Vấn đề nêu gương của cán bộ đảng viên, một lần nữa, lại được nhấn mạnh ở cấp độ rất cao và quyết liệt tại Hội nghị Trung ương VIII. Nhà báo Nhị Lê, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, tiếp tục trao đổi với Tuần Việt Nam xung quanh chủ đề này.
Thưa ông, vì sao vấn đề nêu gương trong cán bộ đảng viên lại được nhấn mạnh lại ở mức rất cao hiện nay sau khi Đảng đã ban hành quy định về trách nhiệm của cán bộ đảng viên, nhất là người đứng đầu, năm 2012?
Nhà báo Nhị Lê: Cách đây hơn 6 năm, ngày 7-6-2012, Ban Bí thư Trung ương khóa XI ban hành Quy định số 101-QÐ/TW, về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.
Xem thêm: Nhất quyết lấy 1.500 tỷ ngân sách để xây nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm… khóc cho dân bị mất đất, cho dân nghèo?
Từ đó tới nay, tình hình và nhiệm vụ đã khác, đòi hỏi phải tiếp tục sửa đổi vấn đề này một cách kịp thời, tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XII lần này.
Trước hết, Đảng gánh vác trọng trách lịch sử là người lãnh đạo cách mạng Việt Nam, là người đầy tớ trung thành của nhân dân, do đó sứ mệnh của Đảng phải là người đi tiên phong, dẫn dắt dân tộc, nói trước, làm trước, hy sinh trước. Phẩm chất đó, một cách tự nhiên, phải thấm đẫm trong mỗi cán bộ đảng viên, trở thành nguồn gốc làm nên bản lĩnh và sức mạnh của Đảng.
Trước yêu cầu mới, cấp bách của công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ, vấn đề nêu gương phải tiếp tục đặt ra, việc tôi luyện, rèn đức bản lĩnh chính trị, đức hy sinh của cán bộ, của đảng viên của Đảng phải được đặt ra, nếu Đảng mong muốn tiếp tục hoàn thành trọng trách lịch sử của mình.
Vì trọng trách lịch sử đó, dù muốn hay không, đang đặt lên trên vai Đảng, đặt trực tiếp lên từng cán bộ, đảng viên. Nếu không có tư chất, bản lĩnh, đạo đức ngang tầm trọng trách, mỗi đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nhìn rộng ra, Đảng sẽ rất khó hoàn thành trọng trách lịch sử của mình đối với dân tộc, nếu vấn đề nêu gương không được đặt ra và tự nguyện thực thi một cách cấp bách.
Nêu gương thực chất là dùng đức trị. Vấn đề là ở chỗ cần nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật, tinh thần pháp trị. Đâu là chỗ cho điều đó?
Chưa bao giờ vấn đề đức trị phải nêu cao như bây giờ. Và cũng chưa bao giờ vấn đề pháp trị phải nắm chắc và đề cao như bây giờ. Tôi đã nói, dùng đức trị quản sẽ chỉ được 10 dặm, dùng pháp trị thì có thể quản được 100 dặm, mà dùng cả đức trị và pháp trị thì mới dẫn dắt và quản trị được muôn dặm sơn hà xã tắc.
Cho nên không thể nhấn một bên đức trị hoặc một bên pháp trị được. Cần thực thi đồng thời cả hai, trên nền tảng dân chủ thì đức trị hay pháp trị mới thực sự trở thành chính nó và phát huy được tác dụng, thậm chí tới mức khôn lường.
Nếu chỉ kêu gọi đức trị mà thiếu pháp trị đi kèm chỉ là kêu gọi suông; đức trị không gắn liền với luật pháp thì không thể thành công trong quản trị. Gia thì có gia phong, nước thì có quốc pháp. Vấn đề nêu gương không thể không gắn với luật pháp, chế tài đi kèm. Khi đạo lý chưa đủ thấu, đạo đức chưa đủ chuyển thì pháp lý phải toàn dụng, pháp luật phải ra tay. Đó là cách quản trị quốc gia văn minh nhất.
Cuộc chống tham nhũng do Đảng phát động đang đến cao trào, làm cho nhân dân hết sức phấn khởi, tin tưởng. Song, vấn đề là ở chỗ, nếu nhìn ngược lại, điều đó cũng có thể có tác dụng ngược đến hình ảnh, vai trò của Đảng?
