“Của dân, do dân và vì dân” vận vào câu chuyện lấy tiền thuế của dân “giao” cho ai và ai được “hưởng” là điều các “công bộc” không thể không cân nhắc cẩn trọng.
Có hai câu chuyện, một được lưu trong sử sách, một là giai thoại:
Chuyện thứ nhất:
Đại Việt Sử ký bản kỷ thực lục, quyển 11, Kỷ nhà Lê: Thái Tông, Nhân Tông chép:
“Năm Thiệu Bình thứ 4 (Đinh Tỵ – 1437), Vua Lê Thái Tông sai Hành khiển Nguyễn Trãi và Lỗ bộ (Lễ bộ?) ty giám Lương Đăng đốc suất làm loan giá, nhạc khí, dạy tập nhạc múa.
Hành khiển Nguyễn Trãi dâng bản vẽ khánh đá và tâu rằng:
Kể ra, đời loạn dùng võ, thời bình chuộng văn. Nay đúng là lúc nên làm lễ nhạc. Song không có gốc thì không thể đứng vững, không có văn thì không không thể lưu hành. Hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc.
Tin liên quan: Văn tế Thủ Thiêm
Thần vâng chiếu soạn nhạc, không dám không dốc hết tâm sức.
Nhưng vì học thuật nông cạn, sợ rằng trong khoảng thanh luật, khó được hài hòa.
Xin bệ hạ yêu nuôi muôn dân, để chốn xóm thôn không còn tiếng oán hận buồn than, như thế mới không mất cái gốc của nhạc“. [1]
Lương Đăng, người được vua giao cùng Nguyễn Trãi “làm loan giá, nhạc khí” là hoạn quan, không cùng quan điểm với Nguyễn Trãi, vì thế ông tâu vua:
“Muốn chế tác lễ nhạc, phải đợi có người rồi hãy làm, được như Chu Công thì sau mới không có lời chê trách.
Nay sai kẻ hoạn quan Lương Đăng chuyên định ra lễ nhạc, chẳng nhục cho nước lắm sao!
Vả lại, quy chế lễ nhạc của y là dối vua lừa dưới, không dựa vào đâu cả”.
Đáp lại Nguyễn Trãi, Lương Đăng tâu:
“Thần không có học thức, không biết quy chế cổ, các nghi thức nay đã làm, chỉ trông cả vào hiểu biết của thần mà thôi, còn ban hành hay không là quyền của bệ hạ, thần đâu dám chuyên quyền“.
Chuyện thứ hai:
Một ông cỡ U60 diện vest hai cúc “không thắt cổ” đi cùng cô gái chạc U20 vào nhà hát lớn, do đến muộn nên U60 ghé sang người ngồi bên cạnh hỏi:
“Họ đang biểu diễn gì vậy”?
Đáp: “Bản giao hường số 5 của Beethoven”.
U60 quay sang U20: “Anh đã bảo đi sớm mà em cứ cố “vôi ve”, thế là bỏ mất 4 bản đầu rồi, về anh sẽ phạt gấp đôi”.
Cô gái lườm: “Gấp đôi là thế nào”?
“Là … là 5 nhân 2 bằng 10, anh sẽ đưa em đi ngó bản số 10 của ông Bét thô thô gì đó”!
Được biết Ông “Bét thô thô” đó chỉ sáng tác 9 bản giao hưởng.
Tìm hiểu chương trình biểu diễn tháng 10/2018 của Nhà hát lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam chỉ xuất hiện duy nhất một lần vào ngày 7/10 trong chương trình Subscription Concert Vol.114.
Các chương trình khác của nhà hát này gồm đủ các thể loại như xiếc, kịch nói, giao lưu nghệ thuật gây quỹ,…
Không ít người có sự nhầm lẫn giữa Nhà hát giao hưởng hợp xướng nhạc vũ kịch Việt Nam (thành lập năm 1964) với Nhà hát lớn Hà Nội (thành lập năm 1901) bởi một bên là tập hợp các nghệ sĩ biểu diễn còn bên kia là địa điểm biểu diễn.
