Cập nhật tin tức nóng hổi

Vụ truyền dịch cứu 1.000 cây cổ thụ: ‘90% hàng Trung Quốc’

Theo đại diện phòng quản lý đô thị TP.Trà Vinh, chất dinh dưỡng truyền cho cây giống như đạm truyền cho con người bởi có rất nhiều dưỡng chất.

Xung quanh thông tin truyền dịch cứu 1.000 cây cổ thụ, ngày 7/10, trao đổi với báo Đất Việt, ông Nguyễn Văn Bình – Trưởng phòng quản lý đô thị TP Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh) cho biết, chất dinh dưỡng truyền vào những gốc cây cổ thụ đó là phân bón ở dạng nước.

“Chất dinh dưỡng này giống như nước biển và giá mua cũng rẻ lắm”, ông Bình nói.

Theo ông Bình, các chuyên gia xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng cây suy kiệt là do đô thị hóa, bê tông hóa dẫn đến nước ở gốc cây không thẩm thấu xuống rễ.  Ngoài ra, chăm sóc cây không đúng, nhất là vào mùa khô khiến cây thiếu nước trầm trọng, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng ngày càng nặng.
Hàng cổ thụ hơn trăm năm tuổi ở TP Trà Vinh
Hàng cổ thụ hơn trăm năm tuổi ở TP Trà Vinh.

Chia sẻ thêm nguồn gốc chất dinh dưỡng truyền cho những cây này, 1 đại diện ở phòng quản lý đô thị TP Trà Vinh cũng cho rằng, việc này bên nhà thầu làm việc với Trường Đại học nông lâm TP.HCM.

“Qua nghiên cứu, Đại học Nông lâm nhập ở nơi khác về chứ không phải có nguồn gốc ở Việt Nam. Tôi không nắm về đơn giá của những túi chất dinh dưỡng đó nhưng tôi nghĩ không quá đắt, trung bình 1 cây cổ thụ chỉ mất khoảng vài trăm nghìn tùy theo từng độ tuổi của cây, không thể khẳng định là bao nhiêu.

Dù có là nhập ở Trung Quốc hay 1 nước nào khác cũng không quan trọng bằng việc đơn vị cung cấp nguồn hàng được cấp giấy phép sử dụng. Trên thị trường không thiếu gì các chủng loại chất dinh dưỡng truyền cho cây”, đại diện phòng quản lý đô thị TP Trà Vinh cho biết.
Công nhân cây xanh truyền chất dinh dưỡng trực tiếp cho các cổ thụ suy kiệt
Công nhân cây xanh truyền chất dinh dưỡng trực tiếp cho các cổ thụ suy kiệt.

Nói về việc này, cùng ngày, ông Lâm Ngọc Vinh, nghệ nhân về cây cảnh ở TP.HCM cho rằng, từ trước đến nay ông chưa nghe đến việc truyền chất dinh dưỡng để cứu cây vì nguồn dinh dưỡng đi vào cây như nào ông không chắc chắn.

“Tôi nghĩ là nếu cây quá suy kiệt kể cả có truyền chất dinh dưỡng cũng rất khó sống. Hơn nữa, việc truyền chất dinh dưỡng vào cây có thành công hay không thì tôi chưa thấy các nghệ nhân khác làm, bản thân tôi cũng chưa thực hiện bao giờ.

Trên thị trường, phân bón dạng nước giá cả cũng không đắt lắm. Tôi thường mua bình xịt thẳng vào lá hoặc rễ cây”, nghệ nhân Lâm Ngọc Vinh nói.

Trong khi cũng chia sẻ về túi truyền dịch này, ông  Lê Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Thảo dược Maphaco, đường Điện Biên Phủ (thị trấn Sapa, Lào Cai) cho rằng, tất cả những túi truyền dịch của Việt Nam đều là túi nước ngoài và được phân chia làm 2 nguồn. Trong đó, 1 nguồn của Nhật có giá 1,2 triệu/túi/lít, túi truyền dịch của Trung Quốc có giá 430.000/túi.

