Chiều ngày 12/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia. Rất nhiều ý kiến tranh luận trái chiều được đưa ra, xuất phát từ ngay cả tên gọi của dự luật. Sau tất cả, vẫn chưa hề có một phương hướng rõ ràng, khả thi nào được đưa ra cho việc hoàn thiện Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia…
Luật Phóng chống tác hại rượu bia – muôn vàn khó
Các vấn đề được các đại biểu Quốc hội mang ra tranh luận bao gồm như: Tên gọi của Luật; các quy định về buôn bán sản phẩm bia, rượu cho người dưới 18 tuổi; các quy định về cấm ép rượu;…
Đại biểu Nguyễn Hữu Chính, Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội thẳng thắn cho rằng cho rằng, dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia “còn nhiều vấn đề” và không biết xây dựng trên cơ sở gì.
Có thể thấy, Luật phòng chống tác hại của rượu, bia trong quá trình hoàn thiện, xây dựng phải xét đến các hệ quả liên quan đến ba loại chủ thể: người sản xuất, người sử dụng, người buôn bán.
Trước hết, về phía những người sản xuất, chúng ta thực sự quản lý được gì? Ở đây, hãy chỉ xét đến những người sản xuất rượu, bia để nhằm mục đích kinh doanh lợi nhuận, không phải sản xuất chỉ để phục vụ nhu cầu gia đình, người thân. Chúng ta không thể cấm, không thể hạn chế một cá nhân, doanh nghiệp nào sản xuất rượu, bia được. Cũng chưa có quốc gia nào cấm sản xuất hay hạn chế sản lượng rượu, bia. Từ đó, cái quản lý được chỉ có thể là tiêu chuẩn an toàn của các cơ sở sản xuất. Làm sao hạn chế được tối đa các cơ sở sản xuất rượu bia không đúng chuẩn, không đảm bảo về hàm lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Mặt khác, ngay chính việc phân định giữa những hộ dân sản xuất rượu, bia để kinh doanh, buôn bán với những hộ dân chỉ sản xuất vì nhu cầu cá nhân đã rất khó khăn. Thực tế, hình thức sản xuất hộ gia đình rất khó kiểm soát khi nào họ sẽ kinh doanh, buôn bán.
Tiếp theo, về phía những người kinh doanh, buôn bán rượu bia, quản lý họ buôn bán mặt hàng này ra làm sao? Bắt họ không được bán rượu, bia cho người dưới 18 tuổi thì có phải hơi lạ kỳ không? Đâu phải ai đi mua hàng cũng mang theo chứng minh thư hay căn cước công dân mà người bán hàng xác định được độ tuổi. Con cái trong gia đình không được phép đi mua rượu bia cho gia đình ư?
Thiết nghĩ, thứ chúng ta có thể quản lý chỉ có thể là buộc nhà kinh doanh, buôn bán phải bán các mặt hàng rượu bia có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Mà điều này, có chăng đã thuộc diện quản lý của các văn bản pháp luật về kinh doanh, buôn bán từ trước mất rồi.
Cuối cùng, làm gì với những người sử dụng rượu, bia. Lâu nay, những vấn đề mang tính “cá nhân” thì thường rất khó để quản lý. Hạn chế tác hại của rượu, bia là làm sao để việc sử dụng rượu, bia chỉ ở một hàm lượng cho phép, không ảnh hưởng sức khỏe, không ảnh hưởng tài chính, kinh tế. Nhưng, nhiều người họ cứ muốn uống, cứ muốn tiêu tiền vào rượu, bia thì làm sao.
Nổi bật hơn cả, các quy định về “cấp ép rượu” đang theo kiểu rất “hàn lâm”. Thật tình, để cấm được cái tình cảnh ép rượu bia thì đúng là khó hơn lên trời.
Một đại biểu Quốc hội đưa ra dẫn chứng rất hay thấy trong thực tiễn thế này: “một sinh viên mới ra trường, đi làm thì bị anh chị trong cùng cơ quan ép, không uống thì bị cho là không nhiệt tình. Hoặc là cán bộ đoàn thanh niên khi đi tiếp khách thì bị các bậc cha, anh… ép uống không cách nào tránh được, đến mức “mật xanh mật vàng”.”
Trong những tình huống như thế, ví thử pháp luật có trao cho ai đó tự quyết mình sẽ uống rượu, bia hay không thì họ cũng không dám nhận! Vì sao ư? Đồng nghiệp ép rượu mà đi tố cáo thì sau này làm việc với ai? Bậc cha chú ép rượu mà đi tố cáo thì sau này ai nhận thân quen,…
Đám cưới, đám hỏi bắt buộc phải có ly rượu trên mâm cỗ; ngày tết, ngày lễ buộc phải có ly rượu nhâm nhi; hội họp không bia đầy cốc thì cũng lại ly rượu đầy;…
“Lớn rồi thì phải rượu, bia, ai lại đi uống nước ngọt”; “Không biết uống rượu bia thì không phải đàn ông, con trai”,… Những câu nói như vậy đã trở thành quá đỗi quen thuộc, xuất hiện mọi lúc, mọi nơi.