Đấy mới là một Đảng mạnh. Vì, Đảng ta không sợ điều đó. Một số người, thậm chí những người giữ trọng trách ở trong Đảng, ai có sai phạm thì đều phải bị nghiêm trị một cách bình đẳng và dân chủ. Kỷ luật như vậy thì Đảng mới vững mạnh, nhân dân mới tin tưởng. Chúng ta không thể kỳ vọng vào một thể chế mà không có chuyện đó. Bây giờ không phải là lúc mơ như vậy.
Trên thực tế chúng ta đã theo kinh tế thị trường nhưng luật pháp lại chưa hoàn thiện, tạo điều kiện cho tham nhũng, bòn rút của công; nhiều cán bộ vì thế mà sống một cuộc sống xa hoa…
Cụ Hồ nói mãi rồi, phải tẩy trừ bệnh phù hoa, xa xỉ trong cán bộ đảng viên. Nó làm mất uy tín của Đảng; vì nó mà người ta cam tâm tước đoạt quốc khố, cả gan bòn rút công sản, mang lại tai họa khôn lường. Điều đó càng cho thấy đức trị rất quan trọng.
Tôi nhớ trong Quốc lệnh mà Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 26-01-1946, chỉ vài tháng sau khi giành được chính quyền, Điều 8 phần Phạt của Quốc lệnh nói rõ: Tội ăn cắp của công là phải bị xử tử. Hệ thống luật pháp vì thế cũng cần phải được bổ sung, hoàn thiện không ngừng.
Đã tới lúc cần phải truy nguyên và giải trình minh bạch về tài sản, nhất là đối với những người đứng đầu các bộ máy trong toàn hệ thống chính trị. Và, hoàn thiện thể chế, chế tài về lĩnh vực này. Lòng tin của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên cũng nằm ở đây.
Một số tiêu chuẩn để nêu gương đã được công bố, nhưng theo ông, cần nhấn mạnh thêm những điểm nào?
Bây giờ có biết bao cám dỗ, những lợi ích như tiền bạc, danh vị, quyền chức, lợi lộc… Tất cả những thứ đó đang thử thách tư chất, phẩm hạnh của người cộng sản. Không vượt qua được thì rất khó có thể nêu gương.
Tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh vấn đề đạo đức, phẩm hạnh, trước hết ở liêm sỉ, tức là sự xấu hổ, mà thiếu nó thì không trở thành người, nói gì đến trở thành đảng viên.
Tôi cũng muốn nói về bản lĩnh. Trước đây, sự sinh tử đã làm nên bản lĩnh người cộng sản, súng đạn kẻ thù đã tôi luyện ra người cộng sản. Người đảng viên đã trở thành một biểu tượng trong lòng nhân dân.
Không biết tự trọng, không có liêm sỉ, thiếu trí tuệ thì làm sao nêu gương được cho ai. Điều đó đặt ra với từng đảng viện, nhất là với những đồng chí đứng đầu, những đồng chí giữ trọng trách trong Đảng.
Nếu không hành động thì nhân dân sao tin tưởng. Vì, Đảng ta là Đảng hành động chứ không phải là câu lạc bộ thăng quan phát tài. Có mấy hạng người liên quan tới vấn đề này: nhiều đảng viên nói mà không làm, hứa đâu bỏ đấy, lấy đầu lưỡi thay cho bàn tay hành động; đáng xấu hổ nhất là nói một đằng làm một nẻo, làm ngược với nói. Như thế thì nêu gương gì?
Đã có nhiều sai phạm trong một số cấp ủy, mà thực ra là do người đứng đầu đã buông lỏng quản lý, vô hiệu hóa tổ chức đảng. Ông nói gì về điều này?
Trong một tổ chức đảng thì người đứng đầu đóng vai trò quyết định. Ông bà ta chẳng đã nói “Trên bất chính, dưới tắc loạn”, “Người trên ở chẳng kỷ cương, để cho người dưới lập trường mây mưa” đó sao. Người dẫn đường như thế thử hỏi sao tổ chức chẳng sai đường, lạc đường? Tất cả cán bộ, đảng viên đều là những tấm gương thì người đứng đầu phải là tấm gương sáng nhất. Nếu không làm được điều đó thì không thể biện minh về sức mạnh, uy tín của tổ chức đó.
