Cập nhật tin tức nóng hổi

Sĩ quan Mỹ rùng mình vì những pha chặn đường “bán mạng” của máy bay, tàu chiến Nga, TQ

Trước vụ việc trên Biển Đông ngày 30/9 vừa qua, lực lượng không quân và hải quân Mỹ cũng từng nhiều lần chạm trán ở cự li gần với tàu chiến và máy bay của Nga và Trung Quốc.

Hôm 30/9 vừa qua, tàu khu trục USS Decatur của Mỹ đã bị tàu chiến Luyang của Trung Quốc chặn đầu “nguy hiểm” gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Cụ thể, theo lời quan chức quốc phòng Mỹ, thì tàu Luyang đã tiếp cận và chặn đầu tàu USS Decatur của Mỹ ở khoảng cách 41m – khoảng cách được Mỹ coi là rất “nguy hiểm và thiếu chuyên nghiệp”.

Động thái của tàu chiến Trung Quốc đã khiến thuyền trưởng tàu USS Decatur phải nhanh chóng đổi hướng tàu để tránh va chạm.
Hình ảnh cận cảnh pha chặn đầu của tàu Luyang (phải) trước tàu USS Decatur trên Biển Đông
Hình ảnh cận cảnh pha chặn đầu của tàu Luyang (phải) trước tàu USS Decatur trên Biển Đông.

Không phải chuyện hiếm.

Tuy nhiên, theo hãng tin Mỹ ABC, thì đây không phải lần đầu tiên các lực lượng của Mỹ chạm trán với đối thủ ở cự li gần như vậy ở trên không và trên biển.

Xem thêm: Australia cảnh báo “chiến thuật gây hấn” của Trung Quốc trên Biển Đông

Do các tàu chiến và máy bay của Mỹ thường xuyên hoạt động tại nhiều khu vực trên thế giới, nên việc chạm trán ở cự li gần với tàu chiến nước khác, đặc biệt là của Nga và Trung Quốc, vẫn có thể xảy ra.

Tuy không phải là chuyện “cơm bữa”, nhưng những lần chạm trán ấy cũng khiến dư luận được dịp xôn xao.

Nếu Mỹ cho rằng động thái của đối phương gây nguy hiểm tới lực lượng của mình, thì Washington sẽ làm đơn khiếu nại đối với đối phương. Nhưng thông thường thì quân đội Mỹ sẽ chỉ đưa ra thông cáo chung về vụ việc, kèm theo lời tái khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng không trong các vùng không phận và hải phận quốc tế.
Cận cảnh pha chặn đầu “cực nguy hiểm” của chiến hạm TQ với tàu khu trục Mỹ tại Đá Ga Ven
Cận cảnh pha chặn đầu “cực nguy hiểm” của chiến hạm TQ với tàu khu trục Mỹ tại Đá Ga Ven

ABC cho biết các cuộc chạm trán giữa Mỹ và Nga, Trung Quốc trên biển và trên không xảy ra thường xuyên hơn trong những năm gần đây, với nhiều lí do khác nhau.

Các quan chức Mỹ cho rằng lí do các tàu chiến và máy bay Nga áp sát các lực lượng của Mỹ là bởi phía Nga muốn khẳng định sức mạnh quân sự của mình tại các khu vực biên giới của nước này.

Trái lại, hành động của Trung Quốc được cho là nhằm bảo vệ cho hoạt động quân sự hóa và bồi đắp đảo nhân tạo trái phép của nước này trên Biển Đông.

Mỹ từng nhiều lần chạm trán “nguy hiểm” với Nga và Trung Quốc

Trong những năm gần đây, những lần chạm trán ở cự li gần nhất giữa Nga và Mỹ xảy ra trên Biển Baltic và Biển Đen, trong đó phía Mỹ cáo buộc máy bay quân sự của Nga áp sát các tàu chiến và máy bay quân sự của Mỹ.
Máy bay SU-24 của Nga được cho là đã tiến hành do thám tàu USS Ross (số hiệu DDG 71) của Mỹ hồi năm 2015.

Ví dụ, ngày 29/1/2018, phía Mỹ đã cáo buộc chiến đấu cơ Su-27 của Nga tiếp cận ở khoảng cách nguy hiểm (chỉ cách 1,5m) và còn cắt ngang đường bay của máy bay trinh sát EP-3 Aries của Mỹ trong vùng không phận quốc tế trên Biển Đen.

