Phát hiện nhà thầu lấp đất phong hóa thi công gian dối cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, ông Lực gửi đơn trình báo cơ quan chức năng thì bị “kẻ lạ” dọa giết.
Liên tục nhiều ngày qua, theo dõi thông tin tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi mới đưa vào khai thác hơn một tháng đã hư hỏng, ông Phạm Tấn Lực (ngụ xã Bình Trung, huyện Bình Sơn) cảm thấy xót xa.
Lật giở hồ sơ tố cáo đơn vị thi công gian dối chồng chất nơi góc nhà, ông Lực trải lòng: “Thấy họ làm sai quá, tôi không chịu được”.
Ba năm trước, lão nông này từng là nhân viên bảo vệ công trường thi công gói thầu A3 tuyến cao tốc này. Hàng ngày, chứng kiến các đơn vị thi công lấy đất phong hóa (đất bị thay đổi thành phần, cấu trúc và trạng thái, suy giảm tính chất xây dựng) làm đường cao tốc, thoạt đầu, ông phản ánh sai trái với nhóm kỹ sư giám sát. Không ngờ, họ cho rằng “phận làm lính” nên khó thay đổi được gì.
Ông Phạm Tấn Lực (ngụ huyện Bình Sơn) chụp lại hình ảnh mỏ đất không đảm bảo tiêu chuẩn nhưng nhà thầu Giang Tô (Trung Quốc) dùng chôn lấp thi công tuyến cao tốc.
Không thể im lặng mãi, ông bàn với một số người dân ở thôn Phú Lễ 2, xã Bình Trung (huyện Bình Sơn) viết đơn kèm theo hình ảnh thi công gian dối đến các cơ quan chức năng.
Bị dọa cắt cổ vì vạch trần nhà thầu
Trong đơn gửi đến các cấp tỉnh, huyện và cơ quan báo chí, ông Lực thống kê hàng loạt sai phạm của nhà thầu Trung Quốc: Đất phong hóa không đưa về bãi thải mà chôn hết xuống lòng đường cao tốc.
Năm 2015, mỏ số 14 của Công ty Thiện Phát thí nghiệm nhiều lần không đạt chất lượng. Điều kỳ lạ là năm 2016 kết quả thí nghiệm lại đạt chuẩn và cho phép đào 123.500 m3 đất ở mỏ này thi công đường cao tốc khu vực Bàu Sen (xã Bình Trung, huyện Bình Sơn).
Trong khi đó, Công ty Lý Tuấn mua đất trái phép lòng hồ Hố Dọc đưa vào thi công tuyến cao tốc nhưng thể hiện trong hồ sơ là khai thác đất từ mỏ số 14…
Sau nhiều ngày gửi đơn tố cáo nhà thầu, ông Lực còn nhớ, trưa 11/6, hai thanh niên lạ mặt đến gia đình liên tục tra hỏi vì sao dám vạch ra sai phạm ở đường cao tốc.
“Hai thanh niên bảo tôi không được đụng đến nhà thầu Giang Tô, nếu nói gì nữa sẽ lãnh hậu quả thảm khốc. Sau khi ra về, chúng còn gọi điện hăm dọa coi chừng cắt đứt cổ”, ông Lực nói.
Cho rằng nhà thầu Trung Quốc làm ăn gian dối, với trách nhiệm là người dân, ông Lực quyết làm sáng tỏ vụ việc.
“Nhiều lần vợ khuyên tôi dừng lại tránh mang họa vào thân. Nếu dung túng cho nhà thầu gian dối thì đường cao tốc quốc gia tan nát, lòng tôi sao có thể chịu được”, lão nông chia sẻ.
Nhà thầu Giang Tô thi công vòng xoay tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi giao nhau với tuyến Trì Bình đi cảng Dung Quất (huyện Bình Sơn) còn ngổn ngang. Ảnh: M. Hoàng.
Sự thật được phanh phui
Đồng cảm với việc làm ý nghĩa, một số cán bộ kỹ thuật trên công trường đã tìm cách chia sẻ bản vẽ photo cho ông Lực để đối chiếu với các hạng mục ngoài thực địa.
Từ nền tảng kiến thức người thợ xây dựng, ông Lực và nhóm người dân trong xã đã phát hiện nhiều bất cập xoay quanh gói thầu A3 đoạn qua xã Bình Trung và Bình Nguyên (huyện Bình Sơn). Cụ thể: Chân đế mặt cống đặt trên cao tốc mỏng hơn so với bản thiết kế, mương thoát nước chảy ngược vào khu dân cư mỗi khi mưa lớn…
Lần theo đơn thư của ông Lực, một số cơ quan báo chí vào cuộc điều tra đều ghi nhận nhà thầu Trung Quốc làm ăn gian dối đã đưa vật liệu bẩn thi công nền đường, thậm chí ở những đoạn đất yếu như Bàu Sen (có lớp đất bùn dày đến 8 m) không được bóc tầng phủ…
Trước tình hình này, Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi thuộc Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quyết định từ chối giám đốc thi công nhà thầu Giang Tô vì làm ăn gian dối.
