Sau 3 lần tạm dừng và hoãn phiên tòa để các bên bổ sung chứng cứ, TAND TP.HCM mở lại phiên xét xử vụ Vinasun kiện GrabTaxi, đòi bồi thường hơn 41 tỷ đồng.
Sáng 17/10, TAND TP.HCM tiếp tục mở phiên xét xử sơ thẩm vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và bị đơn là Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam (GrabTaxi, Grab).
Đây là lần thứ 4 phiên sơ thẩm được mở. Tại phiên tòa sáng 24/9, phía Grab vắng mặt và có đơn xin hoãn phiên xử vì cho rằng không đủ thời gian nghiên cứu, đánh giá hồ sơ.
Hàng trăm tài xế Vinasun có mặt ở tòa từ sớm. Khác với lần trước đó, họ không mang theo băng rôn, biểu ngữ.
Tài xế tập trung rất đông ở sân tòa.
Đại diện phía Vinasun tại tòa là ông Trương Đình Quý (Phó tổng giám đốc Vinasun), phía bị đơn có ông Jerry Lim (quốc tịch Singapore), CEO của Grab tại Việt Nam.
Tại phiên tòa sáng nay, công ty giám định thiệt hại do tòa chỉ định vắng mặt, phía Grab cho biết có nhiều thắc mắc xoay quanh kết quả giám định muốn được đối chất nên đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa.
Đồng thời, Grab cung cấp cho tòa danh sách hợp tác xã và hợp đồng hợp tác kinh doanh của tài xế với hợp tác xã, đề nghị được bảo mật. Sau đó Vinasun khiếu nại và đã được tòa cho tiếp cận hồ sơ này. Phía Grab không đồng ý.
Tuy nhiên, HĐXX không chấp nhận với các đề nghị hoãn của Grab vì kết quả giám định đã có đầy đủ trong hồ sơ, không ảnh hưởng đến quá trình tranh tụng. Riêng tài liệu, HĐXX cho rằng Vinasun đã tiếp cận trước đó hoàn toàn đúng luật.
CEO của Grab (áo đen) tại tòa.
Vinasun khởi kiện GrabTaxi với nội dung đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với khoản lợi nhuận bị giảm sút hơn 41 tỷ đồng trong năm 2016 và nửa đầu năm 2017. Hình thức mà Vinasun yêu cầu GrabTaxi thực hiện là bồi thường một lần.
Theo Vinasun, nguyên nhân khoản lợi nhuận của công ty bị giảm là do hoạt động kinh doanh trái pháp luật Việt Nam của Grab. Cụ thể, hãng này cho rằng dù Grab tự nhận là công ty công nghệ không cung cấp dịch vụ vận tải nhưng thực chất là doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi.
Ở những phiên tòa trước đó, nguyên đơn cũng chỉ ra GrabTaxi có dấu hiệu vi phạm trách nhiệm với Nhà nước. Điều này thể hiện ở việc trong 3 năm, doanh nghiệp này khai lỗ hơn 938 tỷ đồng, lớn gấp 4,7 lần vốn điều lệ của Grab. Trong khi số xe lên tới 12.000 chiếc ở TP.HCM, nhưng chỉ đóng thuế 9,5 tỷ. GrabTaxi được đưa vào tình trạng kiểm soát đặc biệt về thuế.
Trong khi đó, phía Grab cho rằng thiệt hại hơn 41 tỷ đồng của nguyên đơn đưa ra dựa trên báo cáo nghiên cứu thị trường chưa được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận nên không được coi là căn cứ để xác định thiệt hại.
Phiên tòa dự kiến kéo dài trong 2 ngày.
Hàng trăm tài xế đứng chật kín phiên tòa Vinasun kiện Grab Từ sáng sớm, cả trăm tài xế Vinasun đứng chật kín sân toà, họ mang theo khẩu hiệu đòi quyền lợi cho mình. Tuy nhiên, phiên tòa Vinasun kiện Grab tiếp tục bị hoãn.
Nguồn Zing
Kinh tế
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Đây là lần thứ 4 phiên sơ thẩm được mở. Tại phiên tòa sáng 24/9, phía Grab vắng mặt và có đơn xin hoãn phiên xử vì cho rằng không đủ thời gian nghiên cứu, đánh giá hồ sơ.
Hàng trăm tài xế Vinasun có mặt ở tòa từ sớm. Khác với lần trước đó, họ không mang theo băng rôn, biểu ngữ.
Tài xế tập trung rất đông ở sân tòa.
Đại diện phía Vinasun tại tòa là ông Trương Đình Quý (Phó tổng giám đốc Vinasun), phía bị đơn có ông Jerry Lim (quốc tịch Singapore), CEO của Grab tại Việt Nam.
Tại phiên tòa sáng nay, công ty giám định thiệt hại do tòa chỉ định vắng mặt, phía Grab cho biết có nhiều thắc mắc xoay quanh kết quả giám định muốn được đối chất nên đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa.
Đồng thời, Grab cung cấp cho tòa danh sách hợp tác xã và hợp đồng hợp tác kinh doanh của tài xế với hợp tác xã, đề nghị được bảo mật. Sau đó Vinasun khiếu nại và đã được tòa cho tiếp cận hồ sơ này. Phía Grab không đồng ý.
Tuy nhiên, HĐXX không chấp nhận với các đề nghị hoãn của Grab vì kết quả giám định đã có đầy đủ trong hồ sơ, không ảnh hưởng đến quá trình tranh tụng. Riêng tài liệu, HĐXX cho rằng Vinasun đã tiếp cận trước đó hoàn toàn đúng luật.
CEO của Grab (áo đen) tại tòa.
Vinasun khởi kiện GrabTaxi với nội dung đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với khoản lợi nhuận bị giảm sút hơn 41 tỷ đồng trong năm 2016 và nửa đầu năm 2017. Hình thức mà Vinasun yêu cầu GrabTaxi thực hiện là bồi thường một lần.
Theo Vinasun, nguyên nhân khoản lợi nhuận của công ty bị giảm là do hoạt động kinh doanh trái pháp luật Việt Nam của Grab. Cụ thể, hãng này cho rằng dù Grab tự nhận là công ty công nghệ không cung cấp dịch vụ vận tải nhưng thực chất là doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi.
Ở những phiên tòa trước đó, nguyên đơn cũng chỉ ra GrabTaxi có dấu hiệu vi phạm trách nhiệm với Nhà nước. Điều này thể hiện ở việc trong 3 năm, doanh nghiệp này khai lỗ hơn 938 tỷ đồng, lớn gấp 4,7 lần vốn điều lệ của Grab. Trong khi số xe lên tới 12.000 chiếc ở TP.HCM, nhưng chỉ đóng thuế 9,5 tỷ. GrabTaxi được đưa vào tình trạng kiểm soát đặc biệt về thuế.
Trong khi đó, phía Grab cho rằng thiệt hại hơn 41 tỷ đồng của nguyên đơn đưa ra dựa trên báo cáo nghiên cứu thị trường chưa được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận nên không được coi là căn cứ để xác định thiệt hại.
Phiên tòa dự kiến kéo dài trong 2 ngày.
Hàng trăm tài xế đứng chật kín phiên tòa Vinasun kiện Grab Từ sáng sớm, cả trăm tài xế Vinasun đứng chật kín sân toà, họ mang theo khẩu hiệu đòi quyền lợi cho mình. Tuy nhiên, phiên tòa Vinasun kiện Grab tiếp tục bị hoãn.
Nguồn Zing
No comments:
Post a Comment