Đại biểu Nguyễn Thị Thủy, đoàn Bắc Kạn. Ảnh: Quochoi.vn
GD&TĐ - Phát biểu thảo luận tại hội trường sáng 27/10, Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) cho biết: Dư luận bức xúc vụ phát hiện 600 hồ sơ thương binh giả tại Nghệ An. Trước đó, hồ sơ thương binh giả cũng bị phát hiện tại nhiều địa phương khác.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy nhấn mạnh, sự việc này không chỉ dừng lại ở việc vi phạm pháp luật mà làm ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm của người có công và thân nhân người có công.
Trước thực trên, đại biểu Nguyễn Thị Thủy nêu lên 5 vấn đề cụ thể:
Thứ nhất, theo báo cáo của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, tính đến tháng 4/2017, kết quả thanh tra ở 5 quân khu và 29 địa phương đã phát hiện 1.800 hồ sơ thương binh giả mạo.
Qua phản ảnh của cử tri, tình trạng làm giả hồ sơ thương binh khá công khai và hình thành nhiều đối tượng cò mồi. Các đối tượng cò mồi giao giá tiền cụ thể tùy theo mức độ thương tật.
Thứ hai, nhiều hành vi làm giả trắng trợn gây bức xúc trong dư luận như: Có đối tượng chưa một ngày vào quân ngũ nhưng vẫn nghiễm nhiên trở thành thương binh.
Có những trường hợp vết thương do lao động, tai nạn giao thông nhưng cũng đi giám định để hưởng chế độ người có công. Có những trường chiến đấu ở biên giới phía Bắc nhưng cũng làm giả hồ sơ để hưởng chất độc màu da cam v.v…
Trong khi đó, còn rất nhiều trường hợp người có công nhưng vì nhiều lý do khách quan như mất giấy tờ gốc hoặc người làm chứng nên chưa được hưởng chế độ khiến chúng ta phải day dứt.
Từ thực tế đó, cử tri đặt câu hỏi: Liệu các đối tượng giả mạo có thể tự làm giả hồ sơ hay không?
Tại sao quy trình xác nhận thương binh rất chặt chẽ, phải trải qua nhiều khâu và nhiều cơ quan có thẩm quyền xác nhận nhưng vẫn có đến hàng trăm hồ sơ giả mạo trót lọt, có hay không sự cấu kết với cán bộ có thẩm quyền và nếu có thì ai đã tiếp tay cho các đối tượng này?.
Thứ ba, từ thực tế các vụ án thực hiện thời gian qua cho thấy, một số vụ đã có sự bắt tay chặt chẽ của cán bộ làm chính sách với người bên ngoài, trong đó có các hành vi cấu kết rất nghiêm trọng như: Kết nối với các đối tượng bên ngoài hình thành đường dây chạy chế độ thương binh.
Tự ý bổ sung thêm tên các đối tượng bên ngoài vào danh sách để hưởng chế độ thương binh. Cấp khống biên bản giám định thương tật hoặc nâng tỷ lệ thương tật hơn nhiều lần so với thực tế.
Thứ tư, tại sao các vi phạm nghiêm trọng xảy ra trong thời gian dài với số lượng lớn như vậy, nhưng các cấp cơ sở không phát hiện được. Chỉ đến khi thanh tra vào cuộc thì mới phát hiện.
Cử tri đặt câu hỏi: Có hay không tâm lý sợ ảnh hưởng uy tín của địa phương, đơn vị nên không chủ động tìm hiểu tận gốc sự việc. Việc này tạo điều kiện cho các đối tượng tiếp tục lợi dụng để trục lợi chính sách.
Thứ năm,Một số trường hợp xử lý chậm trễ trong giải quyết đơn tố cáo làm hồ sơ giả đã gây ra những khó khăn không nhỏ đối với những người dũng cảm đứng lên tố cáo. Có người bị đe dọa đến tính mạng đến bản thân và người thân.
“Để phát hiện những người làm thương binh giả không khó nếu như chúng ta biết dựa vào dân, bởi trong cùng làng, cùng xã ai đi bộ đội và đi vào thời gian nào, bị thương ra sao thì dân nắm rất rõ.
Vấn đề quan trọng là trong thời gian tới đây, các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp cần đổi mới cách làm khuyến khích để người dân phát hiện sai phạm, khẩn trương xác minh sự việc và bảo vệ người mạnh dạn tố cáo.
Đồng thời cần tiếp tục thanh tra để phát hiện sai phạm và làm rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý nghiêm minh” – Đại biểu Nguyễn Thị Thủy nêu vấn đề.
