Đại biểu Quốc hội Trần Văn Mão đặt câu hỏi đó cho Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái. Ông Khái đáp, cần kíp nhất lúc này là hoàn thiện luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi), nhất là về quy định kê khai tài sản, xử lý tài sản bất minh của cán bộ…
Mở đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 30/10, đại biểu Trần Tất Thế (Hà Nam) chất vấn Bộ trưởng TN-MT về giải pháp khắc phục ô nhiễm sông Nhuệ, sông Đáy. Ông Thế dẫn lại lời hứa của Bộ trưởng Trần Hồng Hà trong phiên chất vấn đầu nhiệm kỳ là sau 5 năm sẽ trả lại màu trong xanh của các dòng sông nhưng cho đến nay tình trạng vẫn chưa được khắc phục.
Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà trả lời: Quan điểm xử lý các dòng sông liên tỉnh thì phải xử lý tại nguồn. Với 2 sông này, các tỉnh liên quan có Hà Nội, nơi phát sinh nguồn xả thải. Hà Nội cũng đã có đề án xử lý ô nhiễm lưu vực các dòng sông, trong đó có sông Nhuệ, sông Đáy nhưng đến nay chưa có nguồn lực giải quyết. Vấn đề lớn nhất là chưa có quy trình thu gom nước thải tập trung để xử lý.
Công nghệ xử lý, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà là không lớn, hoàn toàn có thể tính toán để thu hút xã hội hoá thực hiện được. Tuy nhiên, việc lựa chọn các đối tác công tư, quy trình đấu giá không khác gì các nguồn lực nhà nước nên gây khó khăn trong việc huy động các nguồn lực trong xã hội. Khi nào doanh nghiệp thấy được lợi nhuận trong việc này mới có thể thu hút lực lượng này tham gia.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, như vậy, trách nhiệm bảo vệ lưu vực các dòng sông thuộc về các tỉnh thành liên quan. Bộ trưởng cần rà soát lại trách nhiệm của Bộ mình trong việc phối hợp, điều tiết.
Đại biểu Trần Văn Mão cho rằng Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái chưa trả lời “trúng” câu hỏi ông đặt ra
Đại biểu Trần Văn Mão (Nghệ An) đặt vấn đề, tại kỳ họp thứ 3 của Quốc hội, ông đã phát biểu về vấn đề phòng chống tham nhũng, dù tới nay đã có câu trả lời nhưng đến nay báo cáo thẩm tra của UB Tư pháp vẫn cho rằng, tham nhũng còn là vấn đề nặng nề, thách thức lớn nhất của xã hội hiện nay. Bên cạnh tham nhũng vặt, tham nhũng lớn dạng lợi ích nhóm, doanh nghiệp sân sau, công ty gia đình có biểu hiện phức tạp. Đại biểu muốn biết cách thức cụ thể, đột phá để đẩy lùi tình trạng này.
Được yêu cầu giải đáp câu hỏi, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái nói, công tác phòng chống tham nhũng được các cơ quan Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội quan tâm. Với những chỉ đạo quyết liệt gần đây, tình trạng tham nhũng đã được ngăn chặn, đẩy lùi, có chiều hướng thuyên giảm. Tuy nhiên, tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, cần giải pháp mạnh mẽ nữa trong thời gian tới.
Ông Khái đề cập 3 khâu trong quá trình đấu tranh với tham nhũng. Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng, Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp như tuyên truyền mạnh mẽ về công tác này, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho đầy đủ, toàn diện, đảm bảo kiểm soát được mọi hoạt động trong khu vực quản lý nhà nước liên quan đến người có chức vụ quyền hạn.
Cần kíp nhất, theo Tổng Thanh tra, là hoàn thiện luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi), nhất là về quy định kê khai tài sản, xử lý tài sản bất minh của cán bộ mà Quốc hội kỳ họp này dự kiến thông qua.
Đại biểu Trần Văn Mão tranh luận lại: Nhận định của UB Tư pháp là đã làm rất nhiều giải pháp để chống tham nhũng nhưng các biểu hiện phức tạp như lợi ích nhóm, doanh nghiệp sân sau, công ty gia đình ngày càng bộc lộ. Vậy cách nào để ngăn chặn tình trạng này?
Án oan sai, lỗi chủ quan của cơ quan điều tra chiếm bao nhiêu?
Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao đổi bên hành lang Quốc hội.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm trả lời câu hỏi của đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) về chất lượng điều tra án hình sự. Ông Lâm cung cấp số liệu các vụ án phải đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra vừa qua là trên 2.000 bị can, tăng hơn 32% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu này là do thực hiện Bộ luật Hình sự mới năm 2015, trong đó có hơn 1000 bị can được đình chỉ do quy định miễn trách nhiệm hình sự, hơn 600 bị can được đình chỉ do người bị hại rút đơn, không tố cáo.
