So với Trung Quốc và một số nước châu Âu, suất đầu tư một km đường sắt cao tốc ở Việt Nam cao gấp 1,5 lần.
Chiều 12/11, sau nghe Liên danh tư vấn TEDI – TRICC – TEDISOUTH công bố báo cáo cuối kỳ về nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, một số chuyên gia giao thông tính toán với tổng mức đầu tư 58,7 tỷ USD cho 1.500 km, suất đầu tư mỗi km là 38 triệu USD, gần gấp 1,5 lần suất đầu tư làm đường sắt ở Bắc Kinh, Thượng Hải ở Trung Quốc (27 triệu USD) và Tây Ban Nha (26 triệu USD).
Các chuyên gia cho rằng con số đầu tư này là rất cao với một nước có nền kinh tế đang phát triển và nợ công trên 60% như Việt Nam. Vì vậy họ kiến nghị trước khi xây dựng đề án trình Quốc hội phê duyệt đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải cần tính toán kỹ hơn bài toán tài chính.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông.
Lý giải việc này, Thứ trưởng Giao thông Nguyễn Ngọc Đông cho biết các nước không phải mất chi phí giải phóng mặt bằng nên không thể so sánh với họ.
“Đất đai Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước, khi nhà nước cần lấy cho dự án thì chỉ giải quyết khâu tái định cư cho người dân mà không phải đền bù. Do vậy chi phí xây dựng của họ thấp hơn nhiều so với chúng ta”, ông Đông nói.
Ngoài ra, Trung Quốc và một số nước châu Âu đang có lợi thế hơn Việt Nam là đã làm chủ công nghệ xây dựng tàu đường sắt tốc độ cao, có các công ty xây dựng chuyên nghiệp và được đào tạo bài bản, trong khi Việt Nam mới bắt đầu xây dựng lộ trình để đào tạo và nghiên cứu công nghệ.
Để xây dựng được hệ thống đường sắt tốc độ cao, theo Thứ trưởng Đông, Việt Nam sẽ phải mua toàn bộ từ đầu máy, trang thiết bị vận hành, công nghệ từ nước ngoài, từ đó chi phí sẽ cao hơn rất nhiều so với tự sản xuất trong nước.
Đại diện Bộ Giao thông cũng cho rằng số tiền 58,71 tỷ USD cho tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam chỉ là chi phí khái toán ban đầu để đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị. Chi phí này đã được tư vấn tính toán, bóc tách trên khối lượng cần thi công. “Tuy nhiên, khi vận hành, xác định thời gian đầu sẽ lỗ, nhà nước phải hỗ trợ 10-12 năm qua chi phí duy tu, bảo dưỡng”, ông Đông nhấn mạnh.
Theo báo cáo cuối kỳ tiền khả thi dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, dự án có tổng vốn đầu tư 58,71 tỷ USD. Trong đó, giai đoạn đầu xong vào năm 2032 với đoạn Hà Nội – Vinh (dự kiến 13,97 tỷ USD) và Nha Trang – TPHCM (dự kiến 13,37 tỷ USD). Đoạn còn lại nối Vinh – Nha Trang khởi công năm 2035 và hoàn thành vào năm 2050.
Dự án được đầu tư theo hình thức hợp tác công – tư (PPP), trong đó nhà nước đầu tư hạ tầng với tổng vốn chiếm 80%. Vốn nhà đầu tư huy động bằng khoảng 20% tổng vốn dự án để mua sắm thiết bị đoàn tàu và khai thác hoàn vốn.
Bộ Giao thông dự kiến hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tháng 11/2018; hội đồng thẩm định nhà nước sẽ thẩm định từ tháng 12/2018 đến 4/2019; báo cáo các cấp có thẩm quyền tháng 5-7/2019 và hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình Chính phủ tháng 8/2019. Dự án sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 8/2019, thông qua vào cuối năm 2019.
Theo VTC
Kinh tế
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Chiều 12/11, sau nghe Liên danh tư vấn TEDI – TRICC – TEDISOUTH công bố báo cáo cuối kỳ về nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, một số chuyên gia giao thông tính toán với tổng mức đầu tư 58,7 tỷ USD cho 1.500 km, suất đầu tư mỗi km là 38 triệu USD, gần gấp 1,5 lần suất đầu tư làm đường sắt ở Bắc Kinh, Thượng Hải ở Trung Quốc (27 triệu USD) và Tây Ban Nha (26 triệu USD).
Các chuyên gia cho rằng con số đầu tư này là rất cao với một nước có nền kinh tế đang phát triển và nợ công trên 60% như Việt Nam. Vì vậy họ kiến nghị trước khi xây dựng đề án trình Quốc hội phê duyệt đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải cần tính toán kỹ hơn bài toán tài chính.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông.
Lý giải việc này, Thứ trưởng Giao thông Nguyễn Ngọc Đông cho biết các nước không phải mất chi phí giải phóng mặt bằng nên không thể so sánh với họ.
“Đất đai Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước, khi nhà nước cần lấy cho dự án thì chỉ giải quyết khâu tái định cư cho người dân mà không phải đền bù. Do vậy chi phí xây dựng của họ thấp hơn nhiều so với chúng ta”, ông Đông nói.
Ngoài ra, Trung Quốc và một số nước châu Âu đang có lợi thế hơn Việt Nam là đã làm chủ công nghệ xây dựng tàu đường sắt tốc độ cao, có các công ty xây dựng chuyên nghiệp và được đào tạo bài bản, trong khi Việt Nam mới bắt đầu xây dựng lộ trình để đào tạo và nghiên cứu công nghệ.
Để xây dựng được hệ thống đường sắt tốc độ cao, theo Thứ trưởng Đông, Việt Nam sẽ phải mua toàn bộ từ đầu máy, trang thiết bị vận hành, công nghệ từ nước ngoài, từ đó chi phí sẽ cao hơn rất nhiều so với tự sản xuất trong nước.
Đại diện Bộ Giao thông cũng cho rằng số tiền 58,71 tỷ USD cho tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam chỉ là chi phí khái toán ban đầu để đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị. Chi phí này đã được tư vấn tính toán, bóc tách trên khối lượng cần thi công. “Tuy nhiên, khi vận hành, xác định thời gian đầu sẽ lỗ, nhà nước phải hỗ trợ 10-12 năm qua chi phí duy tu, bảo dưỡng”, ông Đông nhấn mạnh.
Theo báo cáo cuối kỳ tiền khả thi dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, dự án có tổng vốn đầu tư 58,71 tỷ USD. Trong đó, giai đoạn đầu xong vào năm 2032 với đoạn Hà Nội – Vinh (dự kiến 13,97 tỷ USD) và Nha Trang – TPHCM (dự kiến 13,37 tỷ USD). Đoạn còn lại nối Vinh – Nha Trang khởi công năm 2035 và hoàn thành vào năm 2050.
Dự án được đầu tư theo hình thức hợp tác công – tư (PPP), trong đó nhà nước đầu tư hạ tầng với tổng vốn chiếm 80%. Vốn nhà đầu tư huy động bằng khoảng 20% tổng vốn dự án để mua sắm thiết bị đoàn tàu và khai thác hoàn vốn.
Bộ Giao thông dự kiến hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tháng 11/2018; hội đồng thẩm định nhà nước sẽ thẩm định từ tháng 12/2018 đến 4/2019; báo cáo các cấp có thẩm quyền tháng 5-7/2019 và hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình Chính phủ tháng 8/2019. Dự án sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 8/2019, thông qua vào cuối năm 2019.
Theo VTC
No comments:
Post a Comment