“Túi truyền dịch của Nhật nhập về Việt Nam phải thông qua nhiều khâu đoạn, thủ tục nên có giá đắt, còn thuốc nhập của Trung Quốc là hàng nhập lậu trong khi đó chất lượng như thuốc Nhật. Hiện nay có đến 90% người trồng cây Việt Nam dùng túi truyền dịch của Trung Quốc vì giá rẻ và thuần với Việt Nam nhiều hơn.

Túi truyền dịch này được dùng chủ yếu là bơm vào đường mao mạch, bởi trong mỗi cây có 1 cái ven. Khi khoan để truyền dịch dinh dưỡng cho cây thì khoan vào lớp gỗ bên trong của cây sẽ cứu được tất cả vỏ khô và các đầu rễ chưa có nước”, ông Minh cho biết.

Theo ông Minh, cây không có rễ nghĩa là cây không có chất dinh dưỡng, bởi vậy nếu chỉ dùng thuốc kích thích dội bên ngoài chỉ được 5%.

“Điều này lý giải tại sao từ trước đến nay dân Trung Quốc sang Việt Nam mua cây cổ thụ rất nhiều mà không cần rễ cây, chỉ cần lấy nguyên củ của cây và không cần bầu đất, đó chính là do họ dùng túi truyền dịch cho cây.

Từ đấy tôi đã học được nghề truyền dinh dưỡng cho cây qua đường mao mạch và thấy rất hiệu quả”, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Thảo dược Maphaco cho biết thêm.

Trước đó, báo chí đưa tin, TP Trà Vinh có hơn 13.000 cây xanh, trong đó, khoảng 1.000 cổ thụ sao đen, dầu rái, me… trên 100 năm tuổi nằm trên các tuyến đường trong tình trạng suy kiệt, già cỗi, kém phát triển, khả năng c.h.ê’.t rất cao.

Năm 2016, tỉnh Trà Vinh mời các chuyên gia ở Hà Lan, Australia, Viện giống cây trồng (Bộ Nông nghiệp) và Đại học Nông lâm đến khảo sát, tìm nguyên nhân rừng cổ thụ suy kiệt và đề xuất các giải pháp xử lý.

Sau khi xác định nguyên nhân, giải pháp được đưa ra là cải tạo mở rộng bồn gốc cây, thay lớp đất mặt và bón phân, khử trùng; lắp đặt các ống nhựa rộng 0,12 m, dài 1,5 m tại mỗi gốc cây nhằm trữ nước khi tưới để thẩm thấu xuống rễ trong mùa khô; truyền dịch dinh dưỡng trực tiếp cho cây; chăm sóc, vén tàn, gỡ ký sinh trên thân cây.

Đến nay, sau hai năm, được chăm sóc đặc biệt, gần 400 cổ thụ ở 15 tuyến đường phục hồi mạnh mẽ. Nhiều cây tưởng c.h.ê’.t nhưng sau khi được cắt nhánh c.h.ê’.t, thay đất, bón phân, tưới nước đầy đủ, đặc biệt là “vô nước biển” đã đâm chồi, xanh tươi.

Theo Bí thư Thành ủy Trà Vinh Lê Văn Hẳn, mỗi cây xanh được trồng trên các tuyến đường đều gắn số và có hồ sơ lý lịch theo dõi; việc đốn hay bứng di dời một cây còn sống phải được sự đồng ý của Chủ tịch UBND tỉnh.

“Thời gian qua, nhiều dự án Trung tâm thương mại hàng trăm tỷ đồng, hay trụ sở ngân hàng lớn, công trình công cộng… khi được xây dựng đều phải có giải pháp bảo vệ hoặc né các cổ thụ chứ không được đốn hạ”, ông Hẳn khẳng định.

Nguồn Baodatviet

No comments:

Post a Comment