“Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”, những ái nữ không chỉ xinh đẹp mà còn giỏi giang trong việc tiếp tục kế thừa công việc lãnh đạo doanh nghiệp. Tronng khi đó, có những gia đình không vượt được vận hạn, cả cha con cùng dính tới lao lý
Trong danh sách những “cô gái rượu” phải kể tới Nguyễn Ngọc Mỹ – CEO Công ty Địa ốc Foodinco là con gái út của ông Nguyễn Tuấn Hải – Chủ tịch Hội đồng quản trị Alphanam, Trần Thị Quỳnh Ngọc – Phó chủ tịch Tập đoàn Nam Cường, Lê Thị Hoàng Yến – CEO chuỗi khách sạn Mường Thanh, Lê Thu Thủy – CEO SeABank, Trần Uyên Phương – Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, Đặng Huỳnh Ức My – Phó chủ tịch Tập đoàn TTC.
Điểm chung họ đều đang giữ vị trí trong các tập đoàn của cha mẹ xây dựng. Từng du học rồi trở về doanh nghiệp của gia đình ở những vị trí thực tập, quản lý, hiện nhiều cô gái giỏi giang, xinh đẹp của các đại gia Việt đều được cất nhắc lên ghế điều hành.
Những bóng hồng quyền lực
Thế hệ đi trước những nữ doanh nhân luôn là tấm gương cho các cô gái trẻ học tập. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet Air, góp mặt trong danh sách tỷ phú thế giới, với tài sản 3,1 tỷ USD, đứng thứ 766. Bà Thái Hương là Tổng giám đốc của Ngân hàng Bắc Á và cũng được biết đến với vai trò Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH True Milk.
Nữ doanh nhân Mai Kiều Liên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) trở thành người phụ nữ Việt Nam duy nhất 3 lần được tạp chí Forbes vinh danh là một trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á.
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh nắm giữ 2 chức vụ cao nhất là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE).
Nữ tướng ra đi
Cũng liên quan tới các nhân vật nữ, ngân hàng An Bình (ABBank) lại có những xáo trộn khi nữ tướng Mai Hoa thôi giữ chức, người lên thay là 1 gương mặt cũ. Cựu nữ tướng của ông Phạm Nhật Vượng (chủ tịch Vingroup) mới đảm nhận vị trí CEO hồi đầu tháng 5 vừa qua (thay cho ông Nguyễn Mạnh Quân).
Bà Dương Thị Mai Hoa thôi vị trí ghế nóng tại ABBank cho dù vừa ghi dấu ấn tại ngân hàng này chỉ một thời gian ngắn sau khi rời xa tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Các hoạt động của ABBank được báo cáo ra khá tốt, nợ xấu xuống thấp, lợi nhuận tăng mạnh và thanh khoản dồi dào, dư tiền cho các ngân hàng khác vay.
Cũng theo quyết định mới, ông Phạm Duy Hiếu giữ chức Phó Tổng giám đốc đảm nhận nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng Giám đốc sau khi bà Hoa rời nhiệm sở.
Thế lực nhà chồng Á hậu
Như vậy, sau bao năm sóng gió và tai tiếng, ngân hàng nhà chồng Á hậu Dương Trương Thiên Lý sắp đưa cổ phiếu lên thị trường chứng khoán theo như yêu cầu chung của các cơ quan quản lý nhà nước.
NamABank có vốn điều lệ hơn 3,3 ngàn tỷ đồng 5 ngàn tỷ trong năm nay. Tính tới báo cáo gần nhất công bố trên trang web của NamABank, nhà cố doanh nhân Tư Hường (mẹ ông Nguyễn Quốc Toàn) vẫn tiếp tục chi phối ở ngân hàng này.
Các thành viên gia đình lão bà doanh nhân Tư Hường vẫn đứng đầu trong số các cổ đông lớn của Nam A Bank.
Bầu Kiên: Không cần ra mặt vẫn thu tiền tấn
Những diễn biến tích cực của VietBank diễn ra trong bối cảnh Bầu Kiên có dấu hiệu rút khỏi ngân hàng này, trong khi vợ ông Kiên – bà Đặng Ngọc Lan cũng im hơi lặng tiếng, vắng bóng trong một loạt cuộc họp HĐQT của VietBank trong nhiều tháng qua.
Thông tin từ VietBank cho thấy, ông Nguyễn Đức Kiên đăng ký thoái toàn bộ hơn 6,6 triệu cổ phần, tương đương hơn 2% vốn điều lệ, sau khi bán bất thành trong lần đăng ký vài tháng trước đó do chưa thực hiện xong thủ tục lưu ký chứng khoán theo quy định.
