Các anh chị ạ. Làm người, ai mà không có ước mơ. Nhưng ước mơ, khác với sự mê muội. Ngay cả giấc mơ hằng đêm, nó cũng đến từ ảo ảnh hiện thực lưu lại trong vỏ não của các anh chị, rất vô thức. Có nghĩa là, hiện thực luôn đến trước.
Hiện thực của mỗi con người, lại hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như các anh chị bước xuống chiếc xe bóng loáng, vào một quán cà phê sang trọng. Các anh chị sẽ thấy một cơn mưa ngoài cửa sổ thật lãng mạn. Vẫn cơn mưa ấy, đối với người lỡ bước ngoài đường không nơi cư ngụ, là một cực hình.
Tin liên quan: 1.500 tỷ và nước mắt Thủ Thiêm: Có thành phố nghĩa tình nào lại để lòng dân bời bời khói lửa vậy không?
Có xòe tay ra với người lỡ bước đó hay không? Có đứng cạnh họ hay không? Hoàn toàn là quyền cá nhân của các anh chị. Nhưng, thật đ.ộc á.c nếu bắt họ nghĩ về chốn lãng mạn mà các anh chị đang ngồi. Đặc biệt là tận á.c, nếu nơi sang chảnh đó mọc lên trên đất của họ, vùi lấp nước mắt và thân phận của họ.
Các anh chị ạ. Xã hội là một tập hợp rất nhiều giai tầng nhu cầu. Không nhà nước nào thỏa mãn giấc mơ của tất cả. Người quản lý nhà nước phải xây dựng chính sách dựa trên nhu cầu của số đông. Số đông của Việt Nam hiện tại, là những người bên ngoài quán cà phê sang chảnh.
Tương tự, công trình kiến trúc nếu muốn đại diện cho thành phố, phải mang giá trị phổ quát của thành phố ấy. Nhất là phải tương xứng với hạ tầng dân sinh của nó. Khoác bộ lông con công lên con vẹt, sẽ vô cùng khôi hài và kệch cỡm. Khoác một chiếc áo lộng lẫy cho một cơ thể xơ vữa cảm xúc, càng suy tôn sự xấu xí của nó mà thôi.
Không ai ngăn cản giấc mơ của các anh chị. Vấn đề là giấc mơ của người dân đơn giản hơn và chiếm đa số. Nếu ước mơ của các anh chị cháy bỏng và đồng điệu với quan chức, các anh chị có thể bỏ tiền ra xây nhà hát xã hội hóa. Và nếu cái nghệ thuật mà các anh chị minh định là “đỉnh cao” ấy có sức lan tỏa to lớn. Các anh chị không những thỏa mãn ước mơ của mình mà còn tạo được thặng dư nữa.
Tại sao người dân phải hy sinh giấc mơ đơn giản của mình để thỏa mãn giấc mơ lộng lẫy của các anh chị? Chỉ có loài vật mới phải hy sinh bộ lông cho sở thích của con người. Hoặc giả, trừ khi các anh chị là con hát cung đình và lãnh đạo là vua chúa thì dân mới phải ăn cơm mắm ruốc cho các anh chị hút thuốc xì gà.
Các anh chị ạ. Khi con tàu Titanic bắt đầu chìm, ban nhạc 8 người tập hợp gấp gáp. Họ nhìn thấy cái chết đang đến, họ vẫn tấu lên bản nhạc ấy trong lúc thượng đế chia lá bài số phận và cho đến lúc chìm. Life is beautiful, hoặc The Pianist, là những bộ phim các anh chị có thể xem để biết âm nhạc đã cứu rỗi con người như thế nào, ở tận cùng nghiệt ngã.
Các anh chị đừng nhân danh âm nhạc đỉnh cao để đòi hỏi không gian đỉnh cao. Chỉ có một thứ nghệ thuật đỉnh cao thực thụ, đó là thứ nghệ thuật chạm vào trái tim, nâng đỡ con người. Nghệ thuật chỉ phục vụ bản thân nó và tự xướng tụng nó, nghệ thuật đặt lên trên thân phận con người, đó là thứ nghệ thuật giả hiệu và bặm trợn.
Người nghệ sĩ cũng vậy, là người nhìn thấu tâm hồn và xúc cảm của người khác. Nhược bằng chỉ muốn điểm tô cho bộ lông sặc sỡ của mình thì dù có ở trong cái lồng bằng vàng đi nữa, chẳng qua cũng chỉ là những con vẹt tham lam!
