Trung ương cần phải nghiêm túc kiểm điểm lại cán bộ ở tất cả các cấp, chỉ khi cán bộ có trình độ năng lực, có tâm sáng và được đặt vào đúng vị trí.
Ngày 23/10, Quốc hội đã bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước, với đa số phiếu tán thành.
Chia sẻ với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Vũ Mão – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định, việc Quốc hội tín nhiệm bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước với số phiếu rất cao như vậy cho thấy từ Trung ương Đảng, Quốc hội, hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân đều rất tín nhiệm đồng chí.
“Tôi cho rằng việc đồng chí Tổng Bí thư giữ chức Chủ tịch nước là phù hợp với xu thế phát triển của thời đại chung thế giới trị giới. Trong lịch sử Nhà nước ta ở giai đoạn đầu, Bác Hồ đã làm Chủ tịch Đảng đồng thời là Chủ tịch nước. Đó là mô hình rất tốt được nhân dân đồng tình ủng hộ”, ông Vũ Mão cho biết.
Ông Vũ Mão đề nghị tiếp tục đẩy mạnh kiểm soát quyền lực, đây là tiền đề quan trọng nhất cho sự phát triển của đất nước. ảnh: NQ.
Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, ông chia sẻ với những khó khăn, áp lực mà đồng chỉ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đang gánh vác, với mục tiêu cao nhất là đưa đất nước vươn lên một tầm cao mới.
Để hoàn thành được mục tiêu cao cả ấy thì đầu tiên vẫn phải giải quyết vấn đề tuyển chọn, đào tạo, sử dụng cán bộ và kiểm soát quyền lực thật tốt.
Hội Nghị Trung ương 4 nhiệm kỳ Đại hội lần thứ 12 của Đảng năm 2016 đã đề cập tới một vấn đề hết sức quan trọng là “kiểm soát quyền lực”. Vừa rồi tại hội nghị Trung ương 8, công tác cán bộ, chống chạy chức chạy quyền, cán bộ phải làm gương và từ chức khi có sai phạm cũng đã được đặt ra.
Những chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước trong thời gian vừa qua để xử lý sai phạm với những cán bộ đã nghỉ hưu và kiên quyết xử lý với cả cán bộ đương chức (nếu có vi phạm) đã cho thấy những nỗ lực chống tham nhũng không có vùng cấm, làm trong sạch đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ cấp bách, là mục tiêu hàng đầu của Đảng.
Ông Mão nêu rõ: “Khi Đảng nhận thức và quyết liệt, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên tiếng chỉ đạo thì có những chuyển biến tốt hơn. Thủ tướng cũng đã nhiều lần nhấn mạnh về Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, nói không với nhũng nhiễu, tiêu cực là điều rất cần thiết và được nhân dân hoan nghênh.
Nhưng nếu chỉ là nỗ lực của một số đồng chí lãnh đạo đứng đầu và một số cán bộ thôi thì không bao giờ giải quyết tận gốc được vấn đề, mà cái quan trọng là phải tạo nên sự chuyển biến của cả hệ thống”.
Để tạo được sự chuyển biến của cả hệ thống từ Trung ương tới địa phương, theo ông Vũ Mão, cần phải đánh giá cho đúng những tồn tại trong cơ chế chính sách và hệ thống luật pháp và kiên quyết có sự điều chỉnh, sửa đội mạnh mẽ.
Ông Mão chia sẻ: “Từ kỳ họp Hội nghi cuối cùng của Trung ương khóa VIII để chuẩn bị cho Đại hội IX của Đảng, tôi đã đề cập tới vấn đề kiểm soát quyền lực, nhưng tiếc là sự chuyển biến trong cơ chế kiểm soát quyền lực còn chậm.
Trong Hiến pháp hiện nay đã nêu nhiệm vụ và quyền hạn của tất cả các cơ quan Nhà nước. Quy định Quốc hội có 14 nhiệm vụ và quyền hạn, Chủ tịch nước có 9 nhiệm vụ và quyền hạn, Thủ tướng có 7 nhiệm vụ và quyền hạn… nhưng Điều lệ Đảng chưa có quy định những nội dung cụ thể nào.
Tôi đề nghị muốn kiểm soát quyền lực có hiệu quả thì cần nghiên cứu để đưa vào Điều lệ Đảng những quy định cần thiết, cần có Luật về sự lãnh đạo của Đảng… nhằm giúp các vị trí cán bộ lãnh đạo thực hiện tốt hơn nhiệm vụ với nhân dân, với đất nước”.
