Trao đổi với PV báo Thời Đại, luật sư Phan Xuân Xiểm, nguyên Vụ trưởng Vụ Trung ương 1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương khẳng định, không có chuyện “hạ cánh an toàn” đối với những người có chức vụ quyền hạn nhưng liên quan đến các vụ án tham nhũng.
Ngày 8/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại Hà Nội. Bên cạnh nội dung về nhân sự, vấn đề được nhiều cử tri chung mối quan tâm là công tác phòng chống tham nhũng.
Trao đổi với cử tri 2 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình về vấn đề này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) đã được thảo luận rất kỹ qua 2 kỳ họp và đến kỳ họp thứ ba tới đây hy vọng sẽ được thông qua.
“Các bác nêu xử lý các vụ án tham nhũng còn chậm. Trước hết nói về kê khai tài sản, công khai, kiểm soát tài sản, đây đúng là vấn đề khó thật, nó khó vì nó thiên biến vạn hoá, nhiều “biến tướng”, kê khai thế nào rất khó kiểm soát. Cái khó nữa là liên quan đến Luật khác về quyền cá nhân, quyền công dân về bí mật tài sản, không phải cái gì cũng công bố được.
Còn xử lý các vụ án tham nhũng có chậm không, thực tế vừa qua việc xử lý các vụ án tham nhũng đã khắc phục rất nhiều. Trước kia có vụ án bao nhiêu năm còn để “chìm” xuống, nhưng 5 năm nay, phát hiện vụ nào ra làm đến nơi đến chốn, công khai hết. Các bác cũng thông cảm là quy trình xem xét, rất phức tạp qua các khâu, các bước, đưa ra phải có chứng cứ, có sức thuyết phục…”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.
Cũng theo Tổng Bí thư, xử thế nào phải cho mọi người tâm phục khẩu phục, rất nghiêm khắc nhưng cũng rất nhân văn. Ta xử không phải cốt thật nặng mới là nghiêm, mà để răn đe, ngăn ngừa để không xảy ra nữa mới là tốt, chống cũng là để xây, mục đích của ta là xây cho tốt để đỡ phải chống. Tổng Bí thư cũng dẫn chứng về Hội nghị Trung ương 8 vừa qua cũng đã tiến hành kỷ luật đối với 2 nguyên Ủy viên Trung ương Đảng là ông Nguyễn Bắc Son và ông Trần Văn Minh.
Luật sư Phan Xuân Xiểm.
Trao đổi với PV báo Thời Đại, luật sư Phan Xuân Xiểm, nguyên Vụ trưởng Vụ Trung ương 1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, những cán bộ Đảng viên, người có chức có quyền tham nhũng thì phải xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và cũng sẽ bị xử lý nghiêm về mặt chính quyền.Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu như trên hoàn toàn đúng, làm được như thế thì dân mới tin yêu vào sự lãnh đạo của Đảng.
Chia sẻ về vấn đề trách nhiệm của người đứng đầu khi liên quan đến vấn đề tham nhũng, ông Xiểm cho rằng, Đảng viên được giao giữ các chức vụ lớn trong đoàn thể, anh phải quản lý các mặt như cơ quan, trụ sở rồi các tài sản công mà do tổ chức đó quản lý. Nếu có sai phạm thì phải xem xét trách nhiệm Đảng viên, người đứng đầu phụ trách đơn vị đó.
Theo ông Xiểm, cán bộ Đảng viên sai phạm đến đâu xử lý đến đó. Trong đó cần phải xem xét đến hành vi sai phạm xem đó có phải là cố tình sai phạm, động cơ mục đích sai phạm là gì. “Có thể sai phạm do vấn đề vô tình không nắm được hoặc cũng có thể vì lợi ích tập thể sai phạm. Ngoài ra cũng có người vì lợi ích động cơ cá nhân mà sai phạm… từ việc đánh giá đó mới xem xét trách nhiệm xử lý xác đáng của cán bộ Đảng viên đó. Một anh làm thủ trưởng cơ quan mà anh quản lý làm thất thoát tài sản hoặc có vấn đề vi phạm pháp luật thì anh phải chịu trách nhiệm.
Nếu hôm nay chưa phát hiện xử lý sai phạm đó thì ngày mai nếu phát hiện vẫn phải xem xét xử lý theo quy định. Đảng đã có Quy định 102, có thể những sai phạm của anh cách đó 5 năm, 10 năm nhưng khi phát hiện vẫn xem xét xử lý theo quy định, hướng dẫn. Không còn câu “chuyện hạ cánh an toàn””, luật sư Xiểm nói.
