Hàng trăm hộ gia đình Campuchia kinh doanh nhỏ đã phải đóng cửa. Nhiều hộ bị chủ nhà cắt hợp đồng cho thuê bởi những doanh nhân người Trung Quốc sẵn sàng trả giá cao gấp 5 lần.
Sihanoukville từng là một thành phố nhỏ ở vùng tây nam Campuchia, là địa điểm ưa thích của khách du lịch bộ hành vì những bãi biển tuyệt vời nơi đây.
Nhưng trong hai năm vừa qua, ở khu vực này, hơn 30 sòng bạc do người Trung Quốc điều hành đã mọc lên, 70 sòng bạc khác đang trong quá trình hoàn thiện.
Nhờ sáng kiến “Vành đai Con đường”, Sihanoukville – một thành phố với diện tích chỉ bằng 1/10 Singapore – ngày nay đã trở thành một “Macau thu nhỏ”. Số khách du lịch, đầu tư nước ngoài và kinh tế bùng nổ với tốc độ chưa từng thấy.
Nhưng không phải ai cũng hài lòng với sự thay đổi này.
Chủ nhà hàng Vuth Ung than phiền rằng công việc kinh doanh của ông đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi du khách và các nhà đầu tư Trung Quốc thích ăn uống tại nhà hàng mới mở do người Trung Quốc quản lí.
Chủ nhà hàng Vuth Ung than phiền rằng công việc kinh doanh của ông đã bị ảnh hưởng nặng nề. Ảnh: CNA
“Họ muốn đem mọi lợi nhuận quay trở lại cho người Trung Quốc,” ông Ung phàn nàn.
Theo SCMP, đầu tư của Trung Quốc đã biến Sihanoukville thành một “Macau thu nhỏ”. Nơi này hiện không chỉ có các sòng bạc lớn mà còn có những khu công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng người địa phương.
Nhưng ở ngay giữa lòng thành phố, các doanh nghiệp của người Campuchia đang phải nỗ lực hết sức để không lâm vào cảnh phá sản do sự cạnh tranh khốc liệt từ công ty Trung Quốc.
Tình hình xã hội bất ổn
Hàng trăm hộ gia đình Campuchia kinh doanh nhỏ đã phải đóng cửa trong năm qua. Nhiều hộ bị chủ nhà cắt hợp đồng cho thuê bởi những doanh nhân người Trung Quốc sẵn sàng trả giá cao gấp 5 lần.
Chưa dừng ở đó, doanh nghiệp địa phương cũng mất đi những khách hàng truyền thống – các du khách phương Tây tới đây với mục đích trải nghiệm bãi biển, tắm nắng và thưởng thức không khí trong lành.
Làn sóng khách du lịch Trung Quốc đã đẩy giá khách sạn lên gần 3 lần so với trước đây. Năm ngoái, có khoảng 12.000 du khách Trung Quốc, gấp 4 lần so với những năm trước.
Vì không muốn chi tiêu quá nhiều cho hoạt động du lịch đắt đỏ, các du khách phương Tây đã ngừng tới Sihanoukville. Những chủ doanh nghiệp và kinh doanh nhà hàng như ông Ung lâm vào cảnh khốn đốn.
Hai năm trước, nhà hàng của ông Ung là một trong những địa điểm nổi tiếng nhất Sihanoukville; ngày hôm nay, không còn du khách nào tới đây nữa. Ông Ung cho rằng người Trung Quốc đã gây ra chuyện này.
Nhà hàng vắng vẻ của ông Vuth Ung. Ảnh: CNA
Phía bên kia đường, ông Liu Hu – một chủ quán ăn Trung Quốc – lại chuyên về ẩm thực Sơn Tây, ít chua và ít ngọt hơn các món Khmer của dân địa phương.
“Du khách từ một số vùng của Trung Quốc ưa hương vị nhạt hơn, trong khi những người khác thích đồ ăn cay, vậy nên họ không thích đồ ăn bản địa. Bây giờ tôi đón du khách từ nhiều nơi trên thế giới,” ông Liu nói.
Theo số liệu từ Bộ Nội vụ Campuchia, trong năm nay, có khoảng 210.000 người có quốc tịch Trung Quốc sinh sống tại Campuchia. Năm ngoái, con số này chỉ là hơn 100.000 người. Chỉ tính riêng tại Sihanoukville đã có tổng cộng hơn 78.000 người Trung Quốc.
Tỉ lệ tội phạm cũng gia tăng nhanh chóng. Lãnh đạo tỉnh Sihanoukville đã cảnh báo rằng sự hiện diện của cư dân nước ngoài đã tạo điều kiện “cho những tổ chức tội phạm Trung Quốc thực hiện hành vi phạm tội và bắt cóc các nhà đầu tư Trung Quốc”, tạo nên “môi trường thiếu an toàn”.
