Như chính TBT Nguyễn Phú Trọng đã nói “Có phải nhất thể hóa đâu”. Vì thế cần khoanh vùng bằng định nghĩa để tránh các tranh luận làm lệch chủ đề.
“Nhất thể hóa” trong bài viết này chỉ việc TBT Đảng sẽ đảm nhận luôn chức Chủ tịch nước; Bí thư Đảng các cấp xã, huyện, tỉnh sẽ đảm nhận chức vụ Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp địa phương tương ứng; các Ban của Đảng đưa về các Bộ; Hai bộ máy Đảng và chính quyền địa phương sẽ gộp vào một.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với cử tri quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Đừng nửa vời
Lời của TBT Nguyễn Phú Trọng “ Không phải vì nhất thể hóa, đây là tình huống” cho thấy sự lấp lửng đã xác định.
Tin liên quan: Nhất thể hóa Tổng Bí thư và Chủ tịch nước: Phước hay họa?
“ Tình huống” có nghĩa là việc TBT đảm nhận chức Chủ tịch nước trong Đại hội XIII sẽ không đương nhiên mà phụ thuộc vào con người cụ thể. Ông A thì có thể đảm nhận cùng lúc cả hai chức, còn nếu là ông B thì lại không. Từ đó để thấy vấn đề chưa kết thúc. Rất tùy thuộc vào ai sẽ là TBT tiếp theo.
“Có nhất thể hóa đâu” nghĩa là hai bộ máy vẫn sẽ riêng biệt. Điều này trái hẳn với mong muốn “ Nhất thể hóa” để bớt hoang phí tiền thuế của Dân.
Có người sợ tập trung quyền lực vào một người thì sẽ trở thành độc tài. Thử hỏi lịch sử của các nước XHCN có nước nào mà không đẻ ra các nhà độc tài? Đã độc quyền lãnh đạo rồi thì “tứ trụ” hay “tam trụ” hay “nhất trụ” cũng chỉ là phân quyền lực trong BCT chứ không phải phân quyền lực trong Dân.
Để giải tỏa mối lo độc tài quyền lực thì điều TBT Nguyễn Phú Trọng cần phải thực hiện là ông không tiếp tục đảm nhận chức vụ TBT trong Đại hội XIII vào năm 2021 vì đã hai nhiệm kỳ. Không thể phá bỏ quy định 2 nhiệm kỳ đã thành thực tiễn kể từ năm 1986 bằng bất cứ lý do gì và dưới bất cứ hình thức nào. Kéo dài thêm nhiệm kỳ thứ 3 chính là độc tài quyền lực.
Để giảm bớt gánh nặng ngân sách thì hãy “Nhất thể hóa” triệt để, nhập hai bộ máy Đảng và chính quyền làm một. Hơn thế nữa, chính “Nhất thể hóa” sẽ giảm bớt số lượng những lãnh đạo chấp chứa mục đích tham nhũng. Sẽ bớt gánh nặng cho cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Đối với Dân, cả hai bộ máy đều chứa đầy tham nhũng. Giảm đi bộ máy nào cũng tốt hơn cho Dân.
Điều không thể không nói, rằng vài người trong BCT muốn TBT Nguyễn Phú Trọng đảm nhận cùng lúc hai chức vụ TBT và Chủ tịch nước chính còn vì mục đích tạo tiền lệ mở đường để họ đương nhiên đi theo trong tương lai. Đừng trói buộc họ. Ít nhất là chính danh tư thế nguyên thủ để công cán nước ngoài sau Đại hội XIII sắp tới.
Đừng lạm dụng 2 từ “lòng dân”
Mấy ngày qua, một số vị phát biểu ý kiến cá nhân của mình, nhưng lại hàm hồ nhân danh nhân dân, là “Lòng dân”. Dân có được hỏi ý kiến đâu mà lại nói là “Lòng dân”. Nếu muốn thật biết “Lòng dân” thì hãy hỏi đi và sẽ rõ.
Ngay cả nói “ý Đảng” cũng không đúng. Đó là ý của gần 200 UVTƯ chứ không phải của tất cả 4 triệu đảng viên. Nói gần đúng hơn là “ Ý Trung ương Đảng”. Nhưng thực ra cũng không hẳn thế. Vì có UVTƯ biểu quyết trái với suy nghĩ thực của mình.
