Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản trở thành đối tác chiến lược, tham gia tiến trình cải cách, hiện đại hóa hệ thống tài chính và ngân hàng của Việt Nam, trong đó Chính phủ khuyến khích các nhà đầu tư mua lại các ngân hàng yếu kém để trở thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Nội dung trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập tới trong cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp tài chính lớn của Nhật Bản, ngày 9/10, lên lề Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 10 và chuyến thăm Nhật Bản.
Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam nhất quán thúc đẩy hội nhập, liên kết kinh tế; xây dựng những chính sách quyết liệt nhằm tạo điều kiện tốt nhất và bình đẳng cho các doanh nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc toạ đàm với các doanh nghiệp Nhật Bản
Thủ tướng cũng kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản trở thành đối tác chiến lược trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, xây dựng các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh toàn cầu; sử dụng lợi thế về công nghệ tham gia phát triển các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng mới.
Tham gia tiến trình cải cách, hiện đại hóa hệ thống tài chính và ngân hàng của Việt Nam, trong đó, Chính phủ khuyến khích các nhà đầu tư mua lại các ngân hàng yếu kém để trở thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Các doanh nghiệp tài chính Nhật Bản bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu phát triển kinh tế trong năm 2018 của Việt Nam, đặc biệt là sự ổn định kinh tế vĩ mô; đánh giá cao sự điều hành và những cải cách mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam về thể chế, cơ chế và cắt giảm thủ tục hành chính.
Các doanh nghiệp cũng nêu nhiều câu hỏi về quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, các kế hoạch phát triển hạ tầng của Chính phủ và các ưu tiên đầu tư cụ thể trong lĩnh vực đổi mới, sáng tạo.
Tại buổi Toạ đàm về chủ đề đầu tư trong lĩnh vực bất động sản và hạ tầng ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao trình độ quy hoạch, xây dựng đô thị của Nhật Bản, hoan nghênh các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư phát triển bất động sản và hạ tầng ở Việt Nam.
Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ tạo điều kiện tốt nhất về chính sách trong đó sẽ ban hành luật đầu tư theo hình thức công-tư và tạo điều kiện về tín dụng tài chính cho các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này.
Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp Nhật Bản ưu tiên đầu tư bất động sản đi đôi với phát triển hạ tầng; chú trọng đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho công nhân và người nghèo; phát triển các khu đô thị hiện đại, thông minh, có quy mô lớn; thực hiện tốt từ khâu quy hoạch để sử dụng quỹ đất một cách tối ưu, sử dụng công nghệ và các vật liệu tiên tiến để xây dựng các công trình chất lượng cao.
Các doanh nghiệp bất động sản Nhật Bản đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, bày tỏ mong muốn mở rộng đầu tư trong lĩnh vực này, cam kết phát triển các dự án đi đôi với phát triển hạ tầng, áp dụng công nghệ cao, bày tỏ quan tâm đến những dự án như sử dụng kiến thức mới nhất để hỗ trợ Việt Nam quy hoạch đô thị tổng thể.
Mở rộng các khu đô thị, các siêu thị quy mô lớn ra các địa phương; kết nối hệ thống đường sắt với xe buýt cho các đô thị; xây dựng nhà ở xã hội an toàn cho người thu nhập thấp và nêu một số đề xuất chính sách nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp.
Nguồn Dantri
Kinh tế
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Nội dung trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập tới trong cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp tài chính lớn của Nhật Bản, ngày 9/10, lên lề Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 10 và chuyến thăm Nhật Bản.
Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam nhất quán thúc đẩy hội nhập, liên kết kinh tế; xây dựng những chính sách quyết liệt nhằm tạo điều kiện tốt nhất và bình đẳng cho các doanh nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc toạ đàm với các doanh nghiệp Nhật Bản
Thủ tướng cũng kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản trở thành đối tác chiến lược trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, xây dựng các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh toàn cầu; sử dụng lợi thế về công nghệ tham gia phát triển các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng mới.
Tham gia tiến trình cải cách, hiện đại hóa hệ thống tài chính và ngân hàng của Việt Nam, trong đó, Chính phủ khuyến khích các nhà đầu tư mua lại các ngân hàng yếu kém để trở thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Các doanh nghiệp tài chính Nhật Bản bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu phát triển kinh tế trong năm 2018 của Việt Nam, đặc biệt là sự ổn định kinh tế vĩ mô; đánh giá cao sự điều hành và những cải cách mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam về thể chế, cơ chế và cắt giảm thủ tục hành chính.
Các doanh nghiệp cũng nêu nhiều câu hỏi về quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, các kế hoạch phát triển hạ tầng của Chính phủ và các ưu tiên đầu tư cụ thể trong lĩnh vực đổi mới, sáng tạo.
Tại buổi Toạ đàm về chủ đề đầu tư trong lĩnh vực bất động sản và hạ tầng ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao trình độ quy hoạch, xây dựng đô thị của Nhật Bản, hoan nghênh các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư phát triển bất động sản và hạ tầng ở Việt Nam.
Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ tạo điều kiện tốt nhất về chính sách trong đó sẽ ban hành luật đầu tư theo hình thức công-tư và tạo điều kiện về tín dụng tài chính cho các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này.
Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp Nhật Bản ưu tiên đầu tư bất động sản đi đôi với phát triển hạ tầng; chú trọng đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho công nhân và người nghèo; phát triển các khu đô thị hiện đại, thông minh, có quy mô lớn; thực hiện tốt từ khâu quy hoạch để sử dụng quỹ đất một cách tối ưu, sử dụng công nghệ và các vật liệu tiên tiến để xây dựng các công trình chất lượng cao.
Các doanh nghiệp bất động sản Nhật Bản đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, bày tỏ mong muốn mở rộng đầu tư trong lĩnh vực này, cam kết phát triển các dự án đi đôi với phát triển hạ tầng, áp dụng công nghệ cao, bày tỏ quan tâm đến những dự án như sử dụng kiến thức mới nhất để hỗ trợ Việt Nam quy hoạch đô thị tổng thể.
Mở rộng các khu đô thị, các siêu thị quy mô lớn ra các địa phương; kết nối hệ thống đường sắt với xe buýt cho các đô thị; xây dựng nhà ở xã hội an toàn cho người thu nhập thấp và nêu một số đề xuất chính sách nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp.
Nguồn Dantri
No comments:
Post a Comment