Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và có thể leo thang lên cao nữa. Hàng loạt công ty đang tháo chạy khỏi Trung Quốc trước khi ảnh hưởng trở nên rõ ràng hơn.
GoerTek – nhà cung cấp thiết bị hàng đầu cho Apple – vừa xác nhận kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tránh tác động của một cuộc chiến tranh thương mại đang leo thang giữa Washington và Bắc Kinh.
Tin liên quan: Hàng loạt công ty tháo chạy khỏi Trung Quốc
Theo Nikkei, GoerTek cũng đã thông báo về kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất tai nghe không dây sang Việt Nam. Trong khi đó, Apple thay đổi kế hoạch ra mắt sản phẩm AirPods phiên bản mới sang năm sau, thay vì cuối năm nay như trước đó.
Gần như cùng lúc, hai nhà cung cấp phụ kiện cho iPhone: Pegatronvà Cheng Uei, cũng đang tìm kiếm mở rộng sản xuất ra ngoài Trung Quốc, cũng với các lý do tương tự. Địa điểm có thể là Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan, Philippines,…
Quyết định tháo chạy khỏi Trung Quốc của các nhà cung cấp thiết bị cho Apple được đưa ra dựa trên hàng loạt những báo cáo đánh giá cho thấy cuộc chiến giữa Mỹ – Trung còn kéo dài và không dễ hạ nhiệt.
Một số doanh nghiệp tính rời Trung Quốc.
Trả lời chương trình “60 Minutes” của đài CBS hôm cuối tuần, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ông không muốn đẩy kinh tế Trung Quốc vào suy thoái nhưng muốn một thỏa thuận thương mại công bằng giữa Mỹ và Trung Quốc. Ông Trump cũng tuyên bố nhiều khả năng sẽ có một vòng đánh thuế mới.
Tính tới nay, Mỹ đã tiến hành 3 vòng đánh thuế nhằm vào hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc với tổng giá trị lên tới 250 tỷ USD. Trong đó, 200 tỷ USD sẽ có mức thuế tăng từ 10% lên 25% vào đầu năm tới.
Thậm chí, Tổng thống Trump còn đe dọa đánh thuế tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc nhằm cắt giảm thâm hụt thương mại.
Cũng theo các báo cáo, Apple là mục tiêu rõ ràng nhất nếu Trung Quốc muốn trả đũa lên các công ty của Mỹ tại Trung Quốc. Apple và các nhà cung cấp phụ kiện chính là đối tượng không còn nghi ngờ gì phải chịu những rủi ro về bất ổn chính trị.
Trước đó, Delta Electronics, một công ty Đài Loan chuyên cung cấp linh kiện cho các sản phẩm iPhone và MacBook của Apple, cũng đã tính tới việc tiếp cận các trung tâm sản xuất tại Thái Lan, cũng như Ấn Độ và Slovakia.
Đại diện của Quanta Computer cũng tính tới các địa điểm “bên ngoài Trung Quốc” cho hoạt động sản xuất Apple Watch và MacBook.
Không chỉ các nhà sản xuất cho Apple, hàng loạt doanh nghiệp khác cũng tính đường rút khỏi Trung Quốc do bất ổn tăng cao, trong khi các lợi thế cũng giảm dần. Cuộc chiến thương mại ngày càng căng thẳng, trong khi áp lực từ chính quyền trong nước cũng rất lớn.
Ông Donald Trump và Tập Cận Bình.
Quyền lực vô đối của Trung Quốc khiến nhiều đại gia hàng đầu Hàn Quốc, Nhật Bản đau đớn rút lui. Mặc dù đây là thị trường tỷ dân, có tiềm năng lớn với các tập đoàn lớn nước ngoài nhưng họ cũng không thể trụ nổi trước những làn sóng tẩy chay kéo dài.
Bơ vơ dòng tiền tỷ USD
Trong thông báo của mình, GoerTek đã tham vấn các nhà cung cấp phụ kiện đầu vào để tính tới một sự chuyển đổi địa điểm sản xuất. Mức thuế tăng mạnh lên 25% chắc chắn sẽ khiến các doanh nghiệp khó có thể chống lại một cú sốc như vậy.