Còn nguyên nhân chủ quan của tình trạng đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra thì chỉ có 24 trường hợp thuộc diện này (18 người do không phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm, chỉ 6 người là do không chứng minh được tội phạm khi hết thời hạn điều tra). Tỷ lệ này, theo Bộ trưởng Tô Lâm, là rất thấp.
Hiện Bộ Công an đang chỉ đạo để rà soát những khó khăn trong việc thực hiện bộ luật mới để có biện pháp khắc phục. Bộ cũng đang chuẩn bị để có những phòng hỏi cung có thiết bị ghi âm, ghi hình có âm thanh để hỗ trợ cho việc phòng chống oan sai cũng như các biện pháp chống bức cung, nhục hình khác.
Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí được yêu cầu tham gia giải đáp thêm vấn đề đại biểu Phương Hoa đặt ra. Ông Trí khẳng định, chất lượng công tác điều tra thời gian qua, dù có nhiều nỗ lực của các cơ quan, nhưng vẫn còn những tồn tại như đã nêu. Các biện pháp cơ quan kiểm soát đã áp dụng là tăng cường kiểm soát việc xử lý tin báo tố giác tội phạm ngay từ đầu, yêu cầu kiểm sát viên tập trung vào những điểm mâu thuẫn trong hồ sơ điều tra để kịp thời yêu cầu làm rõ, điều tra bổ sung sớm.
“Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, nguyên tắc nghề nghiệp sẽ giúp giảm thiểu sai sót, gây oan sai” – Viện trưởng VKSND tối cao nói. Viện trưởng Lê Minh Trí cũng phân tích thêm, quá trình tạm đình chỉ và đình chỉ điều tra cũng có những mặt tích cực chứ không chỉ là tiêu cực vì nhiều vụ án nếu không bắt, không khởi tố, không điều tra thì rất khó cho việc triển khai các hoạt động tiếp theo, ngăn chặn tội phạm.
Ví dụ như với tội phạm đánh bạc, ma tuý thì phải bắt ngay, không thể chần chừ. Sau đó, nếu điều tra không có căn cứ chứng minh tội phạm thì đình chỉ theo đúng quy định.
Tranh luận lại, đại biểu Mai Thị Phương Hoa nêu tỷ lệ hơn 2.000 vụ việc và bị can được đình chỉ điều tra so với con số 29.000 vụ án là không nhỏ, tiềm ẩn trong đó là cả nguy cơ oan sai lẫn bỏ lọt tội phạm. Bà Mai Hoa muốn các cơ quan chú ý đến mặt tiêu cực của việc phải đình chỉ vụ án.
Nguồn Dantri
Chính trị
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Mở đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 30/10, đại biểu Trần Tất Thế (Hà Nam) chất vấn Bộ trưởng TN-MT về giải pháp khắc phục ô nhiễm sông Nhuệ, sông Đáy. Ông Thế dẫn lại lời hứa của Bộ trưởng Trần Hồng Hà trong phiên chất vấn đầu nhiệm kỳ là sau 5 năm sẽ trả lại màu trong xanh của các dòng sông nhưng cho đến nay tình trạng vẫn chưa được khắc phục.
Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà trả lời: Quan điểm xử lý các dòng sông liên tỉnh thì phải xử lý tại nguồn. Với 2 sông này, các tỉnh liên quan có Hà Nội, nơi phát sinh nguồn xả thải. Hà Nội cũng đã có đề án xử lý ô nhiễm lưu vực các dòng sông, trong đó có sông Nhuệ, sông Đáy nhưng đến nay chưa có nguồn lực giải quyết. Vấn đề lớn nhất là chưa có quy trình thu gom nước thải tập trung để xử lý.
Công nghệ xử lý, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà là không lớn, hoàn toàn có thể tính toán để thu hút xã hội hoá thực hiện được. Tuy nhiên, việc lựa chọn các đối tác công tư, quy trình đấu giá không khác gì các nguồn lực nhà nước nên gây khó khăn trong việc huy động các nguồn lực trong xã hội. Khi nào doanh nghiệp thấy được lợi nhuận trong việc này mới có thể thu hút lực lượng này tham gia.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, như vậy, trách nhiệm bảo vệ lưu vực các dòng sông thuộc về các tỉnh thành liên quan. Bộ trưởng cần rà soát lại trách nhiệm của Bộ mình trong việc phối hợp, điều tiết.
Đại biểu Trần Văn Mão cho rằng Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái chưa trả lời “trúng” câu hỏi ông đặt ra
Đại biểu Trần Văn Mão (Nghệ An) đặt vấn đề, tại kỳ họp thứ 3 của Quốc hội, ông đã phát biểu về vấn đề phòng chống tham nhũng, dù tới nay đã có câu trả lời nhưng đến nay báo cáo thẩm tra của UB Tư pháp vẫn cho rằng, tham nhũng còn là vấn đề nặng nề, thách thức lớn nhất của xã hội hiện nay. Bên cạnh tham nhũng vặt, tham nhũng lớn dạng lợi ích nhóm, doanh nghiệp sân sau, công ty gia đình có biểu hiện phức tạp. Đại biểu muốn biết cách thức cụ thể, đột phá để đẩy lùi tình trạng này.