Nguồn Nguyễn Ngọc Chu
Chính trị
,
Tin trong nước
,
Xã hội
“Nhất thể hóa” trong bài viết này chỉ việc TBT Đảng sẽ đảm nhận luôn chức Chủ tịch nước; Bí thư Đảng các cấp xã, huyện, tỉnh sẽ đảm nhận chức vụ Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp địa phương tương ứng; các Ban của Đảng đưa về các Bộ; Hai bộ máy Đảng và chính quyền địa phương sẽ gộp vào một.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với cử tri quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Đừng nửa vời
Lời của TBT Nguyễn Phú Trọng “ Không phải vì nhất thể hóa, đây là tình huống” cho thấy sự lấp lửng đã xác định.
Tin liên quan: Nhất thể hóa Tổng Bí thư và Chủ tịch nước: Phước hay họa?
“ Tình huống” có nghĩa là việc TBT đảm nhận chức Chủ tịch nước trong Đại hội XIII sẽ không đương nhiên mà phụ thuộc vào con người cụ thể. Ông A thì có thể đảm nhận cùng lúc cả hai chức, còn nếu là ông B thì lại không. Từ đó để thấy vấn đề chưa kết thúc. Rất tùy thuộc vào ai sẽ là TBT tiếp theo.
“Có nhất thể hóa đâu” nghĩa là hai bộ máy vẫn sẽ riêng biệt. Điều này trái hẳn với mong muốn “ Nhất thể hóa” để bớt hoang phí tiền thuế của Dân.
Có người sợ tập trung quyền lực vào một người thì sẽ trở thành độc tài. Thử hỏi lịch sử của các nước XHCN có nước nào mà không đẻ ra các nhà độc tài? Đã độc quyền lãnh đạo rồi thì “tứ trụ” hay “tam trụ” hay “nhất trụ” cũng chỉ là phân quyền lực trong BCT chứ không phải phân quyền lực trong Dân.
Để giải tỏa mối lo độc tài quyền lực thì điều TBT Nguyễn Phú Trọng cần phải thực hiện là ông không tiếp tục đảm nhận chức vụ TBT trong Đại hội XIII vào năm 2021 vì đã hai nhiệm kỳ. Không thể phá bỏ quy định 2 nhiệm kỳ đã thành thực tiễn kể từ năm 1986 bằng bất cứ lý do gì và dưới bất cứ hình thức nào. Kéo dài thêm nhiệm kỳ thứ 3 chính là độc tài quyền lực.
Để giảm bớt gánh nặng ngân sách thì hãy “Nhất thể hóa” triệt để, nhập hai bộ máy Đảng và chính quyền làm một. Hơn thế nữa, chính “Nhất thể hóa” sẽ giảm bớt số lượng những lãnh đạo chấp chứa mục đích tham nhũng. Sẽ bớt gánh nặng cho cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Đối với Dân, cả hai bộ máy đều chứa đầy tham nhũng. Giảm đi bộ máy nào cũng tốt hơn cho Dân.
Điều không thể không nói, rằng vài người trong BCT muốn TBT Nguyễn Phú Trọng đảm nhận cùng lúc hai chức vụ TBT và Chủ tịch nước chính còn vì mục đích tạo tiền lệ mở đường để họ đương nhiên đi theo trong tương lai. Đừng trói buộc họ. Ít nhất là chính danh tư thế nguyên thủ để công cán nước ngoài sau Đại hội XIII sắp tới.
Đừng lạm dụng 2 từ “lòng dân”
Mấy ngày qua, một số vị phát biểu ý kiến cá nhân của mình, nhưng lại hàm hồ nhân danh nhân dân, là “Lòng dân”. Dân có được hỏi ý kiến đâu mà lại nói là “Lòng dân”. Nếu muốn thật biết “Lòng dân” thì hãy hỏi đi và sẽ rõ.
Ngay cả nói “ý Đảng” cũng không đúng. Đó là ý của gần 200 UVTƯ chứ không phải của tất cả 4 triệu đảng viên. Nói gần đúng hơn là “ Ý Trung ương Đảng”. Nhưng thực ra cũng không hẳn thế. Vì có UVTƯ biểu quyết trái với suy nghĩ thực của mình.
Nguồn Nguyễn Ngọc Chu
No comments:
Post a Comment