Vừa qua có rất nhiều chuyện xung quanh người đứng đầu và Đảng đã kịp thời chỉnh đốn, đang chỉnh đốn, không trừ một ai cả.
Cơ chế nào để chọn được người đứng đầu là tấm gương sáng nhất, theo ông?
Muốn chọn được người đứng đầu tiêu biểu nhất, trước hết cần đổi mới cơ chế tuyển chọn. Cần tuyển chọn một cách trực tiếp, dân chủ, minh bạch; và kể cả tranh cử.
Cần thể chế hóa cụ thể việc kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới, sự giám sát của cấp dưới đối với cấp trên, đối với người đứng đầu ở tất cả các tổ chức đảng. Vấn đề từ chức phải đặt ra và thể chế nó.
Điều quan trọng nhất là phải có sự giám sát của nhân dân. Không gì lọt qua được đôi mắt nhân dân cả. Phải dựa hẳn vào nhân dân để giám sát, đánh giá cán bộ, đảng viên. Hàn thử biểu đo lòng tin của nhân dân đối với Đảng cũng nằm ở đây. Theo đó, mà lựa chọn người cần chọn.
Vấn đề cuối cùng, về vai trò của các cấp ủy, của các cơ quan chức năng trong thực thi công tác cán bộ trong nội bộ Đảng theo Điều lệ Đảng, các quy định khác trong Đảng bảo đảm thống nhất với pháp luật của Nhà nước.
Đây là điều kiện có tính chất đủ, hết sức quan trọng. Tôi xin nhấn mạnh: Đảng cương thống nhất với quốc pháp, một cách dân chủ và bình đẳng trong thực thi, đối với mọi cán bộ, đảng viên của Đảng. Đó chính là nguồn gốc sức sống của các thể chế bảo đảm lựa chọn đúng người cần chọn.
Không có các yếu tố đó, tôi rất khó hình dung việc nêu gương của người đứng đầu trong bộ máy của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị, thực hành tốt được.
Nguồn Vietnamnet
Chính trị
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Nhà báo Nhị Lê – Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản
Thưa ông, vì sao vấn đề nêu gương trong cán bộ đảng viên lại được nhấn mạnh lại ở mức rất cao hiện nay sau khi Đảng đã ban hành quy định về trách nhiệm của cán bộ đảng viên, nhất là người đứng đầu, năm 2012?
Nhà báo Nhị Lê: Cách đây hơn 6 năm, ngày 7-6-2012, Ban Bí thư Trung ương khóa XI ban hành Quy định số 101-QÐ/TW, về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.
Xem thêm: Nhất quyết lấy 1.500 tỷ ngân sách để xây nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm… khóc cho dân bị mất đất, cho dân nghèo?
Từ đó tới nay, tình hình và nhiệm vụ đã khác, đòi hỏi phải tiếp tục sửa đổi vấn đề này một cách kịp thời, tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XII lần này.
Trước hết, Đảng gánh vác trọng trách lịch sử là người lãnh đạo cách mạng Việt Nam, là người đầy tớ trung thành của nhân dân, do đó sứ mệnh của Đảng phải là người đi tiên phong, dẫn dắt dân tộc, nói trước, làm trước, hy sinh trước. Phẩm chất đó, một cách tự nhiên, phải thấm đẫm trong mỗi cán bộ đảng viên, trở thành nguồn gốc làm nên bản lĩnh và sức mạnh của Đảng.
Sứ mệnh của Đảng phải là người đi tiên phong, dẫn dắt dân tộc.
Trước yêu cầu mới, cấp bách của công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ, vấn đề nêu gương phải tiếp tục đặt ra, việc tôi luyện, rèn đức bản lĩnh chính trị, đức hy sinh của cán bộ, của đảng viên của Đảng phải được đặt ra, nếu Đảng mong muốn tiếp tục hoàn thành trọng trách lịch sử của mình.