Cán bộ vô nguyên tắc, lạm quyền gây nguy hại lâu dài
Theo ông Vũ Mão, đã có rất nhiều vụ việc cán bộ lạm quyền khi thi hành công vụ, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
“Chuyện cán bộ nhà nước tùy tiện, vô nguyên tắc, lạm quyền để xảy ra bức xúc trong dư luận xã hội không phải bây giờ mới xảy ra. Vì sự tùy tiện nên mới có oan sai, vì sự tùy tiện nên mới có chết người trong nhà tạm giam, vì tùy tiện nên mới thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của nhà nước, vì tùy tiện nên đường xá thì bé mà nhà cao tầng cứ mọc lên như nấm…
Không chỉ là các vụ việc có ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng, đời sống của người dân, mà sự tùy tiện, nhũng nhiễu của cán bộ nhà nước còn gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp.
Tại nhiều cuộc hội thảo, người dân và doanh nghiệp vẫn còn than phiền rằng họ phải đối diện với vấn đề tiêu cực, chấp nhận sự vòi vĩnh để không bị gây khó khăn. Vì vậy phải giải quyết dứt điểm vấn đề này, không thể để cán bộ lạm quyền, làm khổ dân”, ông Mão chia sẻ.
Nhìn lại lịch sử, ngay sau khi khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, Bác Hồ đã rất chú trọng tới công tác cán bộ.
Người chỉ rõ cán bộ “là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”.
Bác chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành công hay thất bại đều là do cán bộ tốt hay kém”. Do đó, trong xây dựng Đảng, công tác cán bộ là một trong những công tác quan trọng hàng đầu, có vai trò quyết định tới toàn bộ công tác xây dựng lực lượng cách mạng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Nhờ chú trọng huấn luyện và xây dựng lực lượng cán bộ tốt, Đảng ta đã lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Người đề ra những yêu cầu, tiêu chuẩn cốt lõi của người cán bộ cách mạng xây dựng xã hội mới và thường xuyên quan tâm tới vấn đề phẩm chất đạo đức của người cán bộ.
Để làm tròn nhiệm vụ của mình mỗi cán bộ đảng viên phải vừa có đức, vừa có tài, vừa có năng lực vừa có phẩm chất. Đây là yêu cầu khắt khe nhưng hết sức quan trọng, cho nên trong lựa chọn đào tạo cán bộ, đánh giá cán bộ không thể dễ dãi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy, cán bộ phải suốt đời phấn đấu hy sinh cho lý tưởng của Đảng. Người cán bộ phải đặt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc lên trên hết và lên trước hết, phải kiên quyết “quét sạch chủ nghĩa cá nhân”.
Phải trung thành, tận tụy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, “phải hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”, “việc gì có lợi cho dân, dù nhỏ, cũng gắng sức làm, việc gì có hại cho dân, dù nhỏ, cũng hết sức tránh”.
Ông Vũ Mão tiếp tục cảnh báo, nếu không làm tốt vấn đề kiểm soát quyền lực thì đây sẽ là một nguy cơ lớn cho đất nước và là cơ hội cho các thế lực thù địch khoét sâu vào sự rạn nứt giữa cán bộ với người dân.
Ông Mão phân tích: “Trong khoảng 20 năm trở lại đây, công tác cán bộ bộc lộ nhiều tồn tại cần phải có nghiên cứu đánh giá và chấn chỉnh. Trung ương cũng từng nhiều lần nhắc tới chuyện chạy chức chạy quyền, nhân dân thì căm ghét những loại cán bộ sống xa hoa, vơ vét tiền bạc của nhà nước về làm của riêng; vợ con, người thân lợi dụng để làm nhiều chuyện có lợi riêng cho mình.
Vì vậy, Trung ương cần phải nghiêm túc kiểm điểm lại cán bộ ở tất cả các cấp, chỉ khi cán bộ có trình độ năng lực, có tâm sáng và được đặt vào đúng vị trí thì mới phát huy được năng lực. Nếu dùng nhầm người, đặt cán bộ nhầm chỗ sẽ là một tai họa cho đất nước.
Nguy hiểm là cán bộ yếu kém thì có khi lại sợ người bên cạnh giỏi hơn mình, và thế là tìm mọi cách để không sử dụng người tài, chỉ tìm những người dễ sai bảo, những người nịnh nhiều hơn làm. Những cán bộ yếu kém thì tất nhiên tầm nhìn và lựa chọn cán bộ cấp dưới cũng kém nốt. Đó là mối nguy rất lớn cho tương lai của đất nước”.