Sihanoukville nhìn từ trên cao. Ảnh: CNA
Tiến sĩ Mey Kalyan từ Đại học Hoàng gia Phnom Penh, hiện đang là cố vấn cấp cao cho Ủy ban Kinh tế Quốc gia, cho biết Sihanoukville đang phát triển với tốc độ quá nhanh.
“Nó tạo ra sự mất cân bằng trong xã hội. Nhiều người dân địa phương tỏ ý bất bình và nhiều người khác quan ngại. Có những người cảm giác rằng nơi họ sống đã thuộc về người nước ngoài. Tôi không nghĩ đây là dấu hiệu tốt,” ông nói.
“Tôi chắc chắn rằng chính quyền ở Sihanoukville và những nơi khác nên vào cuộc để duy trì sự ổn định khu vực. Tuy nhiên, Campuchia cần cẩn trọng trong hợp tác với Trung Quốc để tránh gây tổn hại mối quan h-..ệ song phương cũng như hạn chế được mặt trái của đầu tư nước ngoài”.
Nhiều cơ hội nghề nghiệp
Mặt khác, dòng tiền Trung Quốc đổ vào Sihanoukville cũng tạo nhiều cơ hội nghề nghiệp cho người dân. Bị hấp dẫn bởi thu nhập cao từ sòng bạc, nhiều người đã chuyển từ vùng nông thôn lên thành phố cảng sinh sống.
Một trong những sòng bạc mới nhất – với 30 bàn và 560 nhân viên, 95% trong số đó là người bản địa – có tên Jin Bei Casio and Hotel, được điều hành bởi ông Benson Tan, cựu quản lí tại tòa nhà nổi tiếng Marina Bay Sands của Singapore.
CEO của Jin Bei Casio and Hotel, ông Benson Tan. Ảnh: CNA
Ông tin rằng nếu không có sự hỗ trợ từ Bắc Kinh với các nguồn đầu tư về cơ sở hạ tầng, kinh tế Sihanoukville sẽ thụt lùi từ 5 năm tới 10 năm.
Ông dẫn chứng rằng kế hoạch xây dựng đường cao tốc nối thành phố này với thủ đô Phnom Penh sẽ giảm thời gian di chuyển giữa hai địa điểm xuống còn 2,5 giờ.
“Chuyện này sẽ giúp đem hàng triệu du khách (quốc tế và từ thủ đô) tới Sihanoukville. Tôi nghĩ, bằng hình thức đó, chúng ta có thể thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài tới thành phố này,” ông Tan nói.
Đường cao tốc nối thành phố Sihanoukville với thủ đô Phnom Penh sẽ giảm thời gian di chuyển giữa hai địa điểm xuống còn 2,5 giờ.
Cơ hội “đổi đời”
Lim Huey Leng là một trong những người quyết định tìm kiếm vận may ở thành phố mới nổi này. Các tiết học tiếng Trung Quốc từ thời phổ thông đã giúp anh rất nhiều.
“Tôi cảm thấy rất tốt và rất hài lòng với công việc ở đây bởi họ cho chúng tôi nhà ở, thức ăn miễn phí. Chúng tôi có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp và tương lai làm việc rất hứa hẹn.”
Khoản tiền đầu tư cũng đang biến thành phố Sihanoukville trở thành cơ sở sản xuất lớn.
Trung Quốc đã dùng tiền “Hán hóa” thành phố cảng quan trọng của Campuchia như thế nào?
Khu Kinh tế Đặc biệt Sihanoukville (SSEZ) – được miễn thuế và là khu công nghiệp lớn nhất cả nước Campuchia – đang phát triển thành một trong những khu kinh tế đặc biệt lớn nhất Đông Nam Á. Đây cũng được coi là trụ cột của hợp tác Trung Quốc – Campuchia.
Bên cạnh những văn phòng và tòa nhà dành cho cư dân, Sihanoukville cũng sở hữu hơn 100 nhà máy của người Trung Quốc – chủ yếu trong lĩnh vực dệt may và sản xuất thiết bị.
Ví dụ, công ty Hongdou International của Trung Quốc có tới 850 lao động, phần lớn là người Campuchia.
Phó quản lý Liu Lianchi cho biết công ty bắt đầu hoạt động tại SSEZ bởi mối quan h-..ệ giữa Trung Quốc – Campuchia đang tốt đẹp và bởi thành phố này có sân bay và cảng nước sâu ở ngay gần.
“Chúng tôi có thể xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa rất thuận tiện. Hai năm trước, chỉ 11 nhân viên của chúng tôi có ô tô đi. Bây giờ, hơn 110 nhân viên có ô tô. Nhiều người đã cải thiện đời sống đáng kể sau khi làm việc ở công ty Hongdou International,” ông Liu tự hào nói.