Được yêu cầu giải đáp câu hỏi, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái nói, công tác phòng chống tham nhũng được các cơ quan Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội quan tâm. Với những chỉ đạo quyết liệt gần đây, tình trạng tham nhũng đã được ngăn chặn, đẩy lùi, có chiều hướng thuyên giảm. Tuy nhiên, tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, cần giải pháp mạnh mẽ nữa trong thời gian tới.
Ông Khái đề cập 3 khâu trong quá trình đấu tranh với tham nhũng. Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng, Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp như tuyên truyền mạnh mẽ về công tác này, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho đầy đủ, toàn diện, đảm bảo kiểm soát được mọi hoạt động trong khu vực quản lý nhà nước liên quan đến người có chức vụ quyền hạn.
Cần kíp nhất, theo Tổng Thanh tra, là hoàn thiện luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi), nhất là về quy định kê khai tài sản, xử lý tài sản bất minh của cán bộ mà Quốc hội kỳ họp này dự kiến thông qua.
Đại biểu Trần Văn Mão tranh luận lại: Nhận định của UB Tư pháp là đã làm rất nhiều giải pháp để chống tham nhũng nhưng các biểu hiện phức tạp như lợi ích nhóm, doanh nghiệp sân sau, công ty gia đình ngày càng bộc lộ. Vậy cách nào để ngăn chặn tình trạng này?
Án oan sai, lỗi chủ quan của cơ quan điều tra chiếm bao nhiêu?
Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao đổi bên hành lang Quốc hội.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm trả lời câu hỏi của đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) về chất lượng điều tra án hình sự. Ông Lâm cung cấp số liệu các vụ án phải đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra vừa qua là trên 2.000 bị can, tăng hơn 32% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu này là do thực hiện Bộ luật Hình sự mới năm 2015, trong đó có hơn 1000 bị can được đình chỉ do quy định miễn trách nhiệm hình sự, hơn 600 bị can được đình chỉ do người bị hại rút đơn, không tố cáo.
Còn nguyên nhân chủ quan của tình trạng đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra thì chỉ có 24 trường hợp thuộc diện này (18 người do không phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm, chỉ 6 người là do không chứng minh được tội phạm khi hết thời hạn điều tra). Tỷ lệ này, theo Bộ trưởng Tô Lâm, là rất thấp.
Hiện Bộ Công an đang chỉ đạo để rà soát những khó khăn trong việc thực hiện bộ luật mới để có biện pháp khắc phục. Bộ cũng đang chuẩn bị để có những phòng hỏi cung có thiết bị ghi âm, ghi hình có âm thanh để hỗ trợ cho việc phòng chống oan sai cũng như các biện pháp chống bức cung, nhục hình khác.
Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí được yêu cầu tham gia giải đáp thêm vấn đề đại biểu Phương Hoa đặt ra. Ông Trí khẳng định, chất lượng công tác điều tra thời gian qua, dù có nhiều nỗ lực của các cơ quan, nhưng vẫn còn những tồn tại như đã nêu. Các biện pháp cơ quan kiểm soát đã áp dụng là tăng cường kiểm soát việc xử lý tin báo tố giác tội phạm ngay từ đầu, yêu cầu kiểm sát viên tập trung vào những điểm mâu thuẫn trong hồ sơ điều tra để kịp thời yêu cầu làm rõ, điều tra bổ sung sớm.
“Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, nguyên tắc nghề nghiệp sẽ giúp giảm thiểu sai sót, gây oan sai” – Viện trưởng VKSND tối cao nói. Viện trưởng Lê Minh Trí cũng phân tích thêm, quá trình tạm đình chỉ và đình chỉ điều tra cũng có những mặt tích cực chứ không chỉ là tiêu cực vì nhiều vụ án nếu không bắt, không khởi tố, không điều tra thì rất khó cho việc triển khai các hoạt động tiếp theo, ngăn chặn tội phạm.
Ví dụ như với tội phạm đánh bạc, ma tuý thì phải bắt ngay, không thể chần chừ. Sau đó, nếu điều tra không có căn cứ chứng minh tội phạm thì đình chỉ theo đúng quy định.
Tranh luận lại, đại biểu Mai Thị Phương Hoa nêu tỷ lệ hơn 2.000 vụ việc và bị can được đình chỉ điều tra so với con số 29.000 vụ án là không nhỏ, tiềm ẩn trong đó là cả nguy cơ oan sai lẫn bỏ lọt tội phạm. Bà Mai Hoa muốn các cơ quan chú ý đến mặt tiêu cực của việc phải đình chỉ vụ án.
Nguồn Dantri
No comments:
Post a Comment