Liên quan đến việc đường 95 tỷ đồng liên huyện Đắk Đoa – Chư Prông (Gia Lai) tan nát dù còn trong thời gian bảo hành, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình giao thông Gia Lai (UBND tỉnh Gia Lai) cho rằng qua xác định ban đầu, nguyên nhân là do mưa lớn, kéo dài gây thấm nước và xe quá tải chạy trên đường.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Đăng Hưng, Chánh Thanh tra Sở GT-VT tỉnh Gia Lai cho rằng đó là thông tin một chiều.
Theo ông Hưng, với các tuyến đường trên địa bàn tỉnh, kể cả tuyến đường nói trên, cán bộ thanh tra vẫn đi kiểm tra. Khi kiểm tra, nếu phát hiện thì cán bộ phải xử phạt. Nhưng thời gian qua không thấy cán bộ của đơn vị phát hiện, xử phạt trường hợp xe quá khổ quá tải trên tuyến đường đó.
Đá bong tróc nổi lên mặt đường
Còn theo một kỹ sư có kinh nghiệm trong lĩnh vật xây dựng cầu đường, ông không đồng tình về đánh giá đường hư do mưa nhiều và kéo dài làm thấm nước.
Vị kỹ sư này lý giải: Lớp láng nhựa là áo đường mềm. Mục đích của áo đường mềm là không cho nước thấm qua lớp móng. Nếu đường hư do mưa nhiều và kéo dài thì lẽ ra phải hư toàn tuyến chứ sao có điểm hư có điểm không hư?
Kỹ sư này nhận định có khả năng liên quan đến chất lượng mặt đường không tốt, cụ thể do nhựa đường ít hoặc đá bẩn (dính bụi) nên không có tính kết dính.
Mặt đường bị bong tróc lớp nhựa, chỉ còn đá
Mặt đường bị cày xới nham nhở
Trước đó, Báo SGGP Online có nhiều tin bài phản ánh về việc tuyến đường liên huyện Đắk Đoa – Chư Prông có mức đầu tư 95 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách đầu tỉnh, được hoàn thành, đưa vào sử dụng vào tháng 2-2018.
Thời gian bảo hành 12 tháng nhưng mới đi vào hoạt động mấy tháng đã xuất hiện tình trạng hư hỏng nặng nề; hư hỏng nằm trải dài qua các xã Ia Băng, Ia Dơk, còn đoạn qua xã Glar (cùng thuộc huyện Đắk Đoa) thì không thấy hư. Chủ đầu tư phát hiện đường hư vào khoảng tháng 6 và tháng 7 nhưng đến ngày 9-10 vẫn chưa thấy sửa chữa.
Nguồn Saigongiaiphong
Giao thông
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Tuy nhiên, ông Nguyễn Đăng Hưng, Chánh Thanh tra Sở GT-VT tỉnh Gia Lai cho rằng đó là thông tin một chiều.
Theo ông Hưng, với các tuyến đường trên địa bàn tỉnh, kể cả tuyến đường nói trên, cán bộ thanh tra vẫn đi kiểm tra. Khi kiểm tra, nếu phát hiện thì cán bộ phải xử phạt. Nhưng thời gian qua không thấy cán bộ của đơn vị phát hiện, xử phạt trường hợp xe quá khổ quá tải trên tuyến đường đó.
Đá bong tróc nổi lên mặt đường
Còn theo một kỹ sư có kinh nghiệm trong lĩnh vật xây dựng cầu đường, ông không đồng tình về đánh giá đường hư do mưa nhiều và kéo dài làm thấm nước.
Vị kỹ sư này lý giải: Lớp láng nhựa là áo đường mềm. Mục đích của áo đường mềm là không cho nước thấm qua lớp móng. Nếu đường hư do mưa nhiều và kéo dài thì lẽ ra phải hư toàn tuyến chứ sao có điểm hư có điểm không hư?
Kỹ sư này nhận định có khả năng liên quan đến chất lượng mặt đường không tốt, cụ thể do nhựa đường ít hoặc đá bẩn (dính bụi) nên không có tính kết dính.
Mặt đường bị bong tróc lớp nhựa, chỉ còn đá
Mặt đường bị cày xới nham nhở
Trước đó, Báo SGGP Online có nhiều tin bài phản ánh về việc tuyến đường liên huyện Đắk Đoa – Chư Prông có mức đầu tư 95 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách đầu tỉnh, được hoàn thành, đưa vào sử dụng vào tháng 2-2018.
Thời gian bảo hành 12 tháng nhưng mới đi vào hoạt động mấy tháng đã xuất hiện tình trạng hư hỏng nặng nề; hư hỏng nằm trải dài qua các xã Ia Băng, Ia Dơk, còn đoạn qua xã Glar (cùng thuộc huyện Đắk Đoa) thì không thấy hư. Chủ đầu tư phát hiện đường hư vào khoảng tháng 6 và tháng 7 nhưng đến ngày 9-10 vẫn chưa thấy sửa chữa.
Nguồn Saigongiaiphong
No comments:
Post a Comment