Nếu không bán “bia kèm lạc” Nhà hát lớn khó có đủ kinh phí để tồn tại nếu chỉ trông chờ vào ngân sách, nói cách khác những người có nhu cầu thưởng thức nhạc giao hưởng, thính phòng so với các loại hình nghệ thuật còn lại chắc chắn không phải là số đông.
Được biết các buổi biểu diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội một vé xem có giá trong khoảng từ 200.000 đồng đến 3 triệu đồng. [1]
Giá vé buổi biểu diễn “Chiều nắng” từ 500.000 đến 3 triệu đồng
Trong số 95 triệu người Việt hiện nay bao nhiêu người có thể bỏ ra 3 triệu đồng mua một vé vào nhà hát lớn và bao nhiêu người có hiểu biết thấu đáo về nhạc giao hưởng?
Câu hỏi này cũng từng được đặt ra khi hiện tượng lạm phát sân golf xảy ra từ Bắc vào Nam. Công nhân, nông dân, giáo viên,… bao nhiêu người biết chơi golf và đủ tiền chơi golf dù mỗi năm chỉ một lần?
Gần 600 trăm năm trước nói về lễ nhạc, Nguyễn Trãi viết: “Xin bệ hạ yêu nuôi muôn dân, để chốn xóm thôn không còn tiếng oán hận buồn than, như thế mới không mất cái gốc của nhạc”.
Phải chăng khu vực những người dân mất đất, mất nhà ở Thủ Thiêm ngày nay không phải là “chốn xóm thôn” mà Nguyễn Trãi nhắc đến và phải chăng nơi đó đã không còn “tiếng oán hận buồn than” của dân chúng?
Báo Vietnamnet.vn dẫn lời người dân Thủ Thiêm như sau:
“Hơn 10 năm gia đình tôi uất ức vì hơn 3.780m2 đất chỉ được đền bù 150.000 đồng, bằng tiền mua 3 tô phở. Cả nhà và tài sản gắn liền trên đất cũng được đền bù rẻ mạt.
Hiện nay, sau bao nhiêu năm trở lại khu đô thị mới cũng chỉ thấy toàn dự án nhà ở mọc lên, giá bán hàng chục đến hàng trăm triệu/m2, nghĩ mà xót xa”. [3]
Không nói đến chuyện quá tải bệnh viện, trường học, kẹt xe, ngập úng, chỉ nói đến ứng xử văn hóa, sự tế nhị cần có trong những quyết định của cơ quan công quyền, liệu những người giơ tay biểu quyết thông qua dự án xây Nhà hát tại vị trí khu đô thị Thủ Thiêm có biết đến nơi đây vẫn còn có những người “hơn 10 năm uất ức, xót xa”?
Nếu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết xây nhà hát tại Thủ Thiêm và nếu Hội đồng nhân dân thực sự đại diện cho nguyện vọng của dân thì nên thực hiện một cuộc khảo sát, xem bao nhiêu phần trăm dân thành phố tán thành, nếu quá nửa đồng ý thì việc xây là “hợp lòng dân”, còn ngược lại thì nên xem xét.
Thành phố Hà Nội từng xây bảo tàng tốn tới 2.300 tỷ đồng (tương đương 115 triệu USD), kết quả là sau 4 năm hoạt động, Vtv.vn buộc phải thốt lên “Hà Nội: Buồn hiu hắt bảo tàng nghìn tỷ đồng”. [4]
Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu:
“Người dân hỏi tại sao lấy đất Thủ Thiêm làm nhà hát. Họ sợ Thành phố lấy đất này, đất kia làm dự án. Hay hỏi nếu lấy làm nhà hát thì đất các dự án khác có teo lại không.