Vì trọng trách lịch sử đó, dù muốn hay không, đang đặt lên trên vai Đảng, đặt trực tiếp lên từng cán bộ, đảng viên. Nếu không có tư chất, bản lĩnh, đạo đức ngang tầm trọng trách, mỗi đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nhìn rộng ra, Đảng sẽ rất khó hoàn thành trọng trách lịch sử của mình đối với dân tộc, nếu vấn đề nêu gương không được đặt ra và tự nguyện thực thi một cách cấp bách.
Nêu gương thực chất là dùng đức trị. Vấn đề là ở chỗ cần nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật, tinh thần pháp trị. Đâu là chỗ cho điều đó?
Chưa bao giờ vấn đề đức trị phải nêu cao như bây giờ. Và cũng chưa bao giờ vấn đề pháp trị phải nắm chắc và đề cao như bây giờ. Tôi đã nói, dùng đức trị quản sẽ chỉ được 10 dặm, dùng pháp trị thì có thể quản được 100 dặm, mà dùng cả đức trị và pháp trị thì mới dẫn dắt và quản trị được muôn dặm sơn hà xã tắc.
Cho nên không thể nhấn một bên đức trị hoặc một bên pháp trị được. Cần thực thi đồng thời cả hai, trên nền tảng dân chủ thì đức trị hay pháp trị mới thực sự trở thành chính nó và phát huy được tác dụng, thậm chí tới mức khôn lường.
Nếu chỉ kêu gọi đức trị mà thiếu pháp trị đi kèm chỉ là kêu gọi suông; đức trị không gắn liền với luật pháp thì không thể thành công trong quản trị. Gia thì có gia phong, nước thì có quốc pháp. Vấn đề nêu gương không thể không gắn với luật pháp, chế tài đi kèm. Khi đạo lý chưa đủ thấu, đạo đức chưa đủ chuyển thì pháp lý phải toàn dụng, pháp luật phải ra tay. Đó là cách quản trị quốc gia văn minh nhất.
Cuộc chống tham nhũng do Đảng phát động đang đến cao trào, làm cho nhân dân hết sức phấn khởi, tin tưởng. Song, vấn đề là ở chỗ, nếu nhìn ngược lại, điều đó cũng có thể có tác dụng ngược đến hình ảnh, vai trò của Đảng?
Đấy mới là một Đảng mạnh. Vì, Đảng ta không sợ điều đó. Một số người, thậm chí những người giữ trọng trách ở trong Đảng, ai có sai phạm thì đều phải bị nghiêm trị một cách bình đẳng và dân chủ. Kỷ luật như vậy thì Đảng mới vững mạnh, nhân dân mới tin tưởng. Chúng ta không thể kỳ vọng vào một thể chế mà không có chuyện đó. Bây giờ không phải là lúc mơ như vậy.
Trên thực tế chúng ta đã theo kinh tế thị trường nhưng luật pháp lại chưa hoàn thiện, tạo điều kiện cho tham nhũng, bòn rút của công; nhiều cán bộ vì thế mà sống một cuộc sống xa hoa…
Cụ Hồ nói mãi rồi, phải tẩy trừ bệnh phù hoa, xa xỉ trong cán bộ đảng viên. Nó làm mất uy tín của Đảng; vì nó mà người ta cam tâm tước đoạt quốc khố, cả gan bòn rút công sản, mang lại tai họa khôn lường. Điều đó càng cho thấy đức trị rất quan trọng.
Tôi nhớ trong Quốc lệnh mà Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 26-01-1946, chỉ vài tháng sau khi giành được chính quyền, Điều 8 phần Phạt của Quốc lệnh nói rõ: Tội ăn cắp của công là phải bị xử tử. Hệ thống luật pháp vì thế cũng cần phải được bổ sung, hoàn thiện không ngừng.
Đã tới lúc cần phải truy nguyên và giải trình minh bạch về tài sản, nhất là đối với những người đứng đầu các bộ máy trong toàn hệ thống chính trị. Và, hoàn thiện thể chế, chế tài về lĩnh vực này. Lòng tin của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên cũng nằm ở đây.
Một số tiêu chuẩn để nêu gương đã được công bố, nhưng theo ông, cần nhấn mạnh thêm những điểm nào?
Bây giờ có biết bao cám dỗ, những lợi ích như tiền bạc, danh vị, quyền chức, lợi lộc… Tất cả những thứ đó đang thử thách tư chất, phẩm hạnh của người cộng sản. Không vượt qua được thì rất khó có thể nêu gương.
Tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh vấn đề đạo đức, phẩm hạnh, trước hết ở liêm sỉ, tức là sự xấu hổ, mà thiếu nó thì không trở thành người, nói gì đến trở thành đảng viên.
Tôi cũng muốn nói về bản lĩnh. Trước đây, sự sinh tử đã làm nên bản lĩnh người cộng sản, súng đạn kẻ thù đã tôi luyện ra người cộng sản. Người đảng viên đã trở thành một biểu tượng trong lòng nhân dân.
Không biết tự trọng, không có liêm sỉ, thiếu trí tuệ thì làm sao nêu gương được cho ai. Điều đó đặt ra với từng đảng viện, nhất là với những đồng chí đứng đầu, những đồng chí giữ trọng trách trong Đảng.
Nếu không hành động thì nhân dân sao tin tưởng. Vì, Đảng ta là Đảng hành động chứ không phải là câu lạc bộ thăng quan phát tài. Có mấy hạng người liên quan tới vấn đề này: nhiều đảng viên nói mà không làm, hứa đâu bỏ đấy, lấy đầu lưỡi thay cho bàn tay hành động; đáng xấu hổ nhất là nói một đằng làm một nẻo, làm ngược với nói. Như thế thì nêu gương gì?
Đã có nhiều sai phạm trong một số cấp ủy, mà thực ra là do người đứng đầu đã buông lỏng quản lý, vô hiệu hóa tổ chức đảng. Ông nói gì về điều này?
Trong một tổ chức đảng thì người đứng đầu đóng vai trò quyết định. Ông bà ta chẳng đã nói “Trên bất chính, dưới tắc loạn”, “Người trên ở chẳng kỷ cương, để cho người dưới lập trường mây mưa” đó sao. Người dẫn đường như thế thử hỏi sao tổ chức chẳng sai đường, lạc đường? Tất cả cán bộ, đảng viên đều là những tấm gương thì người đứng đầu phải là tấm gương sáng nhất. Nếu không làm được điều đó thì không thể biện minh về sức mạnh, uy tín của tổ chức đó.
Vừa qua có rất nhiều chuyện xung quanh người đứng đầu và Đảng đã kịp thời chỉnh đốn, đang chỉnh đốn, không trừ một ai cả.
Cơ chế nào để chọn được người đứng đầu là tấm gương sáng nhất, theo ông?
Muốn chọn được người đứng đầu tiêu biểu nhất, trước hết cần đổi mới cơ chế tuyển chọn. Cần tuyển chọn một cách trực tiếp, dân chủ, minh bạch; và kể cả tranh cử.
Cần thể chế hóa cụ thể việc kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới, sự giám sát của cấp dưới đối với cấp trên, đối với người đứng đầu ở tất cả các tổ chức đảng. Vấn đề từ chức phải đặt ra và thể chế nó.
Điều quan trọng nhất là phải có sự giám sát của nhân dân. Không gì lọt qua được đôi mắt nhân dân cả. Phải dựa hẳn vào nhân dân để giám sát, đánh giá cán bộ, đảng viên. Hàn thử biểu đo lòng tin của nhân dân đối với Đảng cũng nằm ở đây. Theo đó, mà lựa chọn người cần chọn.
Vấn đề cuối cùng, về vai trò của các cấp ủy, của các cơ quan chức năng trong thực thi công tác cán bộ trong nội bộ Đảng theo Điều lệ Đảng, các quy định khác trong Đảng bảo đảm thống nhất với pháp luật của Nhà nước.
Đây là điều kiện có tính chất đủ, hết sức quan trọng. Tôi xin nhấn mạnh: Đảng cương thống nhất với quốc pháp, một cách dân chủ và bình đẳng trong thực thi, đối với mọi cán bộ, đảng viên của Đảng. Đó chính là nguồn gốc sức sống của các thể chế bảo đảm lựa chọn đúng người cần chọn.
Không có các yếu tố đó, tôi rất khó hình dung việc nêu gương của người đứng đầu trong bộ máy của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị, thực hành tốt được.
Nguồn Vietnamnet
No comments:
Post a Comment