Nguồn soha
Chính trị
,
Kinh tế
,
Tin quốc tế
Sihanoukville từng là một thành phố nhỏ ở vùng tây nam Campuchia, là địa điểm ưa thích của khách du lịch bộ hành vì những bãi biển tuyệt vời nơi đây.
Nhưng trong hai năm vừa qua, ở khu vực này, hơn 30 sòng bạc do người Trung Quốc điều hành đã mọc lên, 70 sòng bạc khác đang trong quá trình hoàn thiện.
Nhờ sáng kiến “Vành đai Con đường”, Sihanoukville – một thành phố với diện tích chỉ bằng 1/10 Singapore – ngày nay đã trở thành một “Macau thu nhỏ”. Số khách du lịch, đầu tư nước ngoài và kinh tế bùng nổ với tốc độ chưa từng thấy.
Nhưng không phải ai cũng hài lòng với sự thay đổi này.
Chủ nhà hàng Vuth Ung than phiền rằng công việc kinh doanh của ông đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi du khách và các nhà đầu tư Trung Quốc thích ăn uống tại nhà hàng mới mở do người Trung Quốc quản lí.
Chủ nhà hàng Vuth Ung than phiền rằng công việc kinh doanh của ông đã bị ảnh hưởng nặng nề. Ảnh: CNA
“Họ muốn đem mọi lợi nhuận quay trở lại cho người Trung Quốc,” ông Ung phàn nàn.
Theo SCMP, đầu tư của Trung Quốc đã biến Sihanoukville thành một “Macau thu nhỏ”. Nơi này hiện không chỉ có các sòng bạc lớn mà còn có những khu công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng người địa phương.
Nhưng ở ngay giữa lòng thành phố, các doanh nghiệp của người Campuchia đang phải nỗ lực hết sức để không lâm vào cảnh phá sản do sự cạnh tranh khốc liệt từ công ty Trung Quốc.
Tình hình xã hội bất ổn
Hàng trăm hộ gia đình Campuchia kinh doanh nhỏ đã phải đóng cửa trong năm qua. Nhiều hộ bị chủ nhà cắt hợp đồng cho thuê bởi những doanh nhân người Trung Quốc sẵn sàng trả giá cao gấp 5 lần.
Chưa dừng ở đó, doanh nghiệp địa phương cũng mất đi những khách hàng truyền thống – các du khách phương Tây tới đây với mục đích trải nghiệm bãi biển, tắm nắng và thưởng thức không khí trong lành.
Làn sóng khách du lịch Trung Quốc đã đẩy giá khách sạn lên gần 3 lần so với trước đây. Năm ngoái, có khoảng 12.000 du khách Trung Quốc, gấp 4 lần so với những năm trước.
Vì không muốn chi tiêu quá nhiều cho hoạt động du lịch đắt đỏ, các du khách phương Tây đã ngừng tới Sihanoukville. Những chủ doanh nghiệp và kinh doanh nhà hàng như ông Ung lâm vào cảnh khốn đốn.
Hai năm trước, nhà hàng của ông Ung là một trong những địa điểm nổi tiếng nhất Sihanoukville; ngày hôm nay, không còn du khách nào tới đây nữa. Ông Ung cho rằng người Trung Quốc đã gây ra chuyện này.
Nhà hàng vắng vẻ của ông Vuth Ung. Ảnh: CNA
Phía bên kia đường, ông Liu Hu – một chủ quán ăn Trung Quốc – lại chuyên về ẩm thực Sơn Tây, ít chua và ít ngọt hơn các món Khmer của dân địa phương.
“Du khách từ một số vùng của Trung Quốc ưa hương vị nhạt hơn, trong khi những người khác thích đồ ăn cay, vậy nên họ không thích đồ ăn bản địa. Bây giờ tôi đón du khách từ nhiều nơi trên thế giới,” ông Liu nói.
Theo số liệu từ Bộ Nội vụ Campuchia, trong năm nay, có khoảng 210.000 người có quốc tịch Trung Quốc sinh sống tại Campuchia. Năm ngoái, con số này chỉ là hơn 100.000 người. Chỉ tính riêng tại Sihanoukville đã có tổng cộng hơn 78.000 người Trung Quốc.
Tỉ lệ tội phạm cũng gia tăng nhanh chóng. Lãnh đạo tỉnh Sihanoukville đã cảnh báo rằng sự hiện diện của cư dân nước ngoài đã tạo điều kiện “cho những tổ chức tội phạm Trung Quốc thực hiện hành vi phạm tội và bắt cóc các nhà đầu tư Trung Quốc”, tạo nên “môi trường thiếu an toàn”.