Ngay đến cả các cơ quan hành chính nhà nước cũng vậy, đố thử tìm được cơ quan nào tổ chức liên hoan, hội họp mà thiếu rượu, bia đấy. Đến mức mà các cơ quan phải ra quy định cấm uống rượu bia vào giờ hành chính, cấm uống rượu bia vào giờ buồi trưa thì mới biết cán bộ của mình uống nhiều rượu, bia đến mức nào.
Ly rượu, cốc bia,… nghiễm nhiên trở thành cái gọi là sự nhiệt tình, tình cảm anh em, tình đồng chí, đồng đội. Muốn quen phải uống, muốn biết phải uống, muốn học hỏi phải uống. Phải uống thì mới tính đến các câu chuyện quan hệ làm việc phía sau…
Hãy thừa nhận với nhau đi, tư duy ấy mà không đổi thì Luật phòng chống tác hại của rượu bia có hoàn thiện nữa, hoàn thiện mãi vẫn không thể đáp ứng được thực tiễn quản lý xã hội. Câu chuyện xây dựng luật có lẽ lại đang trở nên nhỏ bé với câu chuyện giáo dục.
Ai còn nhớ những giọng văn đanh thép trong “Tuyên ngôn độc lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược”. Có lẽ, những tư duy kiểu hủ tục về rượu, bia vẫn đã tồn đọng kể từ thời thực dân dân Pháp cai trị đến tận ngày nay.
Khi một thứ gì đó nằm sâu trong thói quen, tư duy của cộng đồng, pháp luật đơn thuần chưa chắc đã giải quyết được vấn đề, thậm chí, muốn áp dụng còn gặp trùng trùng khó khăn!
Kinh tế
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Luật Phóng chống tác hại rượu bia – muôn vàn khó
Các vấn đề được các đại biểu Quốc hội mang ra tranh luận bao gồm như: Tên gọi của Luật; các quy định về buôn bán sản phẩm bia, rượu cho người dưới 18 tuổi; các quy định về cấm ép rượu;…
Đại biểu Nguyễn Hữu Chính, Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội thẳng thắn cho rằng cho rằng, dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia “còn nhiều vấn đề” và không biết xây dựng trên cơ sở gì.
Những khó khăn cần biết
Vốn dĩ, xây dựng Luật mà thiếu cơ sở thì rất khó để hoàn thiện cũng như đưa vào áp dụng trong quản lý xã hội. Luật phòng chống tác hại của rượu, bia hiện nay đang quẩn quanh giữa việc cấm, hạn chế, khuyến nghị, cho phép buôn bán, sử dụng rượu, bia hay không, nhưng lại không đi từ việc sẽ có những hệ quả thế nào đối với những chủ thể có liên quan?Có thể thấy, Luật phòng chống tác hại của rượu, bia trong quá trình hoàn thiện, xây dựng phải xét đến các hệ quả liên quan đến ba loại chủ thể: người sản xuất, người sử dụng, người buôn bán.
Trước hết, về phía những người sản xuất, chúng ta thực sự quản lý được gì? Ở đây, hãy chỉ xét đến những người sản xuất rượu, bia để nhằm mục đích kinh doanh lợi nhuận, không phải sản xuất chỉ để phục vụ nhu cầu gia đình, người thân. Chúng ta không thể cấm, không thể hạn chế một cá nhân, doanh nghiệp nào sản xuất rượu, bia được. Cũng chưa có quốc gia nào cấm sản xuất hay hạn chế sản lượng rượu, bia. Từ đó, cái quản lý được chỉ có thể là tiêu chuẩn an toàn của các cơ sở sản xuất. Làm sao hạn chế được tối đa các cơ sở sản xuất rượu bia không đúng chuẩn, không đảm bảo về hàm lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Mặt khác, ngay chính việc phân định giữa những hộ dân sản xuất rượu, bia để kinh doanh, buôn bán với những hộ dân chỉ sản xuất vì nhu cầu cá nhân đã rất khó khăn. Thực tế, hình thức sản xuất hộ gia đình rất khó kiểm soát khi nào họ sẽ kinh doanh, buôn bán.
Tiếp theo, về phía những người kinh doanh, buôn bán rượu bia, quản lý họ buôn bán mặt hàng này ra làm sao? Bắt họ không được bán rượu, bia cho người dưới 18 tuổi thì có phải hơi lạ kỳ không? Đâu phải ai đi mua hàng cũng mang theo chứng minh thư hay căn cước công dân mà người bán hàng xác định được độ tuổi. Con cái trong gia đình không được phép đi mua rượu bia cho gia đình ư?
