Cập nhật tin tức nóng hổi

Không tìm được chủ biệt thự Sóc Sơn xẻ đất rừng?

Các căn biệt thự, tòa lâu đài xẻ đất rừng ở Sóc Sơn ở vị trí đắc địa, để tìm được chủ nhân thực sự của nó rất khó khăn.

Toàn huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội có 229 căn biệt thự “xẻ thịt” đất rừng được cấp sổ đỏ, ngoài ra còn hàng trăm căn biệt thự khác đang ngày đêm hoàn thiện mặc sự phản ánh sai phạm của người dân và các cơ quan truyền thông.

Ngày 20/10/2018, trao đổi với Đất Việt, ông Nguyễn Quốc Ân – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội cho biết, những căn biệt thự đó đều ở những vị trí đắc địa, được xây với quy mô rất lớn.

“Để xác định được chủ nhân của những căn biệt thự này là ai rất khó bởi khi kiểm tra có nơi chỉ nhận là người làm thuê, người trông nhà hộ… còn chủ nhân thực sự thì không mấy khi ra vào ngôi nhà và ít tiếp xúc với người dân bản địa” – ông Ân cho biết.
Các căn biệt thự xây dựng ở thôn Minh Tân, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn
Các căn biệt thự xây dựng ở thôn Minh Tân, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn.

Theo ông Ân, ngay cả những biệt phủ của họa sĩ Thành Chương hay của ca sĩ Mỹ Linh ở xã Minh Phú, nhiều lần chính quyền huyện Sóc Sơn đến làm việc nhưng ít khi thấy chủ nhân ở nhà. Điều này dẫn đến việc phối hợp xử lý các vấn đề sai phạm gặp khó khăn và bị kéo dài.

Cũng theo vị Chủ tịch Hội Nông dân Sóc Sơn, vấn đề đất rừng trên địa bàn mang tính chất lịch sử từ những năm 1980 khi Nhà nước có chủ trương đưa dân lên xây dựng vùng kinh tế mới.

Nhiều hộ gia đình đã xung phong lên các xã Minh Phú, Minh Trí để tham gia phát quang làm rẫy, trải qua thời gian họ được vận động trồng rừng phòng hộ để phát triển thêm diện tích đất rừng mới, bảo vệ rừng đã có.

“Hầu hết những người dân bản địa họ đều có ý thức bảo vệ rừng, nhiệt tình tham gia công tác trồng rừng. Trước đây có một số hộ quá khó khăn thường lên rừng k.iê’m củi bán nhưng sau khi được chính quyền vận động thì họ bỏ hẳn.

Điều này trái ngược với những người có tiền từ nơi khác đến tìm cách mua đất rừng rồi dùng máy móc san phẳng cả khu đất đồi để xây dựng biệt thự” – ông Ân cho biết.

Thôn Minh Tân – xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn là một trong những nơi có tỷ lệ “xẻ thịt” rừng phòng họ cao nhất trên địa bàn huyện. Chỉ tiếng riêng ở Minh Tân đã có tới 28 công trình biệt thự đang xây dựng rất nguy nga, tráng lệ.

Các căn biệt thự này tập chung chủ yếu ở khu vực hồ Minh Tân, nơi có vị thế sơn thủy hữu tình. Nhiều công trình xây dựng tại đây vi phạm, bị chính quyền đình chỉ thi công nhưng công nhân vẫn ngày đêm hoạt động, bất chấp quy định.

Vừa chỉ vào các căn biệt thự này, ông Nguyễn Đình Cường – Trưởng thôn Minh Tân, xã Minh Trí cho biết: “Chính quyền xã, huyện nắm rõ chủ nhân thực sự của chúng là ai. Còn người dân trong thôn thì chịu, họ đến ở nhưng đóng cửa ở trong nhà là chủ yếu. Còn những căn đang xây thì chưa ai nhìn thấy chủ nhân thực sự mà chỉ thấy công nhân làm ngày đêm”.
Căn biệt thự của gia đình ca sĩ Mỹ Linh
Căn biệt thự của gia đình ca sĩ Mỹ Linh.

Mặc dù không biết chủ nhân của những căn biệt thự đó là ai nhưng những người dân bản địa sống ở thôn Minh Tân đều hiểu rằng đó là những người “lắm tiền nhiều của”.

Bởi người dân nghèo chỉ cần sai phạm nhỏ là bị chính quyền kiểm tra, xử phạt còn với chủ nhân căn biệt thự đó không có chút lo lắng nào.

“Minh Tân vào năm 2010 là thôn duy nhất ở Thủ đô là nơi chưa có điện. Thời gian sau đường điện được kéo thì cũng là lúc nhiều người ở nơi khác tìm đến đây mua đất. Họ chọn hầu hết các khu đất có vị trí đẹp, tự lưng vào núi, quay mặt ra hồ.

Người mua xây nhà chỉ cuối tuần mới đưa các thành viên đến sinh hoạt, người thì xây nhà hàng, khu nghỉ dưỡng với mục đích thương mại.

Còn người dân bản địa vẫn quyết bám rừng, bảo vệ tình m2 rừng chứ chưa khi nào phá bỏ. Nhìn những quả đồi dần bị san phẳng để thay vào đó là những khối bê tông mà chúng tôi không khỏi đau lòng…” – một người dân thôn Minh Tân chia sẻ.

Người dân này cho biết thêm, hhoảng hơn 2 tháng trước, người dân thôn Minh Tân nháo nhác bởi tấm bản đồ mà phòng địa chính huyện Sóc Sơn đưa ra cho thấy toàn bộ diện tích của thôn đều là rừng phòng hộ, theo quy định không được phép xây dựng nhà cửa lâu dài, định cư sinh sống.

“Chúng tôi sống ở đây đến thế hệ thứ 2 – 3 rồi, hơn nữa các căn biệt thự mới vẫn cứ nhan nhản mọc lên. Tấm bản đồ đó đã thể hiện như thế sao các căn biệt thự vẫn được xây dựng thêm?” – người này đặt câu hỏi.

Nguồn Baomoi
,

No comments:

Post a Comment