Qua vụ lái xe tải đánh lái “thần sầu” cứu 2 nữ sinh nhưng lại đối diện với một tai họa khác là đền thiệt hại cho xe khác do mình gây nên, tôi có một thắc mắc mong anh chị em giải đáp: Đó là vai trò của Bảo hiểm ở đâu trong vụ này?
Đóng bảo hiểm bắt buộc chỉ là tờ “giấy lộn” khi xe gặp tai nạn
Ý tôi nói là cái bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc, mà bất cứ xe nào cũng phải mua kể cả xe máy. Vậy loại bảo hiểm này sẽ đền cái gì, trong trường hợp nào?
Ở nước ngoài, lái xe rất yên tâm là chẳng bao giờ phải bỏ tiền túi ra đền cái gì cả, tất cả đã có bảo hiểm lo lỡ khi mình sai.
Hình ảnh do camera an ninh của nhà dân ghi lạ vụ Tài xế xe tải đánh lái xuất thần, cứu mạng 2 nữ sinh trong gang tấc.
Nơi tôi ở (Đức), đối với xe cộ có 3 loại bảo hiểm:
1 – Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc (Haftpflichversicherung). Loại bảo hiểm này bắt buộc tất cả các phương tiện tham gia giao thông trên đường (trừ xe đạp) đều phải mua. Khi đi đăng ký xe phải có bảo hiểm này họ mới cho xe lưu hành. Còn hãng bảo hiểm thì cứ đều đặn mỗi năm đánh giấy về thu tiền, chậm là họ báo ra sở giao thông, sở giao thông sẽ đánh giấy nhắc nhở, nếu vẫn không trả họ cho người đến tận nhà gỡ tem gắn trên biển số cấm xe lưu hành. Lỡ khi mình sai gây tai nạn, bảo hiểm này sẽ thay mình đền tất cả thiệt hại do mình gây ra, từ việc thiệt hại cho người bị mình gây tai nạn đến việc sửa chữa hỏng hóc đường xá cây cối của nhà nước.
2 – Bảo hiểm xe một phần (Teilkasko). Loại bảo hiểm này sẽ đền cho bạn trong trường hợp thiên tai, trộm cắp, cháy nổ.
3 – Bảo hiểm xe toàn phần (Vollkasko). Loại bảo hiểm này chịu trách nhiệm đền cho bạn tất cả trong mọi trường hợp trừ khi bạn không tuân thủ những điều kiện bắt buộc.
Về bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc, họ có cách tính rất khoa học. Xe càng hiện đại, càng mới độ an toàn càng cao thì càng rẻ. Xe đăng ký ở đô thị thì đóng đắt hơn đăng ký ở tỉnh lẻ vì nguy cơ tai nạn cao hơn, xe chỉ một người lái (xe cá nhân) đóng rẻ hơn xe nhiều người lái (xe gia đình hoặc xe của hãng). Bằng lái càng cũ, càng ít gây tai nạn thì đóng càng rẻ. Họ tính bảo hiểm bằng phần trăm (%). Ví dụ người mới học xong bằng lái xe đóng 200%, sau 1 năm lái an toàn tụt xuống còn 175%, sau đó cứ mỗi năm an toàn lại tụt 10%, cứ như vậy tụt đến mức không tụt được nữa là 30%. Nếu năm nào đó bạn gây tai nạn, bảo hiểm phải đền hộ bạn thì năm sau số % của bạn tăng vọt, có thể đang 60% năm sau họ nâng lên 150% ngay tùy theo mức độ nặng nhẹ. Xe càng đi nhiều cây số một năm thì đóng cao hơn xe ít đi…
Hiện trường vụ tai nạn. Tai nạn khiến xe Toyota đậu bên đường hư hỏng.
Tóm lại, sinh ra cái bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc là bảo hiểm của người sai đền cho người đúng kể cả chết người.
Vậy không biết bảo hiệm trách nhiệm bắt buộc của cái xe tải ở đâu mà anh lái xe phải đền cho cái xe Toyota 7 chỗ?