Tôi trả lời quy hoạch của Thủ Thiêm đã được thi thiết kế rồi và từng lô, từng phân khu đều ghi rõ làm hạng mục nào rồi. Cho nên bây giờ muốn thay đổi quy hoạch đó không phải dễ dàng”. [5]
Quy hoạch Thủ Thiêm “đã được thi thiết kế từng lô, từng phân khu, muốn thay đổi quy hoạch đó không phải dễ dàng”, thế thì xin hỏi bà Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố việc làm biến mất 160 ha đất dành cho tái định cư trong quy hoạch được cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký có phải là “thay đổi quy hoạch”, việc lấy thêm 4,3 ha ngoài quy hoạch khiến dân khiếu kiện tới 20 năm có phải là “thay đổi quy hoạch”,…?
Làm công bộc của dân, không thiếu “mẹo” để biện minh cho quyết định của mình, có điều trước khi nói thì cũng nên nhớ câu thành ngữ “miệng quan…” kẻo phản tác dụng.
Xây dựng công trình văn hóa, giáo dục phục vụ người dân là đúng và cần được quan tâm đúng mức, vấn đề là xây vào lúc nào, xây như thế nào và hướng tới đối tượng nào?
Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8793:2011 về thiết kế trường tiểu học, diện tích trường vùng đồng bằng, thanh phố phải bảo đảm 6m2/học sinh.
Cả nước có 7.801.560 học sinh tiểu học, vị chi cần 46.809.360 m2 đất, trong khi đó theo cựu Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang, Việt Nam có 96 sân golf chiếm diện tích 10,98 nghìn ha đất, [6] tức là 109.800.000 m2 gấp hơn 2 lần diện tích xây trường học dành cho gần 8 triệu trẻ em!
Xem thế đủ thấy sân golf, sân khấu cho dàn nhạc giao hưởng không phải là nơi dành cho trẻ em và người nghèo, nói ra điều này có thể có người không đồng tình nhưng đó là sự thật không thể phủ nhận.
Vậy nên “của dân, do dân và vì dân” vận vào câu chuyện lấy tiền thuế của dân “giao” cho ai và ai được “hưởng” là điều các “công bộc” không thể không cân nhắc cẩn trọng.
Nguồn Giaoduc
Tin trong nước
,
Văn hóa
,
Xã hội
Có hai câu chuyện, một được lưu trong sử sách, một là giai thoại:
Chuyện thứ nhất:
Đại Việt Sử ký bản kỷ thực lục, quyển 11, Kỷ nhà Lê: Thái Tông, Nhân Tông chép:
“Năm Thiệu Bình thứ 4 (Đinh Tỵ – 1437), Vua Lê Thái Tông sai Hành khiển Nguyễn Trãi và Lỗ bộ (Lễ bộ?) ty giám Lương Đăng đốc suất làm loan giá, nhạc khí, dạy tập nhạc múa.
Hành khiển Nguyễn Trãi dâng bản vẽ khánh đá và tâu rằng:
Kể ra, đời loạn dùng võ, thời bình chuộng văn. Nay đúng là lúc nên làm lễ nhạc. Song không có gốc thì không thể đứng vững, không có văn thì không không thể lưu hành. Hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc.
Tin liên quan: Văn tế Thủ Thiêm
Thần vâng chiếu soạn nhạc, không dám không dốc hết tâm sức.
Nhưng vì học thuật nông cạn, sợ rằng trong khoảng thanh luật, khó được hài hòa.
Xin bệ hạ yêu nuôi muôn dân, để chốn xóm thôn không còn tiếng oán hận buồn than, như thế mới không mất cái gốc của nhạc“. [1]
Lương Đăng, người được vua giao cùng Nguyễn Trãi “làm loan giá, nhạc khí” là hoạn quan, không cùng quan điểm với Nguyễn Trãi, vì thế ông tâu vua:
“Muốn chế tác lễ nhạc, phải đợi có người rồi hãy làm, được như Chu Công thì sau mới không có lời chê trách.
Nay sai kẻ hoạn quan Lương Đăng chuyên định ra lễ nhạc, chẳng nhục cho nước lắm sao!