Nguồn Thoidai
Chính trị
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Ngày 8/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại Hà Nội. Bên cạnh nội dung về nhân sự, vấn đề được nhiều cử tri chung mối quan tâm là công tác phòng chống tham nhũng.
Trao đổi với cử tri 2 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình về vấn đề này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) đã được thảo luận rất kỹ qua 2 kỳ họp và đến kỳ họp thứ ba tới đây hy vọng sẽ được thông qua.
“Các bác nêu xử lý các vụ án tham nhũng còn chậm. Trước hết nói về kê khai tài sản, công khai, kiểm soát tài sản, đây đúng là vấn đề khó thật, nó khó vì nó thiên biến vạn hoá, nhiều “biến tướng”, kê khai thế nào rất khó kiểm soát. Cái khó nữa là liên quan đến Luật khác về quyền cá nhân, quyền công dân về bí mật tài sản, không phải cái gì cũng công bố được.
Còn xử lý các vụ án tham nhũng có chậm không, thực tế vừa qua việc xử lý các vụ án tham nhũng đã khắc phục rất nhiều. Trước kia có vụ án bao nhiêu năm còn để “chìm” xuống, nhưng 5 năm nay, phát hiện vụ nào ra làm đến nơi đến chốn, công khai hết. Các bác cũng thông cảm là quy trình xem xét, rất phức tạp qua các khâu, các bước, đưa ra phải có chứng cứ, có sức thuyết phục…”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.
Cũng theo Tổng Bí thư, xử thế nào phải cho mọi người tâm phục khẩu phục, rất nghiêm khắc nhưng cũng rất nhân văn. Ta xử không phải cốt thật nặng mới là nghiêm, mà để răn đe, ngăn ngừa để không xảy ra nữa mới là tốt, chống cũng là để xây, mục đích của ta là xây cho tốt để đỡ phải chống. Tổng Bí thư cũng dẫn chứng về Hội nghị Trung ương 8 vừa qua cũng đã tiến hành kỷ luật đối với 2 nguyên Ủy viên Trung ương Đảng là ông Nguyễn Bắc Son và ông Trần Văn Minh.
Luật sư Phan Xuân Xiểm.
Trao đổi với PV báo Thời Đại, luật sư Phan Xuân Xiểm, nguyên Vụ trưởng Vụ Trung ương 1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, những cán bộ Đảng viên, người có chức có quyền tham nhũng thì phải xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và cũng sẽ bị xử lý nghiêm về mặt chính quyền.Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu như trên hoàn toàn đúng, làm được như thế thì dân mới tin yêu vào sự lãnh đạo của Đảng.
Chia sẻ về vấn đề trách nhiệm của người đứng đầu khi liên quan đến vấn đề tham nhũng, ông Xiểm cho rằng, Đảng viên được giao giữ các chức vụ lớn trong đoàn thể, anh phải quản lý các mặt như cơ quan, trụ sở rồi các tài sản công mà do tổ chức đó quản lý. Nếu có sai phạm thì phải xem xét trách nhiệm Đảng viên, người đứng đầu phụ trách đơn vị đó.
Theo ông Xiểm, cán bộ Đảng viên sai phạm đến đâu xử lý đến đó. Trong đó cần phải xem xét đến hành vi sai phạm xem đó có phải là cố tình sai phạm, động cơ mục đích sai phạm là gì. “Có thể sai phạm do vấn đề vô tình không nắm được hoặc cũng có thể vì lợi ích tập thể sai phạm. Ngoài ra cũng có người vì lợi ích động cơ cá nhân mà sai phạm… từ việc đánh giá đó mới xem xét trách nhiệm xử lý xác đáng của cán bộ Đảng viên đó. Một anh làm thủ trưởng cơ quan mà anh quản lý làm thất thoát tài sản hoặc có vấn đề vi phạm pháp luật thì anh phải chịu trách nhiệm.
Nếu hôm nay chưa phát hiện xử lý sai phạm đó thì ngày mai nếu phát hiện vẫn phải xem xét xử lý theo quy định. Đảng đã có Quy định 102, có thể những sai phạm của anh cách đó 5 năm, 10 năm nhưng khi phát hiện vẫn xem xét xử lý theo quy định, hướng dẫn. Không còn câu “chuyện hạ cánh an toàn””, luật sư Xiểm nói.
Nguồn Thoidai
No comments:
Post a Comment