Sihanoukville nhìn từ trên cao. Ảnh: CNA
Tiến sĩ Mey Kalyan từ Đại học Hoàng gia Phnom Penh, hiện đang là cố vấn cấp cao cho Ủy ban Kinh tế Quốc gia, cho biết Sihanoukville đang phát triển với tốc độ quá nhanh.
“Nó tạo ra sự mất cân bằng trong xã hội. Nhiều người dân địa phương tỏ ý bất bình và nhiều người khác quan ngại. Có những người cảm giác rằng nơi họ sống đã thuộc về người nước ngoài. Tôi không nghĩ đây là dấu hiệu tốt,” ông nói.
“Tôi chắc chắn rằng chính quyền ở Sihanoukville và những nơi khác nên vào cuộc để duy trì sự ổn định khu vực. Tuy nhiên, Campuchia cần cẩn trọng trong hợp tác với Trung Quốc để tránh gây tổn hại mối quan h-..ệ song phương cũng như hạn chế được mặt trái của đầu tư nước ngoài”.
Nhiều cơ hội nghề nghiệp
Mặt khác, dòng tiền Trung Quốc đổ vào Sihanoukville cũng tạo nhiều cơ hội nghề nghiệp cho người dân. Bị hấp dẫn bởi thu nhập cao từ sòng bạc, nhiều người đã chuyển từ vùng nông thôn lên thành phố cảng sinh sống.
Một trong những sòng bạc mới nhất – với 30 bàn và 560 nhân viên, 95% trong số đó là người bản địa – có tên Jin Bei Casio and Hotel, được điều hành bởi ông Benson Tan, cựu quản lí tại tòa nhà nổi tiếng Marina Bay Sands của Singapore.
CEO của Jin Bei Casio and Hotel, ông Benson Tan. Ảnh: CNA
Ông tin rằng nếu không có sự hỗ trợ từ Bắc Kinh với các nguồn đầu tư về cơ sở hạ tầng, kinh tế Sihanoukville sẽ thụt lùi từ 5 năm tới 10 năm.
Ông dẫn chứng rằng kế hoạch xây dựng đường cao tốc nối thành phố này với thủ đô Phnom Penh sẽ giảm thời gian di chuyển giữa hai địa điểm xuống còn 2,5 giờ.
“Chuyện này sẽ giúp đem hàng triệu du khách (quốc tế và từ thủ đô) tới Sihanoukville. Tôi nghĩ, bằng hình thức đó, chúng ta có thể thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài tới thành phố này,” ông Tan nói.
Đường cao tốc nối thành phố Sihanoukville với thủ đô Phnom Penh sẽ giảm thời gian di chuyển giữa hai địa điểm xuống còn 2,5 giờ.
Cơ hội “đổi đời”
Lim Huey Leng là một trong những người quyết định tìm kiếm vận may ở thành phố mới nổi này. Các tiết học tiếng Trung Quốc từ thời phổ thông đã giúp anh rất nhiều.
“Tôi cảm thấy rất tốt và rất hài lòng với công việc ở đây bởi họ cho chúng tôi nhà ở, thức ăn miễn phí. Chúng tôi có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp và tương lai làm việc rất hứa hẹn.”
Khoản tiền đầu tư cũng đang biến thành phố Sihanoukville trở thành cơ sở sản xuất lớn.
Trung Quốc đã dùng tiền “Hán hóa” thành phố cảng quan trọng của Campuchia như thế nào?
Khu Kinh tế Đặc biệt Sihanoukville (SSEZ) – được miễn thuế và là khu công nghiệp lớn nhất cả nước Campuchia – đang phát triển thành một trong những khu kinh tế đặc biệt lớn nhất Đông Nam Á. Đây cũng được coi là trụ cột của hợp tác Trung Quốc – Campuchia.
Bên cạnh những văn phòng và tòa nhà dành cho cư dân, Sihanoukville cũng sở hữu hơn 100 nhà máy của người Trung Quốc – chủ yếu trong lĩnh vực dệt may và sản xuất thiết bị.
Ví dụ, công ty Hongdou International của Trung Quốc có tới 850 lao động, phần lớn là người Campuchia.
Phó quản lý Liu Lianchi cho biết công ty bắt đầu hoạt động tại SSEZ bởi mối quan h-..ệ giữa Trung Quốc – Campuchia đang tốt đẹp và bởi thành phố này có sân bay và cảng nước sâu ở ngay gần.
“Chúng tôi có thể xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa rất thuận tiện. Hai năm trước, chỉ 11 nhân viên của chúng tôi có ô tô đi. Bây giờ, hơn 110 nhân viên có ô tô. Nhiều người đã cải thiện đời sống đáng kể sau khi làm việc ở công ty Hongdou International,” ông Liu tự hào nói.
Nguồn soha
No comments:
Post a Comment