Vả lại, quy chế lễ nhạc của y là dối vua lừa dưới, không dựa vào đâu cả”.
Đáp lại Nguyễn Trãi, Lương Đăng tâu:
“Thần không có học thức, không biết quy chế cổ, các nghi thức nay đã làm, chỉ trông cả vào hiểu biết của thần mà thôi, còn ban hành hay không là quyền của bệ hạ, thần đâu dám chuyên quyền“.
Chuyện thứ hai:
Một ông cỡ U60 diện vest hai cúc “không thắt cổ” đi cùng cô gái chạc U20 vào nhà hát lớn, do đến muộn nên U60 ghé sang người ngồi bên cạnh hỏi:
“Họ đang biểu diễn gì vậy”?
Đáp: “Bản giao hường số 5 của Beethoven”.
U60 quay sang U20: “Anh đã bảo đi sớm mà em cứ cố “vôi ve”, thế là bỏ mất 4 bản đầu rồi, về anh sẽ phạt gấp đôi”.
Cô gái lườm: “Gấp đôi là thế nào”?
“Là … là 5 nhân 2 bằng 10, anh sẽ đưa em đi ngó bản số 10 của ông Bét thô thô gì đó”!
Được biết Ông “Bét thô thô” đó chỉ sáng tác 9 bản giao hưởng.
Tìm hiểu chương trình biểu diễn tháng 10/2018 của Nhà hát lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam chỉ xuất hiện duy nhất một lần vào ngày 7/10 trong chương trình Subscription Concert Vol.114.
Các chương trình khác của nhà hát này gồm đủ các thể loại như xiếc, kịch nói, giao lưu nghệ thuật gây quỹ,…
Không ít người có sự nhầm lẫn giữa Nhà hát giao hưởng hợp xướng nhạc vũ kịch Việt Nam (thành lập năm 1964) với Nhà hát lớn Hà Nội (thành lập năm 1901) bởi một bên là tập hợp các nghệ sĩ biểu diễn còn bên kia là địa điểm biểu diễn.
Nếu không bán “bia kèm lạc” Nhà hát lớn khó có đủ kinh phí để tồn tại nếu chỉ trông chờ vào ngân sách, nói cách khác những người có nhu cầu thưởng thức nhạc giao hưởng, thính phòng so với các loại hình nghệ thuật còn lại chắc chắn không phải là số đông.
Được biết các buổi biểu diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội một vé xem có giá trong khoảng từ 200.000 đồng đến 3 triệu đồng. [1]
Giá vé buổi biểu diễn “Chiều nắng” từ 500.000 đến 3 triệu đồng
Trong số 95 triệu người Việt hiện nay bao nhiêu người có thể bỏ ra 3 triệu đồng mua một vé vào nhà hát lớn và bao nhiêu người có hiểu biết thấu đáo về nhạc giao hưởng?
Câu hỏi này cũng từng được đặt ra khi hiện tượng lạm phát sân golf xảy ra từ Bắc vào Nam. Công nhân, nông dân, giáo viên,… bao nhiêu người biết chơi golf và đủ tiền chơi golf dù mỗi năm chỉ một lần?
Gần 600 trăm năm trước nói về lễ nhạc, Nguyễn Trãi viết: “Xin bệ hạ yêu nuôi muôn dân, để chốn xóm thôn không còn tiếng oán hận buồn than, như thế mới không mất cái gốc của nhạc”.
Phải chăng khu vực những người dân mất đất, mất nhà ở Thủ Thiêm ngày nay không phải là “chốn xóm thôn” mà Nguyễn Trãi nhắc đến và phải chăng nơi đó đã không còn “tiếng oán hận buồn than” của dân chúng?
Báo Vietnamnet.vn dẫn lời người dân Thủ Thiêm như sau:
“Hơn 10 năm gia đình tôi uất ức vì hơn 3.780m2 đất chỉ được đền bù 150.000 đồng, bằng tiền mua 3 tô phở. Cả nhà và tài sản gắn liền trên đất cũng được đền bù rẻ mạt.
