Khám phá thế giới bên ngoài vào ban đêm và đi dưới ánh trăng chắc chắn rất thú vị. Nhưng đáng buồn thay, ánh sáng của mặt trăng không đủ để chúng ta có thể đọc các biển báo trên đường phố hay chiếu sáng vỉa hè dưới một bóng cây. Song một công ty vũ trụ của Trung Quốc đang nhắm đến việc thay đổi điều đó.
Tờ báo Trung Quốc The People”s Daily cho hay Viện nghiên cứu hệ thống vi điện tử công nghệ và khoa học vũ trụ Thành Đô (CASC) đang lên kế hoạch xây dựng mọt mặt trăng nhân tạo có ánh sáng gấp 8 lần mặt trăng thực. Mặt trăng giả này sẽ trở thành một vệ tinh thực sự có thể chiếu sáng trong phạm vi từ 5 đến 45 mét, nó sẽ thay thế hoàn toàn đèn đương ở thành phố Thành Đô.
Ông Wu Chunfeng, chủ tịch CASC cho biết vệ tinh dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2020 còn việc thử nghiệm đã được thực hiện ngày từ bây giờ.
Trong khi đó, những tổ chức khác đang cố gắng để thế giới trở nên tối lại. Một nghiên cứa vào năm 2016 chỉ ra rằng hơn 80% thế giới và 90% người dân Mỹ và châu Âu sống trong khu vực ô nhiễm ánh sáng, nơi ánh sáng tự nhiên bị thay đổi bởi ánh sáng nhân tạo từ các tòa nhà và đèn đường. Hai thành phố: Flagstaff, Arizona và Ketchum, Adaho đang nỗ lực giảm lượng ánh sáng chiếu vào ban đêm. Cả hai đều được cấp giấy chứng nhận “cộng đồng bầu trời tối” bởi một nhóm có tên gọi là Hiệp hội bầu trời tối quốc tế, tổ chức đưa ra sáng kiến tích cực hướng tới “bầu trời đêm tự nhiên” đối với các thành phố, công viên, khu bảo tồn và một số địa điểm khác.
Ngoài tính thẩm mỹ, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy ô nhiễm ánh sáng đang ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. nghiêm cứu cũng chỉ ra rằng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm gây xáo trộn giấc ngủ của chúng ta, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, béo phì và trầm cảm. Nó cũng làm rối loạn cuộc sống tự nhiên của các loài động vật hoang dã: những loài động vật sống về đêm như dơi sẽ ít hoạt động hơn ở những nơi có ánh sáng; những loài động vật bị ánh sáng nhân tạo ảnh hưởng tiêu cực tới việc xác định phương hướng như chim và rùa biển; thậm chí sự sống của các loài thực vật cũng bị gián đoạn bởi ánh sáng nhân tạo. Nói tóm lại, những thay đổi đó có thể làm thay đổi toàn bộ hệ sinh thái.
Để giải quyết những lo ngại về ảnh hưởng của mặt trăng nhân tạo tới thế giới động thực vật hoang dã, tờ báo People’s Daily đã dẫn lời của giám đốc quang học Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân: “Ánh sáng của vệ tinh nhân tạo tương tự như ánh sáng của hoàng hôn. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm ánh sáng hiện tại đang làm thay đổi thói quen crua các loài động vật, một thứ ánh sáng rục rỡ giống như ánh sáng hoàng hôn chỉ làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn mà thôi.
Nguồn qz.com
Công Nghệ
Tờ báo Trung Quốc The People”s Daily cho hay Viện nghiên cứu hệ thống vi điện tử công nghệ và khoa học vũ trụ Thành Đô (CASC) đang lên kế hoạch xây dựng mọt mặt trăng nhân tạo có ánh sáng gấp 8 lần mặt trăng thực. Mặt trăng giả này sẽ trở thành một vệ tinh thực sự có thể chiếu sáng trong phạm vi từ 5 đến 45 mét, nó sẽ thay thế hoàn toàn đèn đương ở thành phố Thành Đô.
Ông Wu Chunfeng, chủ tịch CASC cho biết vệ tinh dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2020 còn việc thử nghiệm đã được thực hiện ngày từ bây giờ.
Trong khi đó, những tổ chức khác đang cố gắng để thế giới trở nên tối lại. Một nghiên cứa vào năm 2016 chỉ ra rằng hơn 80% thế giới và 90% người dân Mỹ và châu Âu sống trong khu vực ô nhiễm ánh sáng, nơi ánh sáng tự nhiên bị thay đổi bởi ánh sáng nhân tạo từ các tòa nhà và đèn đường. Hai thành phố: Flagstaff, Arizona và Ketchum, Adaho đang nỗ lực giảm lượng ánh sáng chiếu vào ban đêm. Cả hai đều được cấp giấy chứng nhận “cộng đồng bầu trời tối” bởi một nhóm có tên gọi là Hiệp hội bầu trời tối quốc tế, tổ chức đưa ra sáng kiến tích cực hướng tới “bầu trời đêm tự nhiên” đối với các thành phố, công viên, khu bảo tồn và một số địa điểm khác.
Ngoài tính thẩm mỹ, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy ô nhiễm ánh sáng đang ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. nghiêm cứu cũng chỉ ra rằng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm gây xáo trộn giấc ngủ của chúng ta, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, béo phì và trầm cảm. Nó cũng làm rối loạn cuộc sống tự nhiên của các loài động vật hoang dã: những loài động vật sống về đêm như dơi sẽ ít hoạt động hơn ở những nơi có ánh sáng; những loài động vật bị ánh sáng nhân tạo ảnh hưởng tiêu cực tới việc xác định phương hướng như chim và rùa biển; thậm chí sự sống của các loài thực vật cũng bị gián đoạn bởi ánh sáng nhân tạo. Nói tóm lại, những thay đổi đó có thể làm thay đổi toàn bộ hệ sinh thái.
Để giải quyết những lo ngại về ảnh hưởng của mặt trăng nhân tạo tới thế giới động thực vật hoang dã, tờ báo People’s Daily đã dẫn lời của giám đốc quang học Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân: “Ánh sáng của vệ tinh nhân tạo tương tự như ánh sáng của hoàng hôn. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm ánh sáng hiện tại đang làm thay đổi thói quen crua các loài động vật, một thứ ánh sáng rục rỡ giống như ánh sáng hoàng hôn chỉ làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn mà thôi.
Nguồn qz.com
No comments:
Post a Comment