Việc chuyển đổi không phải lúc nào cũng dễ dàng khi mà nhiều doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp Mỹ, đã cắm rễ hàng thập kỷ tại Trung Quốc.
Mặc dù vậy, có một sự thật khó thay đổi là ông Donald Trump vẫn đang dồn dập ra đòn và không khoan nhượng với Trung Quốc, ít nhất ở khía cạnh thương mại.
Với thuế suất lên tới 25% cho 250 tỷ USD hàng hóa, và có thể sẽ lên tới 500 tỷ USD thì cơ hội để bất cứ một sản phẩm nào từ Trung Quốc có được lợi thế cạnh tranh trên nước Mỹ là rất mong manh.
Không chỉ sau khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung nổ ra, mà trước đó, một thực tế là nhiều tập đoàn nước ngoài lớn ở Trung Quốc đã không còn thấy thị trường này hấp dẫn. Quy mô tỷ dân thì vẫn còn đó nhưng giá chi phí đầu vào, trong đó có chí phí nhân công, không còn thấp. Chi phí nhân công ở Trung Quốc cao hơn so với nhiều thị trường như Ấn Độ, Việt Nam, Philippines, Bangladesh,…
Nhưng quan trọng hơn là nhiều tập đoàn, biểu tượng của nhiều nền kinh tế lớn, phải đối mặt với một rủi ro rất lớn: rủi ro chính trị. Rủi ro này có thể khiến thành quả mà họ đạt được trong nhiều năm trước đó tan thành mây khói.
Trong hơn 1 năm qua, Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc chịu rất nhiều tổn thất nặng nề do căng thẳng chính trị giữa Hàn Quốc và Trung Quốc. Tập đoàn này đã phải đẩy nhanh tiến trình rút lui hoàn toàn khỏi nền kinh tế tỷ dân.
Lotte bán các cửa hàng tại Trung Quốc.
Theo hãng tin Bloomberg, nhà bán lẻ khổng lồ Hàn Quốc đã đồng ý bán hầu hết các chuỗi siêu thị tại Trung Quốc khi thua lỗ ngày một tăng cao sau hơn một năm chống đỡ với làn sóng tẩy chay hàng hóa, dịch vụ của Hàn Quốc tại Trung Quốc.
Lotte bị xem là tâm điểm của chiến dịch trả đũa mà Trung Quốc nhằm vào các công ty Hàn Quốc, sau khi chính phủ Hàn Quốc cho phép Mỹ lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD nhằm chống lại Triều Tiên hồi đầu năm 2017.
Trước đó, hồi giữa năm 2017, hãng xe hàng đầu Hàn Quốc Hyundai Motor cũng chứng kiến doanh số sụt giảm hàng chục phần trăm tại thị trường Trung Quốc. Hyundai đã quyết định dừng sản xuất ôtô ở Trung Quốc sau khi bị do bị tẩy chay và các nhà cung cấp địa phương từ chối cung cấp phụ tùng cần thiết với lý do không nhận được thanh toán.
Hồi năm 2012, Toyota cũng chứng kiến doanh số sụt giảm mạnh tại Trung Quốc bởi làn sóng tẩy chay hàng Nhật trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ giữa Tokyo và Bắc Kinh.
Năm 2011, Trung Quốc cũng đã cấm du lịch theo đoàn tới Nhật Bản gần một năm sau khi tranh chấp vấn đề chủ quyền biển đảo mà Tokyo gọi là Senkaku, Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, lên cao.
Đóng cửa tại thị trường Trung Quốc tổn hại to lớn. Tuy nhiên, đây vẫn là quyết định được nhiều tập đoàn lớn đưa ra và có thể còn nhiều tập đoàn khác nữa trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Không ít nhà sản xuất đóng tại Trung Quốc dần chuyển hoạt động sang khu vực Đông Nam Á có chi phí thấp hơn và môi trường kinh doanh ổn định hơn. Chính các doanh nghiệp Trung Quốc gần đây cũng tìm cách chuyển sản xuất sang các nước khác. Dòng tiền hàng trăm tỷ USD vẫn bơ vơ chưa biết điểm đến.
