át Bộ Tổng tham mưu. Từ năm 1990, Cục liên lạc thuộc Tổng cục chính trị PLA do Diệp Tuyển Ninh phụ trách đã đưa trên 3.000 hậu duệ của các thế hệ cách mạng Trung Quốc ra nước ngoài đào tạo và âm thầm hoạt động. Mặc dù vậy họ cũng luôn bị kiểm soát, khống chế để không gây bất ổn trong nội bộ đảng cộng sản khi trở về nước.

Cũng như các triều đại vua chúa trước đây luôn dùng người theo cách “Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tận, lương cung tàn; địch quốc phá, mưu thần vong”. Nghĩa là “Thỏ khôn chết, chó săn bị mổ làm thịt; chim bay cao hết, cung tốt vất bỏ; nước địch phá xong mưu thần bị giết”. Vì vậy, sau khi Tập Cận Bình chắc suất lên ngôi vương tại Hội nghị trung ương 5 vào tháng 10/2010, ngay lập tức Diệp Tuyển Ninh bị Tập Cận Bình ép “chuyển giao” ngôi vị anh cả của “Hồng Nhị Đại”. Cuối cùng thì Diệp Tuyển Ninh đã phải chết vào ngày 10/7/2018 ở cái tuổi 77, sau cái chết của Diệp Tuyển Ninh, thế lực chủ chốt của “Hồng nhị đại” như Lưu Nguyên, con của cựu Chủ tịnh nước Lưu Thiếu Kỳ, Lưu Á Châu, con rể của Lý Tiên Niệm, cựu Chủ tịch Quốc hội đã không còn ủng hộ Tập Cận Bình nhiệt tình nữa như trong nhiệm kỳ đầu. Đặc biệt, khi Trump phát động “thương chiến” với Trung Quốc và Tập tung đòn đáp trả thì chứng khoán lao dốc, sản xuất đình trệ, chủ tịch interpol bị bắt, trưởng đại diện tại Macau là Trịnh Hiểu Tùng nhảy lầu tự tử nâng con số quan chức Trung Quốc “tự tử” từ năm 2014 đến nay hơn 30 chục mạng, cũng như những tên gián điệp là lính của Diệp Tuyển Ninh lần lượt bị sa lưới và Bộ tư pháp Mỹ đang đưa ra pháp đình 10 tên đã cho thấy sự rạn nứt rõ rệt giữa “Hồng Nhị Đại” với hoàng đế Tập Cận Bình bởi theo họ chính Tập Cận Bình đã gây thiệt hại về lợi ích kinh tế lẫn chính trị đối với họ nói riêng và đất nước nói chung.

Vì vậy, sự xuất hiện của Tập Cận Bình ở Quảng Đông hay còn gọi là Khu Nam trong bối cảnh này có nhiều mục đích, có thể đơn cử như sau:

1. Trấn an các doanh nghiệp;

2. Chỉ đạo trấn áp thế lực họ Diệp ở Quảng Đông;

Nhưng mục đích trấn áp họ Diệp là trên hết bởi động thái Tập kêu gọi lực lượng quân đội ở Khu Nam sẵn sàng chiến tranh không đơn thuần là răn đe các thế lực bên ngoài ở Biển Đông mà trên hết Tập muốn ra thông điệp “sẽ có một Thiên An Môn 2” tại Quảng Đông nếu “Hồng Nhị Đại” nơi này muốn tạo phản.

Chỉ dấu trên thể hiện đẳng cấp thâm hiểm của Tập Cận Bình ở tầm thượng thừa, tuy nhiên nó lại là con dao hai lưỡi xua đuổi các nhà đầu tư nước ngoài kể cả sân sau của họ Diệp phải sớm rời khỏi Quảng Đông bởi một khi chính trị bất ổn thì kinh tế sẽ là đối tượng bị tác động bất lợi mạnh nhứt. Đó cũng là lý do tại sao hơn 70% doanh nghiệp Mỹ tại Quảng Đông đang ngưng mở rộng đầu tư và lên kế hoạch rút khỏi miền Nam Trung Quốc, rời khỏi Trung Quốc. Đây mới chính là nguyên nhân chính chứ không hẳn do căng thẳng thương mại Mỹ – Tàu gây ra.

Nhưng không sao, với Tập thì đảng và ngai vàng là trên hết, dẫu có thêm nhiều Thiên An Môn, dẫu xóa sổ “Hồng Nhị Đại”, Hồng tam – tứ đại cũng quyết tâm “còn đảng còn mình”.

Tran Hung
,

No comments:

Post a Comment