Cập nhật tin tức nóng hổi

Lo cây sưa 100 tỷ chết, mất gỗ: Lời trấn an

Người dân làng Phụ Chính mong muốn bán đấu giá cây sưa từng được trả 100 tỷ vì lo sợ cây đang chết dần, sẽ ảnh hưởng tới gỗ.

Bán báu vật cho đỡ lãng phí

Chiều ngày 5/10/2018, ông Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội xác nhận với Đất Việt thông tin, người dân thôn Phụ Chính đang đề nghị được chính quyền các cấp cho phép bán đấu giá công khai cây sưa ở đình làng vì cây đang có biểu hiện chết dần, sợ ảnh hưởng tới gỗ, nếu để lâu sẽ có lúc bán không ai mua.

Hiện người dân thôn Phụ Chính vẫn lưu lại một đoạn ngọn dài tầm 3m của cây gỗ sưa đã bị chặt hạ 3 năm trước tại nhà văn hóa thôn. cây sưa này từng có người trả giá 100 tỷ đồng vào năm 2010 nhưng thời điểm đó dân làng Phụ Chính không bán vì coi đó như là báu vật của làng. cây sưa bao nhiêu năm tuổi đời? Câu hỏi này đến cả người già nhất trong làng cũng không trả lời được.
Người dân làng Phụ Chính muốn bán đấu giá cây sưa - báu vật của làng
Người dân làng Phụ Chính muốn bán đấu giá cây sưa - báu vật của làng.

Năm 2010, do cần tiền tu bổ lại cơ sở hạ tầng trong làng nên các cụ bô lão ở Phụ Chính đã làm lễ "xin" bán đấu giá một tay của cây sưa, thu về được 20,5 tỷ đồng. Từ đó, tình hình an ninh trong thôn cũng phức tạp khi có nhiều đối tượng xấu đến rình rập, trộm gỗ sưa.

Trước tình trạng đó, thôn đã phải thuê 2 người hằng đêm đến trông coi với giá 100.000 đồng/người/đêm. Theo trụ trì chùa thôn Phụ Chính, để cây sưa lại vào lúc này là không hợp lý, cây đang ngày một chết dần. Nhiều ý kiến lo sợ sau này có bán cũng không ai còn muốn mua, như thế thật quá lãng phí.

"Năm 2010, cây sưa còn xanh tốt nhưng đến nay đã bị chết quá nửa. Chúng tôi mong chính quyền địa phương bán cây sưa vừa để có kinh phí trùng tu các công trình phúc lợi, lại không phải sống trong cảnh bất an, lo lắng cây bị chặt hạ như hiện nay", trụ trì chùa thôn Phụ Chính chia sẻ.

Ông Vũ Văn Tuyến, trưởng thôn Phụ Chính cho biết, thôn đã đề bạt nguyện vọng bán cây sưa lên xã từ nhiều năm nay. "Người dân lo một thời gian nữa cây sẽ mục nát thành khúc củi và không con giá trị", ông Tuyến cho hay.
Cây sưa ở chùa Phụ Chính, xã Hòa Chính từng có người trả 100 tỷ đồng vào năm 2010
Cây sưa ở chùa Phụ Chính, xã Hòa Chính từng có người trả 100 tỷ đồng vào năm 2010.

Cây sưa chết không ảnh hưởng tới chất lượng gỗ

Trước thông tin người dân thôn Phụ Chính, xã Hòa Chính đang có ý định bán đấu giá công khai cây gỗ sưa từng có người trả 100 tỷ, anh Phạm Đức Nam - Chủ một xưởng chế tạo đồ gỗ mỹ nghệ tại Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) cho biết, cây sữa chết không ảnh hưởng tới gỗ, chất lượng gỗ của cây còn sống và cây đã chết là như nhau, cho dù cây đó có chết đến 5 - 7 năm đi chăng nữa.

"Chất lượng gỗ sưa phụ thuộc vào cái lõi của nó. Lõi càng đó, càng to thì giá trị càng lớn. Khi cây còn sống thì cái lõi này sẽ phát triển theo thời gian. Còn khi cây chết thì lõi gỗ sưa không phát triển nhưng sẽ không bị ảnh hưởng tới chất lượng" - anh Nam cho biết.

Cũng theo anh Nam, gỗ sưa hiện nay vẫn là loại gỗ đắt nhất và luôn giữ giá qua các năm.

"So với thời điểm năm 2010 thì giá gỗ sưa hiện nay vẫn giữ nguyên như thế bởi loại gỗ này ngày càng hiếm, đôi khi có tiền cũng không thể mua được" - anh Nam khẳng định.

Một nghệ nhân khác chuyên chế tác gỗ ở Đắk Lắk là anh Phan Văn Nghĩa cũng khẳng định, cây gỗ sưa ở đình làng Phụ Chính nếu có chết cũng không làm ảnh hưởng tới chất lượng gỗ và vẫn bán được với giá cao.

Anh Nghĩa cho hay, một m3 gỗ sưa bây giờ có giá khoảng 10 tỷ đồng.

"Gỗ sưa vẫn giữ giá, nhất là những cây sưa càng lâu năm thì giá của nó càng cao bởi độ hiếm" - anh Nghĩa nói.

Nguồn Datviet
,

No comments:

Post a Comment