Nguồn Vietnamnet
Kinh tế
,
Tin quốc tế
Đồng loạt tháo chạy
Tin liên quan: Hàng loạt công ty tháo chạy khỏi Trung Quốc
Theo Nikkei, GoerTek cũng đã thông báo về kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất tai nghe không dây sang Việt Nam. Trong khi đó, Apple thay đổi kế hoạch ra mắt sản phẩm AirPods phiên bản mới sang năm sau, thay vì cuối năm nay như trước đó.
Gần như cùng lúc, hai nhà cung cấp phụ kiện cho iPhone: Pegatronvà Cheng Uei, cũng đang tìm kiếm mở rộng sản xuất ra ngoài Trung Quốc, cũng với các lý do tương tự. Địa điểm có thể là Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan, Philippines,…
Quyết định tháo chạy khỏi Trung Quốc của các nhà cung cấp thiết bị cho Apple được đưa ra dựa trên hàng loạt những báo cáo đánh giá cho thấy cuộc chiến giữa Mỹ – Trung còn kéo dài và không dễ hạ nhiệt.
Một số doanh nghiệp tính rời Trung Quốc.
Tính tới nay, Mỹ đã tiến hành 3 vòng đánh thuế nhằm vào hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc với tổng giá trị lên tới 250 tỷ USD. Trong đó, 200 tỷ USD sẽ có mức thuế tăng từ 10% lên 25% vào đầu năm tới.
Thậm chí, Tổng thống Trump còn đe dọa đánh thuế tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc nhằm cắt giảm thâm hụt thương mại.
Cũng theo các báo cáo, Apple là mục tiêu rõ ràng nhất nếu Trung Quốc muốn trả đũa lên các công ty của Mỹ tại Trung Quốc. Apple và các nhà cung cấp phụ kiện chính là đối tượng không còn nghi ngờ gì phải chịu những rủi ro về bất ổn chính trị.
Trước đó, Delta Electronics, một công ty Đài Loan chuyên cung cấp linh kiện cho các sản phẩm iPhone và MacBook của Apple, cũng đã tính tới việc tiếp cận các trung tâm sản xuất tại Thái Lan, cũng như Ấn Độ và Slovakia.
Đại diện của Quanta Computer cũng tính tới các địa điểm “bên ngoài Trung Quốc” cho hoạt động sản xuất Apple Watch và MacBook.
Không chỉ các nhà sản xuất cho Apple, hàng loạt doanh nghiệp khác cũng tính đường rút khỏi Trung Quốc do bất ổn tăng cao, trong khi các lợi thế cũng giảm dần. Cuộc chiến thương mại ngày càng căng thẳng, trong khi áp lực từ chính quyền trong nước cũng rất lớn.
Ông Donald Trump và Tập Cận Bình.
Quyền lực vô đối của Trung Quốc khiến nhiều đại gia hàng đầu Hàn Quốc, Nhật Bản đau đớn rút lui. Mặc dù đây là thị trường tỷ dân, có tiềm năng lớn với các tập đoàn lớn nước ngoài nhưng họ cũng không thể trụ nổi trước những làn sóng tẩy chay kéo dài.
Bơ vơ dòng tiền tỷ USD
Trong thông báo của mình, GoerTek đã tham vấn các nhà cung cấp phụ kiện đầu vào để tính tới một sự chuyển đổi địa điểm sản xuất. Mức thuế tăng mạnh lên 25% chắc chắn sẽ khiến các doanh nghiệp khó có thể chống lại một cú sốc như vậy.
Việc chuyển đổi không phải lúc nào cũng dễ dàng khi mà nhiều doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp Mỹ, đã cắm rễ hàng thập kỷ tại Trung Quốc.