Theo các chuyên gia về xây dựng, nếu không bóc vật liệu này vĩnh viễn, đưa vật liệu sạch, đúng quy chuẩn thay vào, đoạn cao tốc này chỉ một thời gian ngắn sẽ sụt lún và hư hỏng.
Nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu rất thấp
Trước đó, tại buổi họp báo ngày 13/10, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ thừa nhận khi dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đưa ra đấu thầu quốc tế, nhà thầu Giang Tô (Trung Quốc) bỏ thầu rất thấp.
Khẳng định không bao giờ có chuyện đem bùn nạo vét lên đắp nền đường cao tốc nhưng Thứ trưởng Thọ cũng cho rằng trong các giải pháp kỹ thuật, dùng bùn đắp tạo nên sự phản cảm thì vẫn có.
Lớp đất phong hóa tràn lan ở gói thầu A3 tuyến cao tốc đoạn qua xã Bình Trung, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi).
“Bùn ở dưới nước vớt lên, khi khô ráo mà thành phần hạt tốt, chỉ tiêu cơ lý đạt… thì người ta vẫn sử dụng. Sau đó nhà thầu sẽ đầm lèn và đạt được độ chặt K95 thì vẫn sử dụng được. Vật liệu sau đầm lèn không đạt K95 phải bóc đổ đi. Quy trình là như vậy, còn lại là do giám sát ở hiện trường”, ông Thọ nói.
Trả lời báo chí về nghi vấn các nhà thầu đổ đá bằng đá kém chất lượng để thi công, ông Thọ cho hay vật liệu khi đưa vào thi công phải theo quy chuẩn, có tiêu chuẩn đàng hoàng.
“Có thể nghiệm thu ở công trình để đưa vào hoặc một số sản phẩm có thể nghiệm thu ngay ở nơi sản xuất. Công trình đó xảy ra hư hỏng, sạt lở, tìm hiểu nguyên nhân thì quy trình cũng rất rõ. Từ khâu thiết kế, giám sát, chủ đầu tư đều có trách nhiệm trong quá trình đó”, ông Thọ cho biết.
Gói thầu A3 của tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi qua huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) dài 10,6 km do nhà thầu Giang Tô (Trung Quốc) phụ trách thi công. Tổng giá trị gói thầu này khoảng 1.360 tỷ đồng, thực hiện từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB).
Nguồn Zing
Pháp luật
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Liên tục nhiều ngày qua, theo dõi thông tin tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi mới đưa vào khai thác hơn một tháng đã hư hỏng, ông Phạm Tấn Lực (ngụ xã Bình Trung, huyện Bình Sơn) cảm thấy xót xa.
Lật giở hồ sơ tố cáo đơn vị thi công gian dối chồng chất nơi góc nhà, ông Lực trải lòng: “Thấy họ làm sai quá, tôi không chịu được”.
Ba năm trước, lão nông này từng là nhân viên bảo vệ công trường thi công gói thầu A3 tuyến cao tốc này. Hàng ngày, chứng kiến các đơn vị thi công lấy đất phong hóa (đất bị thay đổi thành phần, cấu trúc và trạng thái, suy giảm tính chất xây dựng) làm đường cao tốc, thoạt đầu, ông phản ánh sai trái với nhóm kỹ sư giám sát. Không ngờ, họ cho rằng “phận làm lính” nên khó thay đổi được gì.
Ông Phạm Tấn Lực (ngụ huyện Bình Sơn) chụp lại hình ảnh mỏ đất không đảm bảo tiêu chuẩn nhưng nhà thầu Giang Tô (Trung Quốc) dùng chôn lấp thi công tuyến cao tốc.
Không thể im lặng mãi, ông bàn với một số người dân ở thôn Phú Lễ 2, xã Bình Trung (huyện Bình Sơn) viết đơn kèm theo hình ảnh thi công gian dối đến các cơ quan chức năng.
Bị dọa cắt cổ vì vạch trần nhà thầu
Trong đơn gửi đến các cấp tỉnh, huyện và cơ quan báo chí, ông Lực thống kê hàng loạt sai phạm của nhà thầu Trung Quốc: Đất phong hóa không đưa về bãi thải mà chôn hết xuống lòng đường cao tốc.
Năm 2015, mỏ số 14 của Công ty Thiện Phát thí nghiệm nhiều lần không đạt chất lượng. Điều kỳ lạ là năm 2016 kết quả thí nghiệm lại đạt chuẩn và cho phép đào 123.500 m3 đất ở mỏ này thi công đường cao tốc khu vực Bàu Sen (xã Bình Trung, huyện Bình Sơn).