Ông Nguyễn Đức Kiên đăng ký thoái toàn bộ hơn 6,6 triệu cổ phần tại VietBankTrước đó, Bầu Kiên và bố mẹ vợ cũng đã nhiều lần thoái vốn khỏi VietBank và bán thành công cả chục triệu cổ phiếu VietBank.
Trong khi đó, một nhân vật cũ tại Ngân hàng ACB của ông Nguyễn Đức Kiên là ông Phạm Trung Cang bắt đầu xuất hiện trở lại tại VietBank với tư cách là người có liên quan tới 1 cổ đông tại ngân hàng này. Ông Phạm Trung Cang đã mãn hạn tù trong vụ án Nguyễn Đức Kiên tại ACB.
Bầu Đức mệt mỏi vẫn phải hầu tòa
FPT Capital khởi kiện HAGL ra tòa án. Việc FPT Capital yêu cầu HNG mua lại số cổ phiếu này vì trong hợp đồng có quy định, trong vòng 6 tháng kể từ ngày HNG niêm yết, thì HNG cam kết mua lại lượng cổ phiếu này, với giá mua bằng tổng giá trị vốn FPT Capital đã góp cộng với IRR là 10%.
Tuy nhiên, HAGL cho rằng giá trị cổ phiếu HNG mà FPT Capital yêu cầu mua lại theo cách tính toán của FPT Capital là chưa hợp lý, trong khi hợp đồng đang có một số vấn đề pháp lý chưa phù hợp với quy định của pháp luật nên công ty chưa chấp nhận.
Hiện HAGL đã cử luật sư đại diện cho công ty và ông Đoàn Nguyên Đức tham gia tố tụng, vụ việc đang được tòa án xem xét giải quyết chưa có phán quyết cuối cùng.
Tổng cục Thuế phải cắt giảm 2 phó
Theo thông tin đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, hiện Tổng cục thuế có 6 Phó Tổng cục trưởng gồm: ông Trần Văn Phu, ông Cao Anh Tuấn, ông Nguyễn Đại Trí, ông Phi Vân Tuấn, ông Đặng Ngọc Minh và ông Nguyễn Thế Mạnh.
Như vậy, số lượng 6 Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế hiện tại sẽ nhiều hơn so với quy định 2 người sau khi quyết định 41/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành có hiệu lực
Còn so với Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg, nêu rõ, Tổng cục Thuế có Tổng cục trưởng và không quá 03 Phó Tổng cục trưởng thì số lượng 6 Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế hiện tại đang nhiều hơn so với quy định 3 người.
Cha con Võ Trường Thành vướng lao lý
Dưới thời của ông Võ Trường Thành và con trai Võ Diệp Văn Tuấn, Gỗ Trường Thành gần như sụp đổ vì nợ nần. Cha con ông trùm ngành gỗ mất toàn bộ cơ nghiệp có lẽ cũng vì ham hố đầu tư lớn, vượt quá sức của doanh nghiệp trong khi ngành chế biến gỗ Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thị trường vốn, lao động và nguyên liệu trong nước không phải lúc nào cũng thuận.
Hồi tháng 6, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố bị can đối với ông Võ Trường Thành và Võ Diệp Văn Tuấn về tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán”.
Hiện tại, CTCP Xây dựng U&I, một công ty thành viên của CTCP Đầu tư U&I của ông Mai Hữu Tín là cổ đông lớn nhất của TTF. Ông Mai Hữu Tín và ông chủ tịch TTF Hồ Anh Dũng gần dây cam kết đẩy nhanh tiến độ vực dậy TTF.
Đại gia mua và cho Mr. Đàm ký tên lên tranh quý
Tại sự kiện, có một bức tranh của họa sĩ nổi tiếng Hứa Thanh Bình đã được đấu giá với mức 200 triệu đồng. Đàm Vĩnh Hưng, Vũ Hà, Lệ Quyên đã cùng kí tên lên bức tranh của họa sĩ Hứa Thanh Bình.
Theo tìm hiểu, bức tranh này thuộc sở hữu của doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà. Theo phần giới thiệu trên trang cá nhân doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà là chủ tịch HĐQT Công ty Bất động sản Lộc Sơn Hà và Think Big Group.
Ngoài Công ty Lộc Sơn Hà, doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà còn là chủ tịch HĐQT Think Big Group – Tập đoàn chuyên về đào tạo bất động sản, bán các khóa học về đầu tư bất động sản với giá cao.
Thụt két 2.500 tỷ, 62.000 lượng vàng
VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Trần Phương Bình (SN 1959, nguyên TGĐ, Phó Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Hội đồng tín dụng DongA Bank – DAB).
Theo đó, ông Trần Phương Bình đã chỉ đạo các bị can khác thực hiện hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt hơn 2.057 tỷ đồng; Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây thiệt hại hơn 1.551 tỷ đồng.
Ông Bình bị xác định gây thiệt hại cho DAB hơn 3.608 tỷ đồng – là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng DAB bị lỗ lũy kế và âm vốn chủ sở hữu.