Nguồn http://giaoduc.net.vn/gdvn-post192224.gd
Chính trị
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Ngày 23/10, Quốc hội đã bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước, với đa số phiếu tán thành.
Chia sẻ với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Vũ Mão – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định, việc Quốc hội tín nhiệm bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước với số phiếu rất cao như vậy cho thấy từ Trung ương Đảng, Quốc hội, hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân đều rất tín nhiệm đồng chí.
“Tôi cho rằng việc đồng chí Tổng Bí thư giữ chức Chủ tịch nước là phù hợp với xu thế phát triển của thời đại chung thế giới trị giới. Trong lịch sử Nhà nước ta ở giai đoạn đầu, Bác Hồ đã làm Chủ tịch Đảng đồng thời là Chủ tịch nước. Đó là mô hình rất tốt được nhân dân đồng tình ủng hộ”, ông Vũ Mão cho biết.
Ông Vũ Mão đề nghị tiếp tục đẩy mạnh kiểm soát quyền lực, đây là tiền đề quan trọng nhất cho sự phát triển của đất nước. ảnh: NQ.
Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, ông chia sẻ với những khó khăn, áp lực mà đồng chỉ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đang gánh vác, với mục tiêu cao nhất là đưa đất nước vươn lên một tầm cao mới.
Để hoàn thành được mục tiêu cao cả ấy thì đầu tiên vẫn phải giải quyết vấn đề tuyển chọn, đào tạo, sử dụng cán bộ và kiểm soát quyền lực thật tốt.
Hội Nghị Trung ương 4 nhiệm kỳ Đại hội lần thứ 12 của Đảng năm 2016 đã đề cập tới một vấn đề hết sức quan trọng là “kiểm soát quyền lực”. Vừa rồi tại hội nghị Trung ương 8, công tác cán bộ, chống chạy chức chạy quyền, cán bộ phải làm gương và từ chức khi có sai phạm cũng đã được đặt ra.
Những chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước trong thời gian vừa qua để xử lý sai phạm với những cán bộ đã nghỉ hưu và kiên quyết xử lý với cả cán bộ đương chức (nếu có vi phạm) đã cho thấy những nỗ lực chống tham nhũng không có vùng cấm, làm trong sạch đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ cấp bách, là mục tiêu hàng đầu của Đảng.
Ông Mão nêu rõ: “Khi Đảng nhận thức và quyết liệt, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên tiếng chỉ đạo thì có những chuyển biến tốt hơn. Thủ tướng cũng đã nhiều lần nhấn mạnh về Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, nói không với nhũng nhiễu, tiêu cực là điều rất cần thiết và được nhân dân hoan nghênh.
Nhưng nếu chỉ là nỗ lực của một số đồng chí lãnh đạo đứng đầu và một số cán bộ thôi thì không bao giờ giải quyết tận gốc được vấn đề, mà cái quan trọng là phải tạo nên sự chuyển biến của cả hệ thống”.
Để tạo được sự chuyển biến của cả hệ thống từ Trung ương tới địa phương, theo ông Vũ Mão, cần phải đánh giá cho đúng những tồn tại trong cơ chế chính sách và hệ thống luật pháp và kiên quyết có sự điều chỉnh, sửa đội mạnh mẽ.
Ông Mão chia sẻ: “Từ kỳ họp Hội nghi cuối cùng của Trung ương khóa VIII để chuẩn bị cho Đại hội IX của Đảng, tôi đã đề cập tới vấn đề kiểm soát quyền lực, nhưng tiếc là sự chuyển biến trong cơ chế kiểm soát quyền lực còn chậm.
Trong Hiến pháp hiện nay đã nêu nhiệm vụ và quyền hạn của tất cả các cơ quan Nhà nước. Quy định Quốc hội có 14 nhiệm vụ và quyền hạn, Chủ tịch nước có 9 nhiệm vụ và quyền hạn, Thủ tướng có 7 nhiệm vụ và quyền hạn… nhưng Điều lệ Đảng chưa có quy định những nội dung cụ thể nào.
Tôi đề nghị muốn kiểm soát quyền lực có hiệu quả thì cần nghiên cứu để đưa vào Điều lệ Đảng những quy định cần thiết, cần có Luật về sự lãnh đạo của Đảng… nhằm giúp các vị trí cán bộ lãnh đạo thực hiện tốt hơn nhiệm vụ với nhân dân, với đất nước”.
