Nếu mở quá rộng phạm vi luật về bảo vệ bí mật nhà nước thì sẽ tạo ra nỗi sợ hãi và không ai dám làm gì cả – đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) bày tỏ lo lắng.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh Quốc hội Võ Trọng Việt tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu đối với dự thảo Luật bảo vệ bí mật nhà nước – Ảnh: Quochoi.vn
Thảo luận dự thảo Luật bảo vệ bí mật nhà nước tại Quốc hội chiều 25-10, nhiều đại biểu cho rằng dự thảo luật có phạm vi điều chỉnh quá rộng, có nguy cơ tạo ra mối trở ngại cho doanh nghiệp và người dân, chồng lấn với Luật tiếp cận thông tin.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) bày tỏ lo lắng nếu áp dụng luật quá rộng thì sẽ có tác động tiêu cực tới cuộc cách mạng áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ 4.0.
“Đặc trưng của xã hội là cần phổ biến thông tin ra xã hội, càng nhiều thông tin thì càng tăng năng suất lao động. Nếu chúng ta mở quá rộng phạm vi luật rộng như dự thảo thì sẽ tạo ra nỗi sợ hãi và không ai dám làm gì cả”, ông Nghĩa nêu quan điểm.
Đại biểu TP.HCM cho rằng nhiều vấn đề không nhất thiết phải đưa vào phạm vi bí mật nhà nước như thân thế quá trình hoạt động, sự nghiệp của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thông tin về tài chính ngân hàng, thông tin về công thương nghiệp…
“Nhiều doanh nghiệp cần thông tin, cần đi khảo sát để làm ăn buôn bán. Nếu chúng ta quy định quá rộng thì lợi bất cập hại, đặc biệt là quy định sử dụng những tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước“, ông Trương Trọng Nghĩa nói.
Ông Nghĩa đề nghị đánh giá lại các tác động tiềm năng đạo luật này: “Nhiều lĩnh vực chưa hẳn là bí mật nhà nước nhưng lại được quy định là bí mật. Điều này vô tình tạo sự e ngại, lo lắng và hạn chế quyền tiếp cận thông tin của người dân, đặc biệt là các doanh nghiệp khi cần tiếp cận thông tin để làm ăn”.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) – Ảnh: Quochoi.vn
Quy hoạch cũng “mật” sẽ có thêm Thủ Thiêm?
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) nêu việc trong dự thảo có đưa nội dung “thông tin về quá trình xây dựng quy hoạch cấp quốc gia, vùng, tỉnh, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; cửa khẩu…” vào phạm vi bí mật nhà nước. Bà Khánh cho rằng cần cân nhắc lại điều này.
“Thực tế có nhiều dự án, nhiều quy hoạch cấp vùng người dân có quyền được biết, ở một mức độ nào đó. Nếu không thông tin cho rõ thì sẽ có nguy cơ xảy ra các sự việc gây bức xúc tương tự như vụ Thủ Thiêm“, đại biểu Hà Nội nói.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương (Gia Lai) thì băn khoăn việc dự thảo luật nêu những quy định về việc mang tài liệu, chuyển dữ liệu bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu trữ nhằm chuyển cho các cơ quan tổ chức nước ngoài.
Đặc biệt là vấn đề giải mật, bà Phương cho rằng khi văn bản tài liệu mật hết thời hạn mật và không còn giá trị mật nữa thì cần có quy trình giải mật cho phù hợp để tạo điều kiện cho các cơ quan tổ chức tiếp cận.
Những thông tin về thân thế, quá trình công tác của lãnh đạo Đảng, Nhà nước…, tôi cho rằng cần nói rõ những lãnh đạo thuộc nhóm nào là cần bí mật, những đối tượng nào cần công khai cho người dân theo dõi, nêu gương, tránh sự xuyên tạc của các đối tượng xấu.