Nguồn Vietnamnet
Kinh tế
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Trong danh sách những “cô gái rượu” phải kể tới Nguyễn Ngọc Mỹ – CEO Công ty Địa ốc Foodinco là con gái út của ông Nguyễn Tuấn Hải – Chủ tịch Hội đồng quản trị Alphanam, Trần Thị Quỳnh Ngọc – Phó chủ tịch Tập đoàn Nam Cường, Lê Thị Hoàng Yến – CEO chuỗi khách sạn Mường Thanh, Lê Thu Thủy – CEO SeABank, Trần Uyên Phương – Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, Đặng Huỳnh Ức My – Phó chủ tịch Tập đoàn TTC.
Điểm chung họ đều đang giữ vị trí trong các tập đoàn của cha mẹ xây dựng. Từng du học rồi trở về doanh nghiệp của gia đình ở những vị trí thực tập, quản lý, hiện nhiều cô gái giỏi giang, xinh đẹp của các đại gia Việt đều được cất nhắc lên ghế điều hành.
Những bóng hồng quyền lực
Thế hệ đi trước những nữ doanh nhân luôn là tấm gương cho các cô gái trẻ học tập. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet Air, góp mặt trong danh sách tỷ phú thế giới, với tài sản 3,1 tỷ USD, đứng thứ 766. Bà Thái Hương là Tổng giám đốc của Ngân hàng Bắc Á và cũng được biết đến với vai trò Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH True Milk.
Nữ doanh nhân Mai Kiều Liên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) trở thành người phụ nữ Việt Nam duy nhất 3 lần được tạp chí Forbes vinh danh là một trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á.
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh nắm giữ 2 chức vụ cao nhất là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE).
Nữ tướng ra đi
Cũng liên quan tới các nhân vật nữ, ngân hàng An Bình (ABBank) lại có những xáo trộn khi nữ tướng Mai Hoa thôi giữ chức, người lên thay là 1 gương mặt cũ. Cựu nữ tướng của ông Phạm Nhật Vượng (chủ tịch Vingroup) mới đảm nhận vị trí CEO hồi đầu tháng 5 vừa qua (thay cho ông Nguyễn Mạnh Quân).
Bà Dương Thị Mai Hoa thôi vị trí ghế nóng tại ABBank cho dù vừa ghi dấu ấn tại ngân hàng này chỉ một thời gian ngắn sau khi rời xa tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Các hoạt động của ABBank được báo cáo ra khá tốt, nợ xấu xuống thấp, lợi nhuận tăng mạnh và thanh khoản dồi dào, dư tiền cho các ngân hàng khác vay.
Cũng theo quyết định mới, ông Phạm Duy Hiếu giữ chức Phó Tổng giám đốc đảm nhận nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng Giám đốc sau khi bà Hoa rời nhiệm sở.
Thế lực nhà chồng Á hậu
Như vậy, sau bao năm sóng gió và tai tiếng, ngân hàng nhà chồng Á hậu Dương Trương Thiên Lý sắp đưa cổ phiếu lên thị trường chứng khoán theo như yêu cầu chung của các cơ quan quản lý nhà nước.
NamABank có vốn điều lệ hơn 3,3 ngàn tỷ đồng 5 ngàn tỷ trong năm nay. Tính tới báo cáo gần nhất công bố trên trang web của NamABank, nhà cố doanh nhân Tư Hường (mẹ ông Nguyễn Quốc Toàn) vẫn tiếp tục chi phối ở ngân hàng này.
Các thành viên gia đình lão bà doanh nhân Tư Hường vẫn đứng đầu trong số các cổ đông lớn của Nam A Bank.
Bầu Kiên: Không cần ra mặt vẫn thu tiền tấn
Những diễn biến tích cực của VietBank diễn ra trong bối cảnh Bầu Kiên có dấu hiệu rút khỏi ngân hàng này, trong khi vợ ông Kiên – bà Đặng Ngọc Lan cũng im hơi lặng tiếng, vắng bóng trong một loạt cuộc họp HĐQT của VietBank trong nhiều tháng qua.
Thông tin từ VietBank cho thấy, ông Nguyễn Đức Kiên đăng ký thoái toàn bộ hơn 6,6 triệu cổ phần, tương đương hơn 2% vốn điều lệ, sau khi bán bất thành trong lần đăng ký vài tháng trước đó do chưa thực hiện xong thủ tục lưu ký chứng khoán theo quy định.
Ông Nguyễn Đức Kiên đăng ký thoái toàn bộ hơn 6,6 triệu cổ phần tại VietBankTrước đó, Bầu Kiên và bố mẹ vợ cũng đã nhiều lần thoái vốn khỏi VietBank và bán thành công cả chục triệu cổ phiếu VietBank.