Nguồn Nguyễn Tiến Tường
Chính trị
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Hiện thực của mỗi con người, lại hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như các anh chị bước xuống chiếc xe bóng loáng, vào một quán cà phê sang trọng. Các anh chị sẽ thấy một cơn mưa ngoài cửa sổ thật lãng mạn. Vẫn cơn mưa ấy, đối với người lỡ bước ngoài đường không nơi cư ngụ, là một cực hình.
Tin liên quan: 1.500 tỷ và nước mắt Thủ Thiêm: Có thành phố nghĩa tình nào lại để lòng dân bời bời khói lửa vậy không?
Có xòe tay ra với người lỡ bước đó hay không? Có đứng cạnh họ hay không? Hoàn toàn là quyền cá nhân của các anh chị. Nhưng, thật đ.ộc á.c nếu bắt họ nghĩ về chốn lãng mạn mà các anh chị đang ngồi. Đặc biệt là tận á.c, nếu nơi sang chảnh đó mọc lên trên đất của họ, vùi lấp nước mắt và thân phận của họ.
Các anh chị ạ. Xã hội là một tập hợp rất nhiều giai tầng nhu cầu. Không nhà nước nào thỏa mãn giấc mơ của tất cả. Người quản lý nhà nước phải xây dựng chính sách dựa trên nhu cầu của số đông. Số đông của Việt Nam hiện tại, là những người bên ngoài quán cà phê sang chảnh.
Tương tự, công trình kiến trúc nếu muốn đại diện cho thành phố, phải mang giá trị phổ quát của thành phố ấy. Nhất là phải tương xứng với hạ tầng dân sinh của nó. Khoác bộ lông con công lên con vẹt, sẽ vô cùng khôi hài và kệch cỡm. Khoác một chiếc áo lộng lẫy cho một cơ thể xơ vữa cảm xúc, càng suy tôn sự xấu xí của nó mà thôi.
Không ai ngăn cản giấc mơ của các anh chị. Vấn đề là giấc mơ của người dân đơn giản hơn và chiếm đa số. Nếu ước mơ của các anh chị cháy bỏng và đồng điệu với quan chức, các anh chị có thể bỏ tiền ra xây nhà hát xã hội hóa. Và nếu cái nghệ thuật mà các anh chị minh định là “đỉnh cao” ấy có sức lan tỏa to lớn. Các anh chị không những thỏa mãn ước mơ của mình mà còn tạo được thặng dư nữa.
Tại sao người dân phải hy sinh giấc mơ đơn giản của mình để thỏa mãn giấc mơ lộng lẫy của các anh chị? Chỉ có loài vật mới phải hy sinh bộ lông cho sở thích của con người. Hoặc giả, trừ khi các anh chị là con hát cung đình và lãnh đạo là vua chúa thì dân mới phải ăn cơm mắm ruốc cho các anh chị hút thuốc xì gà.
Các anh chị ạ. Khi con tàu Titanic bắt đầu chìm, ban nhạc 8 người tập hợp gấp gáp. Họ nhìn thấy cái chết đang đến, họ vẫn tấu lên bản nhạc ấy trong lúc thượng đế chia lá bài số phận và cho đến lúc chìm. Life is beautiful, hoặc The Pianist, là những bộ phim các anh chị có thể xem để biết âm nhạc đã cứu rỗi con người như thế nào, ở tận cùng nghiệt ngã.
Các anh chị đừng nhân danh âm nhạc đỉnh cao để đòi hỏi không gian đỉnh cao. Chỉ có một thứ nghệ thuật đỉnh cao thực thụ, đó là thứ nghệ thuật chạm vào trái tim, nâng đỡ con người. Nghệ thuật chỉ phục vụ bản thân nó và tự xướng tụng nó, nghệ thuật đặt lên trên thân phận con người, đó là thứ nghệ thuật giả hiệu và bặm trợn.
Người nghệ sĩ cũng vậy, là người nhìn thấu tâm hồn và xúc cảm của người khác. Nhược bằng chỉ muốn điểm tô cho bộ lông sặc sỡ của mình thì dù có ở trong cái lồng bằng vàng đi nữa, chẳng qua cũng chỉ là những con vẹt tham lam!
Nguồn Nguyễn Tiến Tường
No comments:
Post a Comment