Cập nhật tin tức nóng hổi

TT Trump có thể mở mặt trận chơi luôn Nga của TT Putin?

Nước Nga dưới thời Putin, ngoài bán vũ khí và một ít dầu khí xuất khẩu thì nền kinh tế không có ảnh hưởng lớn gì trên thế giới.

Nhiều năm nay, Chính phủ Putin luôn đứng cạnh Nhà nước của Tập Cận Bình trong nhiều vấn đề, trong đó có việc cho đến nay ông Putin không lên tiếng công nhận phán quyết của PCA Liên Hiệp Quốc về việc biển Đông không phải của riêng Trung Quốc.

Có lẽ không chỉa mũi dùi về phía Chính phủ Putin là thiếu sót khi đánh toàn diện vào nền kinh tế TQ.

Trong một buổi phỏng vấn vừa phát sóng trên truyền hình tối qua 14.10.2018, Tổng thống Donald Trump đã có phát biểu gây sốc trên công luận khi nói Tổng thống Nga Vladimir Putin là “dính líu đến các vụ ám sát và đầu độc.”.

Ông Trump nói thêm rằng các vụ ám sát và đầu độc mà ông Putin làm không phải ở đất nước Mỹ.

Trên mặt trận ngoại giao tầm cao, câu nói này chẳng khác gì cú tát mạnh vào mặt Chính phủ Nga và phía Nga sẽ có động thái đáp trả cay cú.

Nhưng đó cho thấy là dấu hiệu Mỹ mở màn đánh cả Nga về bang giao và có thể kéo theo cả thương mại?.

Một khi Chính phủ Putin còn đứng cạnh Nhà nước của Tập Cận Bình thì Hoa Kỳ chắc chắn sẽ chơi tới, không để yên.

Vừa liên kết với thế giới, vừa độc lập
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) hồ hởi bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) hồ hởi bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Khác với Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh, hệ thống Trung-Nga hiện nay có thể cùng tồn tại song song với hệ thống quốc tế do phương Tây thống trị, với cấp độ phụ thuộc lẫn nhau cao trong một chế độ đa cực và toàn cầu hóa.

Mặt khác, hệ thống này vẫn có khả năng vận hành như một hệ sinh thái khép kín. Đó là do hệ thống này được thiết kế để kiểm soát một dải đất rộng lớn ở châu Á và Á-Âu giàu tài nguyên, nơi cả Nga và Trung Quốc có thể thực hiện mô hình riêng của họ, mô phỏng đầy đủ các đặc điểm của trật tự quốc tế hiện nay bằng các thể chế, thị trường, cơ sở hạ tầng an ninh, tiền tệ và cơ chế thanh toán của riêng họ, và nếu cần thiết, bỏ qua cả hệ thống thanh toán dựa trên đồng USD.

Hệ thống dự phòng này có lẽ là để bảo đảm sự sinh tồn cho hệ thống sinh thái Trung-Nga nếu mức độ đối đầu giữa một bên là Mỹ với một bên là Nga và Trung Quốc lên tới cấp độ phương Tây sẽ thực thi cô lập kinh tế và chính trị đối với Trung Quốc như đang làm hiện nay với Nga và với Liên Xô thời xưa.

Một thiết lập như vậy có khả năng làm sứt mẻ ảnh hưởng của phương Tây ở các nước Trung Á. Thế trận Trung-Nga có thể lan tỏa ảnh hưởng sang cả các khu vực khác, như Nam Á và thậm chí cả Trung và Đông Âu.

Nguồn tổng hợp
,

No comments:

Post a Comment