Trong khi đó, một nhân vật cũ tại Ngân hàng ACB của ông Nguyễn Đức Kiên là ông Phạm Trung Cang bắt đầu xuất hiện trở lại tại VietBank với tư cách là người có liên quan tới 1 cổ đông tại ngân hàng này. Ông Phạm Trung Cang đã mãn hạn tù trong vụ án Nguyễn Đức Kiên tại ACB.
Bầu Đức mệt mỏi vẫn phải hầu tòa
FPT Capital khởi kiện HAGL ra tòa án. Việc FPT Capital yêu cầu HNG mua lại số cổ phiếu này vì trong hợp đồng có quy định, trong vòng 6 tháng kể từ ngày HNG niêm yết, thì HNG cam kết mua lại lượng cổ phiếu này, với giá mua bằng tổng giá trị vốn FPT Capital đã góp cộng với IRR là 10%.
Tuy nhiên, HAGL cho rằng giá trị cổ phiếu HNG mà FPT Capital yêu cầu mua lại theo cách tính toán của FPT Capital là chưa hợp lý, trong khi hợp đồng đang có một số vấn đề pháp lý chưa phù hợp với quy định của pháp luật nên công ty chưa chấp nhận.
Hiện HAGL đã cử luật sư đại diện cho công ty và ông Đoàn Nguyên Đức tham gia tố tụng, vụ việc đang được tòa án xem xét giải quyết chưa có phán quyết cuối cùng.
Tổng cục Thuế phải cắt giảm 2 phó
Theo thông tin đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, hiện Tổng cục thuế có 6 Phó Tổng cục trưởng gồm: ông Trần Văn Phu, ông Cao Anh Tuấn, ông Nguyễn Đại Trí, ông Phi Vân Tuấn, ông Đặng Ngọc Minh và ông Nguyễn Thế Mạnh.
Như vậy, số lượng 6 Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế hiện tại sẽ nhiều hơn so với quy định 2 người sau khi quyết định 41/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành có hiệu lực
Còn so với Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg, nêu rõ, Tổng cục Thuế có Tổng cục trưởng và không quá 03 Phó Tổng cục trưởng thì số lượng 6 Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế hiện tại đang nhiều hơn so với quy định 3 người.
Cha con Võ Trường Thành vướng lao lý
Dưới thời của ông Võ Trường Thành và con trai Võ Diệp Văn Tuấn, Gỗ Trường Thành gần như sụp đổ vì nợ nần. Cha con ông trùm ngành gỗ mất toàn bộ cơ nghiệp có lẽ cũng vì ham hố đầu tư lớn, vượt quá sức của doanh nghiệp trong khi ngành chế biến gỗ Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thị trường vốn, lao động và nguyên liệu trong nước không phải lúc nào cũng thuận.
Hồi tháng 6, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố bị can đối với ông Võ Trường Thành và Võ Diệp Văn Tuấn về tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán”.
Hiện tại, CTCP Xây dựng U&I, một công ty thành viên của CTCP Đầu tư U&I của ông Mai Hữu Tín là cổ đông lớn nhất của TTF. Ông Mai Hữu Tín và ông chủ tịch TTF Hồ Anh Dũng gần dây cam kết đẩy nhanh tiến độ vực dậy TTF.
Đại gia mua và cho Mr. Đàm ký tên lên tranh quý
Tại sự kiện, có một bức tranh của họa sĩ nổi tiếng Hứa Thanh Bình đã được đấu giá với mức 200 triệu đồng. Đàm Vĩnh Hưng, Vũ Hà, Lệ Quyên đã cùng kí tên lên bức tranh của họa sĩ Hứa Thanh Bình.
Theo tìm hiểu, bức tranh này thuộc sở hữu của doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà. Theo phần giới thiệu trên trang cá nhân doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà là chủ tịch HĐQT Công ty Bất động sản Lộc Sơn Hà và Think Big Group.
Ngoài Công ty Lộc Sơn Hà, doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà còn là chủ tịch HĐQT Think Big Group – Tập đoàn chuyên về đào tạo bất động sản, bán các khóa học về đầu tư bất động sản với giá cao.
Thụt két 2.500 tỷ, 62.000 lượng vàng
VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Trần Phương Bình (SN 1959, nguyên TGĐ, Phó Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Hội đồng tín dụng DongA Bank – DAB).
Theo đó, ông Trần Phương Bình đã chỉ đạo các bị can khác thực hiện hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt hơn 2.057 tỷ đồng; Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây thiệt hại hơn 1.551 tỷ đồng.
Ông Bình bị xác định gây thiệt hại cho DAB hơn 3.608 tỷ đồng – là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng DAB bị lỗ lũy kế và âm vốn chủ sở hữu.
Nguồn Vietnamnet
No comments:
Post a Comment