Cán bộ vô nguyên tắc, lạm quyền gây nguy hại lâu dài
Theo ông Vũ Mão, đã có rất nhiều vụ việc cán bộ lạm quyền khi thi hành công vụ, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
“Chuyện cán bộ nhà nước tùy tiện, vô nguyên tắc, lạm quyền để xảy ra bức xúc trong dư luận xã hội không phải bây giờ mới xảy ra. Vì sự tùy tiện nên mới có oan sai, vì sự tùy tiện nên mới có chết người trong nhà tạm giam, vì tùy tiện nên mới thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của nhà nước, vì tùy tiện nên đường xá thì bé mà nhà cao tầng cứ mọc lên như nấm…
Không chỉ là các vụ việc có ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng, đời sống của người dân, mà sự tùy tiện, nhũng nhiễu của cán bộ nhà nước còn gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp.
Tại nhiều cuộc hội thảo, người dân và doanh nghiệp vẫn còn than phiền rằng họ phải đối diện với vấn đề tiêu cực, chấp nhận sự vòi vĩnh để không bị gây khó khăn. Vì vậy phải giải quyết dứt điểm vấn đề này, không thể để cán bộ lạm quyền, làm khổ dân”, ông Mão chia sẻ.
Nhìn lại lịch sử, ngay sau khi khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, Bác Hồ đã rất chú trọng tới công tác cán bộ.
Người chỉ rõ cán bộ “là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”.
Bác chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành công hay thất bại đều là do cán bộ tốt hay kém”. Do đó, trong xây dựng Đảng, công tác cán bộ là một trong những công tác quan trọng hàng đầu, có vai trò quyết định tới toàn bộ công tác xây dựng lực lượng cách mạng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Nhờ chú trọng huấn luyện và xây dựng lực lượng cán bộ tốt, Đảng ta đã lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Người đề ra những yêu cầu, tiêu chuẩn cốt lõi của người cán bộ cách mạng xây dựng xã hội mới và thường xuyên quan tâm tới vấn đề phẩm chất đạo đức của người cán bộ.
Để làm tròn nhiệm vụ của mình mỗi cán bộ đảng viên phải vừa có đức, vừa có tài, vừa có năng lực vừa có phẩm chất. Đây là yêu cầu khắt khe nhưng hết sức quan trọng, cho nên trong lựa chọn đào tạo cán bộ, đánh giá cán bộ không thể dễ dãi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy, cán bộ phải suốt đời phấn đấu hy sinh cho lý tưởng của Đảng. Người cán bộ phải đặt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc lên trên hết và lên trước hết, phải kiên quyết “quét sạch chủ nghĩa cá nhân”.
Phải trung thành, tận tụy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, “phải hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”, “việc gì có lợi cho dân, dù nhỏ, cũng gắng sức làm, việc gì có hại cho dân, dù nhỏ, cũng hết sức tránh”.
Ông Vũ Mão tiếp tục cảnh báo, nếu không làm tốt vấn đề kiểm soát quyền lực thì đây sẽ là một nguy cơ lớn cho đất nước và là cơ hội cho các thế lực thù địch khoét sâu vào sự rạn nứt giữa cán bộ với người dân.
Ông Mão phân tích: “Trong khoảng 20 năm trở lại đây, công tác cán bộ bộc lộ nhiều tồn tại cần phải có nghiên cứu đánh giá và chấn chỉnh. Trung ương cũng từng nhiều lần nhắc tới chuyện chạy chức chạy quyền, nhân dân thì căm ghét những loại cán bộ sống xa hoa, vơ vét tiền bạc của nhà nước về làm của riêng; vợ con, người thân lợi dụng để làm nhiều chuyện có lợi riêng cho mình.
Vì vậy, Trung ương cần phải nghiêm túc kiểm điểm lại cán bộ ở tất cả các cấp, chỉ khi cán bộ có trình độ năng lực, có tâm sáng và được đặt vào đúng vị trí thì mới phát huy được năng lực. Nếu dùng nhầm người, đặt cán bộ nhầm chỗ sẽ là một tai họa cho đất nước.
Nguy hiểm là cán bộ yếu kém thì có khi lại sợ người bên cạnh giỏi hơn mình, và thế là tìm mọi cách để không sử dụng người tài, chỉ tìm những người dễ sai bảo, những người nịnh nhiều hơn làm. Những cán bộ yếu kém thì tất nhiên tầm nhìn và lựa chọn cán bộ cấp dưới cũng kém nốt. Đó là mối nguy rất lớn cho tương lai của đất nước”.
Nguồn http://giaoduc.net.vn/gdvn-post192224.gd
No comments:
Post a Comment