Thiết nghĩ, thứ chúng ta có thể quản lý chỉ có thể là buộc nhà kinh doanh, buôn bán phải bán các mặt hàng rượu bia có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Mà điều này, có chăng đã thuộc diện quản lý của các văn bản pháp luật về kinh doanh, buôn bán từ trước mất rồi.
Cuối cùng, làm gì với những người sử dụng rượu, bia. Lâu nay, những vấn đề mang tính “cá nhân” thì thường rất khó để quản lý. Hạn chế tác hại của rượu, bia là làm sao để việc sử dụng rượu, bia chỉ ở một hàm lượng cho phép, không ảnh hưởng sức khỏe, không ảnh hưởng tài chính, kinh tế. Nhưng, nhiều người họ cứ muốn uống, cứ muốn tiêu tiền vào rượu, bia thì làm sao.
Nổi bật hơn cả, các quy định về “cấp ép rượu” đang theo kiểu rất “hàn lâm”. Thật tình, để cấm được cái tình cảnh ép rượu bia thì đúng là khó hơn lên trời.
Một đại biểu Quốc hội đưa ra dẫn chứng rất hay thấy trong thực tiễn thế này: “một sinh viên mới ra trường, đi làm thì bị anh chị trong cùng cơ quan ép, không uống thì bị cho là không nhiệt tình. Hoặc là cán bộ đoàn thanh niên khi đi tiếp khách thì bị các bậc cha, anh… ép uống không cách nào tránh được, đến mức “mật xanh mật vàng”.”
Trong những tình huống như thế, ví thử pháp luật có trao cho ai đó tự quyết mình sẽ uống rượu, bia hay không thì họ cũng không dám nhận! Vì sao ư? Đồng nghiệp ép rượu mà đi tố cáo thì sau này làm việc với ai? Bậc cha chú ép rượu mà đi tố cáo thì sau này ai nhận thân quen,…
Mấu chốt của vấn đề nằm ở?
Có thể nhiều người sẽ tranh cãi quyết liệt, nhưng cá nhân tác giả thấy việc uống rượu, bia của người Việt đang nằm ở thái cực là một hủ tục chứ không nằm ở mức độ văn hóa. Nhận thức, hành vi từ hủ tục ấy chính là mấu chốt cuối cùng cho tình cảnh phải đau đầu xây dựng Luật phòng chống tác hại của rượu, bia ngày hôm nay.Đám cưới, đám hỏi bắt buộc phải có ly rượu trên mâm cỗ; ngày tết, ngày lễ buộc phải có ly rượu nhâm nhi; hội họp không bia đầy cốc thì cũng lại ly rượu đầy;…
“Lớn rồi thì phải rượu, bia, ai lại đi uống nước ngọt”; “Không biết uống rượu bia thì không phải đàn ông, con trai”,… Những câu nói như vậy đã trở thành quá đỗi quen thuộc, xuất hiện mọi lúc, mọi nơi.
Ngay đến cả các cơ quan hành chính nhà nước cũng vậy, đố thử tìm được cơ quan nào tổ chức liên hoan, hội họp mà thiếu rượu, bia đấy. Đến mức mà các cơ quan phải ra quy định cấm uống rượu bia vào giờ hành chính, cấm uống rượu bia vào giờ buồi trưa thì mới biết cán bộ của mình uống nhiều rượu, bia đến mức nào.
Ly rượu, cốc bia,… nghiễm nhiên trở thành cái gọi là sự nhiệt tình, tình cảm anh em, tình đồng chí, đồng đội. Muốn quen phải uống, muốn biết phải uống, muốn học hỏi phải uống. Phải uống thì mới tính đến các câu chuyện quan hệ làm việc phía sau…
Hãy thừa nhận với nhau đi, tư duy ấy mà không đổi thì Luật phòng chống tác hại của rượu bia có hoàn thiện nữa, hoàn thiện mãi vẫn không thể đáp ứng được thực tiễn quản lý xã hội. Câu chuyện xây dựng luật có lẽ lại đang trở nên nhỏ bé với câu chuyện giáo dục.
Ai còn nhớ những giọng văn đanh thép trong “Tuyên ngôn độc lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược”. Có lẽ, những tư duy kiểu hủ tục về rượu, bia vẫn đã tồn đọng kể từ thời thực dân dân Pháp cai trị đến tận ngày nay.
Khi một thứ gì đó nằm sâu trong thói quen, tư duy của cộng đồng, pháp luật đơn thuần chưa chắc đã giải quyết được vấn đề, thậm chí, muốn áp dụng còn gặp trùng trùng khó khăn!
No comments:
Post a Comment