Tuy nhiên phía Bộ Quốc phòng Nga khẳng định rằng chiếc Su-27 của nước này đã duy trì khoảng cách an toàn để nhận dạng máy bay của Mỹ – mà Moskva cho là đang tiến vào không phận của Nga.
Tiêm kích của Nga chặn đường máy bay trinh sát Mỹ trên khu vực Biển Baltic
Tiêm kích của Nga chặn đường máy bay trinh sát Mỹ trên khu vực Biển Baltic

ABC cho rằng vụ chạm trán ngày 29/1 có nhiều điểm tương đồng với vụ chiến đấu cơ Su-30 của Nga vọt lên chặn đầu trinh sát cơ P-8 Poseidon của Mỹ hồi tháng 11/2017, khiến phi công P-8 Poseidon phải chuyển hướng đột ngột.

Tuy nhiên, có lẽ lần chạm trán liều lĩnh nhất là vụ việc hồi tháng 4/2016 trên cả không phận và hải phận biển Baltic.

Ngày 11-12/4, tàu khu trục USS Donald Cook đã bị hai chiến đấu cơ Su-27 áp sát hơn 30 lần, có lần còn áp sát ở khoảng cách 9m.

Cũng trong tháng đó, phi công điều khiển chiến đấu cơ Su-27 của Nga còn tiếp tục tiếp cận rất gần máy bay trinh sát RC-135 của Mỹ (ở khoảng cách hơn 7m) và thực hiện các động tác nhào lộn trên không.

Trong khi đó, đa số những lần chạm trán nguy hiểm giữa Mỹ và Trung Quốc thường xảy ra trên Biển Đông, nơi Trung Quốc bồi đắp nhiều đảo trái phép và tăng cường quân sự hóa trong thời gian gần đây.

Trong nhiệm vụ tự do hàng hải (FONOP), lực lượng hải quân Mỹ được yêu cầu di chuyển qua các đảo đá nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép tại Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông.

Cũng giống như vụ việc mới xảy ra với tàu USS Decatur hồi cuối tuần qua, các tàu Mỹ cũng đôi lần chạm trán với tàu chiến Trung Quốc tại khu vực này.
Tàu chiến TQ lao vào chặn ngay trước mũi, suýt va chạm với tàu khu trục Mỹ tại Đá Ga Ven
Tàu chiến TQ lao vào chặn ngay trước mũi, suýt va chạm với tàu khu trục Mỹ tại Đá Ga Ven

Phía Trung Quốc thường phát cảnh báo trên sóng vô tuyến, yêu cầu tàu Mỹ (và các tàu thuyền nước khác) rời khỏi khu vực đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông.

Phía Mỹ luôn khẳng định họ đang di chuyển hợp pháp trên vùng biển quốc tế, và giữ khoảng cách an toàn với tàu Trung Quốc.

Tuy nhiên, trước đây trên Biển Đông từng xảy ra hai lần chạm trán nguy hiểm khiến tàu Mỹ suýt đâm trúng tàu Trung Quốc.

Tháng 12/2013, tàu tuần dương USS Cowpens đã kịp né tàu chiến Trung Quốc “trong gang tấc”, theo ABC. Phía Mỹ cho biết tàu Trung Quốc đã gây hấn trước với họ.

Một vụ việc tương tự đã xảy ra hồi tháng 3/2009, khi 5 chiếc tàu của Trung Quốc gây hấn với tàu do thám USNS Impeccable của Mỹ trên Biển Đông. Một trong số các tàu Trung Quốc đã tiếp cận rất gần với tàu Mỹ (trong khoảng cách hơn 7m), khiến thủy thủ đoàn trên tàu Mỹ phải dùng vòi chữa cháy để ngăn các tàu Trung Quốc tiếp tục tiến sát hơn.
Hai tàu cá Trung Quốc
Hai tàu cá Trung Quốc dừng ngay trước tàu do thám Sealift Command của Mỹ, khiến thuyền trưởng phải đột ngột dừng tàu để tránh va chạm.

Cuối cùng, tàu do thám của Mỹ đã phải dừng lại để tránh va chạm với các tàu Trung Quốc đang chắn đường di chuyển của họ.

Theo ABC, Trung Quốc không chỉ dùng tàu chiến để chặn đường Mỹ, mà các máy bay và sóng vô tuyến trên Biển Đông cũng là công cụ đắc dụng khi Mỹ điều máy bay đến khu vực này.

Thậm chí Trung Quốc còn sử dụng cả chiêu bay lộn vòng trên không. Hồi tháng 5/2017, một chiếc chiến đấu cơ Su-30 của Trung Quốc đã thực hiện cú lộn mình trên không phía trên chiếc trinh sát cơ C-135 của Không quân Mỹ.
,

No comments:

Post a Comment