Trong khi đó, Công ty Lý Tuấn mua đất trái phép lòng hồ Hố Dọc đưa vào thi công tuyến cao tốc nhưng thể hiện trong hồ sơ là khai thác đất từ mỏ số 14…
Sau nhiều ngày gửi đơn tố cáo nhà thầu, ông Lực còn nhớ, trưa 11/6, hai thanh niên lạ mặt đến gia đình liên tục tra hỏi vì sao dám vạch ra sai phạm ở đường cao tốc.
“Hai thanh niên bảo tôi không được đụng đến nhà thầu Giang Tô, nếu nói gì nữa sẽ lãnh hậu quả thảm khốc. Sau khi ra về, chúng còn gọi điện hăm dọa coi chừng cắt đứt cổ”, ông Lực nói.
Cho rằng nhà thầu Trung Quốc làm ăn gian dối, với trách nhiệm là người dân, ông Lực quyết làm sáng tỏ vụ việc.
“Nhiều lần vợ khuyên tôi dừng lại tránh mang họa vào thân. Nếu dung túng cho nhà thầu gian dối thì đường cao tốc quốc gia tan nát, lòng tôi sao có thể chịu được”, lão nông chia sẻ.
Nhà thầu Giang Tô thi công vòng xoay tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi giao nhau với tuyến Trì Bình đi cảng Dung Quất (huyện Bình Sơn) còn ngổn ngang. Ảnh: M. Hoàng.
Sự thật được phanh phui
Đồng cảm với việc làm ý nghĩa, một số cán bộ kỹ thuật trên công trường đã tìm cách chia sẻ bản vẽ photo cho ông Lực để đối chiếu với các hạng mục ngoài thực địa.
Từ nền tảng kiến thức người thợ xây dựng, ông Lực và nhóm người dân trong xã đã phát hiện nhiều bất cập xoay quanh gói thầu A3 đoạn qua xã Bình Trung và Bình Nguyên (huyện Bình Sơn). Cụ thể: Chân đế mặt cống đặt trên cao tốc mỏng hơn so với bản thiết kế, mương thoát nước chảy ngược vào khu dân cư mỗi khi mưa lớn…
Lần theo đơn thư của ông Lực, một số cơ quan báo chí vào cuộc điều tra đều ghi nhận nhà thầu Trung Quốc làm ăn gian dối đã đưa vật liệu bẩn thi công nền đường, thậm chí ở những đoạn đất yếu như Bàu Sen (có lớp đất bùn dày đến 8 m) không được bóc tầng phủ…
Trước tình hình này, Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi thuộc Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quyết định từ chối giám đốc thi công nhà thầu Giang Tô vì làm ăn gian dối.
Theo các chuyên gia về xây dựng, nếu không bóc vật liệu này vĩnh viễn, đưa vật liệu sạch, đúng quy chuẩn thay vào, đoạn cao tốc này chỉ một thời gian ngắn sẽ sụt lún và hư hỏng.
Nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu rất thấp
Trước đó, tại buổi họp báo ngày 13/10, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ thừa nhận khi dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đưa ra đấu thầu quốc tế, nhà thầu Giang Tô (Trung Quốc) bỏ thầu rất thấp.
Khẳng định không bao giờ có chuyện đem bùn nạo vét lên đắp nền đường cao tốc nhưng Thứ trưởng Thọ cũng cho rằng trong các giải pháp kỹ thuật, dùng bùn đắp tạo nên sự phản cảm thì vẫn có.
Lớp đất phong hóa tràn lan ở gói thầu A3 tuyến cao tốc đoạn qua xã Bình Trung, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi).
“Bùn ở dưới nước vớt lên, khi khô ráo mà thành phần hạt tốt, chỉ tiêu cơ lý đạt… thì người ta vẫn sử dụng. Sau đó nhà thầu sẽ đầm lèn và đạt được độ chặt K95 thì vẫn sử dụng được. Vật liệu sau đầm lèn không đạt K95 phải bóc đổ đi. Quy trình là như vậy, còn lại là do giám sát ở hiện trường”, ông Thọ nói.
Trả lời báo chí về nghi vấn các nhà thầu đổ đá bằng đá kém chất lượng để thi công, ông Thọ cho hay vật liệu khi đưa vào thi công phải theo quy chuẩn, có tiêu chuẩn đàng hoàng.
“Có thể nghiệm thu ở công trình để đưa vào hoặc một số sản phẩm có thể nghiệm thu ngay ở nơi sản xuất. Công trình đó xảy ra hư hỏng, sạt lở, tìm hiểu nguyên nhân thì quy trình cũng rất rõ. Từ khâu thiết kế, giám sát, chủ đầu tư đều có trách nhiệm trong quá trình đó”, ông Thọ cho biết.
Gói thầu A3 của tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi qua huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) dài 10,6 km do nhà thầu Giang Tô (Trung Quốc) phụ trách thi công. Tổng giá trị gói thầu này khoảng 1.360 tỷ đồng, thực hiện từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB).
Nguồn Zing
No comments:
Post a Comment