Đại biểu Phạm Như Hiệp (Thừa Thiên – Huế)
Nguồn https://tuoitre.vn/pham-vi-bao-ve-bi-mat-nha-nuoc-qua-rong-thi-khong-ai-dam-lam-gi-20181025172949664.htm
Chính trị
,
Tin trong nước
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh Quốc hội Võ Trọng Việt tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu đối với dự thảo Luật bảo vệ bí mật nhà nước – Ảnh: Quochoi.vn
Thảo luận dự thảo Luật bảo vệ bí mật nhà nước tại Quốc hội chiều 25-10, nhiều đại biểu cho rằng dự thảo luật có phạm vi điều chỉnh quá rộng, có nguy cơ tạo ra mối trở ngại cho doanh nghiệp và người dân, chồng lấn với Luật tiếp cận thông tin.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) bày tỏ lo lắng nếu áp dụng luật quá rộng thì sẽ có tác động tiêu cực tới cuộc cách mạng áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ 4.0.
“Đặc trưng của xã hội là cần phổ biến thông tin ra xã hội, càng nhiều thông tin thì càng tăng năng suất lao động. Nếu chúng ta mở quá rộng phạm vi luật rộng như dự thảo thì sẽ tạo ra nỗi sợ hãi và không ai dám làm gì cả”, ông Nghĩa nêu quan điểm.
Thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo cũng “mật”?
“Nhiều doanh nghiệp cần thông tin, cần đi khảo sát để làm ăn buôn bán. Nếu chúng ta quy định quá rộng thì lợi bất cập hại, đặc biệt là quy định sử dụng những tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước“, ông Trương Trọng Nghĩa nói.
Ông Nghĩa đề nghị đánh giá lại các tác động tiềm năng đạo luật này: “Nhiều lĩnh vực chưa hẳn là bí mật nhà nước nhưng lại được quy định là bí mật. Điều này vô tình tạo sự e ngại, lo lắng và hạn chế quyền tiếp cận thông tin của người dân, đặc biệt là các doanh nghiệp khi cần tiếp cận thông tin để làm ăn”.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) – Ảnh: Quochoi.vn
Quy hoạch cũng “mật” sẽ có thêm Thủ Thiêm?
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) nêu việc trong dự thảo có đưa nội dung “thông tin về quá trình xây dựng quy hoạch cấp quốc gia, vùng, tỉnh, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; cửa khẩu…” vào phạm vi bí mật nhà nước. Bà Khánh cho rằng cần cân nhắc lại điều này.
“Thực tế có nhiều dự án, nhiều quy hoạch cấp vùng người dân có quyền được biết, ở một mức độ nào đó. Nếu không thông tin cho rõ thì sẽ có nguy cơ xảy ra các sự việc gây bức xúc tương tự như vụ Thủ Thiêm“, đại biểu Hà Nội nói.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương (Gia Lai) thì băn khoăn việc dự thảo luật nêu những quy định về việc mang tài liệu, chuyển dữ liệu bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu trữ nhằm chuyển cho các cơ quan tổ chức nước ngoài.
Đặc biệt là vấn đề giải mật, bà Phương cho rằng khi văn bản tài liệu mật hết thời hạn mật và không còn giá trị mật nữa thì cần có quy trình giải mật cho phù hợp để tạo điều kiện cho các cơ quan tổ chức tiếp cận.
Những thông tin về thân thế, quá trình công tác của lãnh đạo Đảng, Nhà nước…, tôi cho rằng cần nói rõ những lãnh đạo thuộc nhóm nào là cần bí mật, những đối tượng nào cần công khai cho người dân theo dõi, nêu gương, tránh sự xuyên tạc của các đối tượng xấu.
Đại biểu Phạm Như Hiệp (Thừa Thiên – Huế)
Nguồn https://tuoitre.vn/pham-vi-bao-ve-bi-mat-nha-nuoc-qua-rong-thi-khong-ai-dam-lam-gi-20181025172949664.htm
No comments:
Post a Comment