Mặc dù vậy, có một sự thật khó thay đổi là ông Donald Trump vẫn đang dồn dập ra đòn và không khoan nhượng với Trung Quốc, ít nhất ở khía cạnh thương mại.
Với thuế suất lên tới 25% cho 250 tỷ USD hàng hóa, và có thể sẽ lên tới 500 tỷ USD thì cơ hội để bất cứ một sản phẩm nào từ Trung Quốc có được lợi thế cạnh tranh trên nước Mỹ là rất mong manh.
Không chỉ sau khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung nổ ra, mà trước đó, một thực tế là nhiều tập đoàn nước ngoài lớn ở Trung Quốc đã không còn thấy thị trường này hấp dẫn. Quy mô tỷ dân thì vẫn còn đó nhưng giá chi phí đầu vào, trong đó có chí phí nhân công, không còn thấp. Chi phí nhân công ở Trung Quốc cao hơn so với nhiều thị trường như Ấn Độ, Việt Nam, Philippines, Bangladesh,…
Nhưng quan trọng hơn là nhiều tập đoàn, biểu tượng của nhiều nền kinh tế lớn, phải đối mặt với một rủi ro rất lớn: rủi ro chính trị. Rủi ro này có thể khiến thành quả mà họ đạt được trong nhiều năm trước đó tan thành mây khói.
Trong hơn 1 năm qua, Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc chịu rất nhiều tổn thất nặng nề do căng thẳng chính trị giữa Hàn Quốc và Trung Quốc. Tập đoàn này đã phải đẩy nhanh tiến trình rút lui hoàn toàn khỏi nền kinh tế tỷ dân.
Lotte bán các cửa hàng tại Trung Quốc.
Theo hãng tin Bloomberg, nhà bán lẻ khổng lồ Hàn Quốc đã đồng ý bán hầu hết các chuỗi siêu thị tại Trung Quốc khi thua lỗ ngày một tăng cao sau hơn một năm chống đỡ với làn sóng tẩy chay hàng hóa, dịch vụ của Hàn Quốc tại Trung Quốc.
Lotte bị xem là tâm điểm của chiến dịch trả đũa mà Trung Quốc nhằm vào các công ty Hàn Quốc, sau khi chính phủ Hàn Quốc cho phép Mỹ lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD nhằm chống lại Triều Tiên hồi đầu năm 2017.
Trước đó, hồi giữa năm 2017, hãng xe hàng đầu Hàn Quốc Hyundai Motor cũng chứng kiến doanh số sụt giảm hàng chục phần trăm tại thị trường Trung Quốc. Hyundai đã quyết định dừng sản xuất ôtô ở Trung Quốc sau khi bị do bị tẩy chay và các nhà cung cấp địa phương từ chối cung cấp phụ tùng cần thiết với lý do không nhận được thanh toán.
Hồi năm 2012, Toyota cũng chứng kiến doanh số sụt giảm mạnh tại Trung Quốc bởi làn sóng tẩy chay hàng Nhật trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ giữa Tokyo và Bắc Kinh.
Năm 2011, Trung Quốc cũng đã cấm du lịch theo đoàn tới Nhật Bản gần một năm sau khi tranh chấp vấn đề chủ quyền biển đảo mà Tokyo gọi là Senkaku, Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, lên cao.
Đóng cửa tại thị trường Trung Quốc tổn hại to lớn. Tuy nhiên, đây vẫn là quyết định được nhiều tập đoàn lớn đưa ra và có thể còn nhiều tập đoàn khác nữa trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Không ít nhà sản xuất đóng tại Trung Quốc dần chuyển hoạt động sang khu vực Đông Nam Á có chi phí thấp hơn và môi trường kinh doanh ổn định hơn. Chính các doanh nghiệp Trung Quốc gần đây cũng tìm cách chuyển sản xuất sang các nước khác. Dòng tiền hàng trăm tỷ USD vẫn bơ vơ chưa biết điểm đến.
Nguồn Vietnamnet
No comments:
Post a Comment