Hiện nay, sau bao nhiêu năm trở lại khu đô thị mới cũng chỉ thấy toàn dự án nhà ở mọc lên, giá bán hàng chục đến hàng trăm triệu/m2, nghĩ mà xót xa”. [3]
Không nói đến chuyện quá tải bệnh viện, trường học, kẹt xe, ngập úng, chỉ nói đến ứng xử văn hóa, sự tế nhị cần có trong những quyết định của cơ quan công quyền, liệu những người giơ tay biểu quyết thông qua dự án xây Nhà hát tại vị trí khu đô thị Thủ Thiêm có biết đến nơi đây vẫn còn có những người “hơn 10 năm uất ức, xót xa”?
Nếu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết xây nhà hát tại Thủ Thiêm và nếu Hội đồng nhân dân thực sự đại diện cho nguyện vọng của dân thì nên thực hiện một cuộc khảo sát, xem bao nhiêu phần trăm dân thành phố tán thành, nếu quá nửa đồng ý thì việc xây là “hợp lòng dân”, còn ngược lại thì nên xem xét.
Thành phố Hà Nội từng xây bảo tàng tốn tới 2.300 tỷ đồng (tương đương 115 triệu USD), kết quả là sau 4 năm hoạt động, Vtv.vn buộc phải thốt lên “Hà Nội: Buồn hiu hắt bảo tàng nghìn tỷ đồng”. [4]
Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu:
“Người dân hỏi tại sao lấy đất Thủ Thiêm làm nhà hát. Họ sợ Thành phố lấy đất này, đất kia làm dự án. Hay hỏi nếu lấy làm nhà hát thì đất các dự án khác có teo lại không.
Tôi trả lời quy hoạch của Thủ Thiêm đã được thi thiết kế rồi và từng lô, từng phân khu đều ghi rõ làm hạng mục nào rồi. Cho nên bây giờ muốn thay đổi quy hoạch đó không phải dễ dàng”. [5]
Quy hoạch Thủ Thiêm “đã được thi thiết kế từng lô, từng phân khu, muốn thay đổi quy hoạch đó không phải dễ dàng”, thế thì xin hỏi bà Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố việc làm biến mất 160 ha đất dành cho tái định cư trong quy hoạch được cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký có phải là “thay đổi quy hoạch”, việc lấy thêm 4,3 ha ngoài quy hoạch khiến dân khiếu kiện tới 20 năm có phải là “thay đổi quy hoạch”,…?
Làm công bộc của dân, không thiếu “mẹo” để biện minh cho quyết định của mình, có điều trước khi nói thì cũng nên nhớ câu thành ngữ “miệng quan…” kẻo phản tác dụng.
Xây dựng công trình văn hóa, giáo dục phục vụ người dân là đúng và cần được quan tâm đúng mức, vấn đề là xây vào lúc nào, xây như thế nào và hướng tới đối tượng nào?
Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8793:2011 về thiết kế trường tiểu học, diện tích trường vùng đồng bằng, thanh phố phải bảo đảm 6m2/học sinh.
Cả nước có 7.801.560 học sinh tiểu học, vị chi cần 46.809.360 m2 đất, trong khi đó theo cựu Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang, Việt Nam có 96 sân golf chiếm diện tích 10,98 nghìn ha đất, [6] tức là 109.800.000 m2 gấp hơn 2 lần diện tích xây trường học dành cho gần 8 triệu trẻ em!
Xem thế đủ thấy sân golf, sân khấu cho dàn nhạc giao hưởng không phải là nơi dành cho trẻ em và người nghèo, nói ra điều này có thể có người không đồng tình nhưng đó là sự thật không thể phủ nhận.
Vậy nên “của dân, do dân và vì dân” vận vào câu chuyện lấy tiền thuế của dân “giao” cho ai và ai được “hưởng” là điều các “công bộc” không thể không cân nhắc cẩn trọng.
Nguồn Giaoduc
No comments:
Post a Comment