Nguồn https://giaoducthoidai.vn/thoi-su/nhuc-nhoi-tren-2000-ho-so-gia-mao-thuong-binh-3960047-v.html
Kinh tế
,
Tin trong nước
,
Xã hội
GD&TĐ - Phát biểu thảo luận tại hội trường sáng 27/10, Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) cho biết: Dư luận bức xúc vụ phát hiện 600 hồ sơ thương binh giả tại Nghệ An. Trước đó, hồ sơ thương binh giả cũng bị phát hiện tại nhiều địa phương khác.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy nhấn mạnh, sự việc này không chỉ dừng lại ở việc vi phạm pháp luật mà làm ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm của người có công và thân nhân người có công.
Trước thực trên, đại biểu Nguyễn Thị Thủy nêu lên 5 vấn đề cụ thể:
Thứ nhất, theo báo cáo của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, tính đến tháng 4/2017, kết quả thanh tra ở 5 quân khu và 29 địa phương đã phát hiện 1.800 hồ sơ thương binh giả mạo.
Qua phản ảnh của cử tri, tình trạng làm giả hồ sơ thương binh khá công khai và hình thành nhiều đối tượng cò mồi. Các đối tượng cò mồi giao giá tiền cụ thể tùy theo mức độ thương tật.
Thứ hai, nhiều hành vi làm giả trắng trợn gây bức xúc trong dư luận như: Có đối tượng chưa một ngày vào quân ngũ nhưng vẫn nghiễm nhiên trở thành thương binh.
Có những trường hợp vết thương do lao động, tai nạn giao thông nhưng cũng đi giám định để hưởng chế độ người có công. Có những trường chiến đấu ở biên giới phía Bắc nhưng cũng làm giả hồ sơ để hưởng chất độc màu da cam v.v…
Trong khi đó, còn rất nhiều trường hợp người có công nhưng vì nhiều lý do khách quan như mất giấy tờ gốc hoặc người làm chứng nên chưa được hưởng chế độ khiến chúng ta phải day dứt.
Từ thực tế đó, cử tri đặt câu hỏi: Liệu các đối tượng giả mạo có thể tự làm giả hồ sơ hay không?
Tại sao quy trình xác nhận thương binh rất chặt chẽ, phải trải qua nhiều khâu và nhiều cơ quan có thẩm quyền xác nhận nhưng vẫn có đến hàng trăm hồ sơ giả mạo trót lọt, có hay không sự cấu kết với cán bộ có thẩm quyền và nếu có thì ai đã tiếp tay cho các đối tượng này?.
Thứ ba, từ thực tế các vụ án thực hiện thời gian qua cho thấy, một số vụ đã có sự bắt tay chặt chẽ của cán bộ làm chính sách với người bên ngoài, trong đó có các hành vi cấu kết rất nghiêm trọng như: Kết nối với các đối tượng bên ngoài hình thành đường dây chạy chế độ thương binh.
Tự ý bổ sung thêm tên các đối tượng bên ngoài vào danh sách để hưởng chế độ thương binh. Cấp khống biên bản giám định thương tật hoặc nâng tỷ lệ thương tật hơn nhiều lần so với thực tế.
Thứ tư, tại sao các vi phạm nghiêm trọng xảy ra trong thời gian dài với số lượng lớn như vậy, nhưng các cấp cơ sở không phát hiện được. Chỉ đến khi thanh tra vào cuộc thì mới phát hiện.
Cử tri đặt câu hỏi: Có hay không tâm lý sợ ảnh hưởng uy tín của địa phương, đơn vị nên không chủ động tìm hiểu tận gốc sự việc. Việc này tạo điều kiện cho các đối tượng tiếp tục lợi dụng để trục lợi chính sách.
Thứ năm,Một số trường hợp xử lý chậm trễ trong giải quyết đơn tố cáo làm hồ sơ giả đã gây ra những khó khăn không nhỏ đối với những người dũng cảm đứng lên tố cáo. Có người bị đe dọa đến tính mạng đến bản thân và người thân.
“Để phát hiện những người làm thương binh giả không khó nếu như chúng ta biết dựa vào dân, bởi trong cùng làng, cùng xã ai đi bộ đội và đi vào thời gian nào, bị thương ra sao thì dân nắm rất rõ.
Vấn đề quan trọng là trong thời gian tới đây, các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp cần đổi mới cách làm khuyến khích để người dân phát hiện sai phạm, khẩn trương xác minh sự việc và bảo vệ người mạnh dạn tố cáo.
Đồng thời cần tiếp tục thanh tra để phát hiện sai phạm và làm rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý nghiêm minh” – Đại biểu Nguyễn Thị Thủy nêu vấn đề.
Nguồn https://giaoducthoidai.vn/thoi-su/nhuc-nhoi-tren-2000-ho-so-gia-mao-thuong-binh-3960047-v.html
No comments:
Post a Comment