Nguồn http://quochoi.org/dong-bao-hiem-bat-buoc-chi-la-to-giay-lon-khi-xe-gap-tai-nan-rat-vo-dung.html
Pháp luật
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Đóng bảo hiểm bắt buộc chỉ là tờ “giấy lộn” khi xe gặp tai nạn
Ý tôi nói là cái bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc, mà bất cứ xe nào cũng phải mua kể cả xe máy. Vậy loại bảo hiểm này sẽ đền cái gì, trong trường hợp nào?
Ở nước ngoài, lái xe rất yên tâm là chẳng bao giờ phải bỏ tiền túi ra đền cái gì cả, tất cả đã có bảo hiểm lo lỡ khi mình sai.
Hình ảnh do camera an ninh của nhà dân ghi lạ vụ Tài xế xe tải đánh lái xuất thần, cứu mạng 2 nữ sinh trong gang tấc.
Nơi tôi ở (Đức), đối với xe cộ có 3 loại bảo hiểm:
1 – Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc (Haftpflichversicherung). Loại bảo hiểm này bắt buộc tất cả các phương tiện tham gia giao thông trên đường (trừ xe đạp) đều phải mua. Khi đi đăng ký xe phải có bảo hiểm này họ mới cho xe lưu hành. Còn hãng bảo hiểm thì cứ đều đặn mỗi năm đánh giấy về thu tiền, chậm là họ báo ra sở giao thông, sở giao thông sẽ đánh giấy nhắc nhở, nếu vẫn không trả họ cho người đến tận nhà gỡ tem gắn trên biển số cấm xe lưu hành. Lỡ khi mình sai gây tai nạn, bảo hiểm này sẽ thay mình đền tất cả thiệt hại do mình gây ra, từ việc thiệt hại cho người bị mình gây tai nạn đến việc sửa chữa hỏng hóc đường xá cây cối của nhà nước.
2 – Bảo hiểm xe một phần (Teilkasko). Loại bảo hiểm này sẽ đền cho bạn trong trường hợp thiên tai, trộm cắp, cháy nổ.
3 – Bảo hiểm xe toàn phần (Vollkasko). Loại bảo hiểm này chịu trách nhiệm đền cho bạn tất cả trong mọi trường hợp trừ khi bạn không tuân thủ những điều kiện bắt buộc.
Về bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc, họ có cách tính rất khoa học. Xe càng hiện đại, càng mới độ an toàn càng cao thì càng rẻ. Xe đăng ký ở đô thị thì đóng đắt hơn đăng ký ở tỉnh lẻ vì nguy cơ tai nạn cao hơn, xe chỉ một người lái (xe cá nhân) đóng rẻ hơn xe nhiều người lái (xe gia đình hoặc xe của hãng). Bằng lái càng cũ, càng ít gây tai nạn thì đóng càng rẻ. Họ tính bảo hiểm bằng phần trăm (%). Ví dụ người mới học xong bằng lái xe đóng 200%, sau 1 năm lái an toàn tụt xuống còn 175%, sau đó cứ mỗi năm an toàn lại tụt 10%, cứ như vậy tụt đến mức không tụt được nữa là 30%. Nếu năm nào đó bạn gây tai nạn, bảo hiểm phải đền hộ bạn thì năm sau số % của bạn tăng vọt, có thể đang 60% năm sau họ nâng lên 150% ngay tùy theo mức độ nặng nhẹ. Xe càng đi nhiều cây số một năm thì đóng cao hơn xe ít đi…
Hiện trường vụ tai nạn. Tai nạn khiến xe Toyota đậu bên đường hư hỏng.
Tóm lại, sinh ra cái bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc là bảo hiểm của người sai đền cho người đúng kể cả chết người.
Vậy không biết bảo hiệm trách nhiệm bắt buộc của cái xe tải ở đâu mà anh lái xe phải đền cho cái xe Toyota 7 chỗ?
Nguồn http://quochoi.org/dong-bao-hiem-bat-buoc-chi-la-to-giay-lon-khi-xe-gap-tai-nan-rat-vo-dung.html
No comments:
Post a Comment