Phát biểu “Biển Đông đã trong tay Trung Quốc” của ông Rodrigo Duterte khiến người dân Philippines vô cùng tức giận còn các học giả thì lo ngại rằng nó sẽ là bằng chứng chống lại nước này trong tranh chấp chủ quyền.
Hôm qua, trả lời các phóng viên bên lề hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra tại Singapore, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố “Biển Đông đã trong tay của Trung Quốc” và nhấn mạnh rằng có tập trận cũng vô ích, chỉ làm phức tạp tình hình.
Phát biểu của ông Duterte đã lập tức dậy sóng dư luận. Các chuyên gia cảnh báo phát biểu của nhà lãnh đạo Philippines có thể được sử dụng để chống lại chính nước này trong tương lai.
Cựu Tổng biện lý Philippines Florin Hilbay nói rằng: “Thái độ khuất phục của Duterte có thể dẫn đến sự công nhận không chính thức về tình trạng chiếm đóng của Trung Quốc (ở Biển Đông)”.
Tuyên bố của Duterte trái với nghĩa vụ trong hiến pháp của ông là phải bảo vệ lãnh thổ quốc gia và thúc đẩy thắng lợi của Philippines đối với Trung Quốc, ông Hilbay nhấn mạnh với Đài ABS-CBN.
“Chí ít, Tổng thống phải phản đối hành động của Trung Quốc để thiết lập dấu ấn những quyền lợi thích đáng của chúng tôi. Thái độ khuất phục của ông Duterte có thể dẫn đến một sự công nhận không chính thức về tình trạng chiếm đóng của Trung Quốc.
Trung Quốc nên và phải được xem là cư ngụ bất hợp pháp (ở Biển Đông) bởi vì đó là tình trạng thực tế của họ dưới phán quyết của toà The Hague”, chuyên gia Hilbay nói thêm.
Tổng thống Philippines liên tiếp có những nhượng bộ trước Trung Quốc – Ảnh: Reuters
Trong khi đó, Jay Batongbacal, giám đốc của Viện Các vấn đề biển và Luật Biển thuộc Đại học Philippines, cho rằng những phát biểu của Duterte có thể được sử dụng như là bằng chứng về sự thừa nhận chống lại lợi ích (của Philippines).
“Tuyên bố này có thể được hiểu là công nhận “sự sở hữu” của Trung Quốc” và nó hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế.
Ông Batongbacal còn cho hay, theo học thuyết tuyên bố đơn phương, tuyên bố của các quan chức như Tổng thống hoặc Bộ trưởng Ngoại giao một nước “đối với thực trạng hoặc pháp lý có thể được coi là ràng buộc về mặt pháp lý đối với họ, vì họ tựa như đã thừa nhận chống lại lợi ích (mà họ đại diện)”.
“Học thuyết này có thể được áp dụng cho Philippines trong tương lai, như bằng chứng về sự công nhận và chấp nhận việc chiếm đoạt của Trung Quốc ở Biển Đông”, ông nhấn mạnh.
Chuyên gia Batongbacal nhắc lại hai trường hợp quốc tế trong đó học thuyết trên đã được trích dẫn: đầu tiên là vụ Đông Greenland, nơi có tranh chấp lãnh thổ giữa Na Uy và Đan Mạch; và thứ hai là vụ Úc và New Zealand đã đệ đơn kiện Pháp chống lại việc thử nghiệm hạt nhân ở Thái Bình Dương.
Kể từ khi đảm nhận chức Tổng thống Philippines, ông Duterte đã liên tục có sự nhượng bộ và gác bỏ tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc để đổi lấy mối q.ua n h.ệ cải thiện với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Duterte cũng đã bỏ qua c.h.i.ế.n thắng pháp lý của Philippines bác bỏ yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc ở Biển Đông mà Toà Trọng tài Thường trực (PCA) phán quyết vào năm 2016.
Chưa hết, chính phủ của Duterte còn đang đàm phán với Trung Quốc xúc tiến thăm dò và khai thác dầu khí chung ở Biển Đông.
Nguồn: https://www.oxii.vn/worldwide/article/5bee3f76f6653965fc8479cb/Cac-chuyen-gia-noi-gi-ve-phat-bieu-‘Bien-DJong-dja-trong-tay-Trung-Quoc’-cua-Duterte?
Chính trị
,
Tin quốc tế
Hôm qua, trả lời các phóng viên bên lề hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra tại Singapore, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố “Biển Đông đã trong tay của Trung Quốc” và nhấn mạnh rằng có tập trận cũng vô ích, chỉ làm phức tạp tình hình.
Phát biểu của ông Duterte đã lập tức dậy sóng dư luận. Các chuyên gia cảnh báo phát biểu của nhà lãnh đạo Philippines có thể được sử dụng để chống lại chính nước này trong tương lai.
Cựu Tổng biện lý Philippines Florin Hilbay nói rằng: “Thái độ khuất phục của Duterte có thể dẫn đến sự công nhận không chính thức về tình trạng chiếm đóng của Trung Quốc (ở Biển Đông)”.
Tuyên bố của Duterte trái với nghĩa vụ trong hiến pháp của ông là phải bảo vệ lãnh thổ quốc gia và thúc đẩy thắng lợi của Philippines đối với Trung Quốc, ông Hilbay nhấn mạnh với Đài ABS-CBN.
“Chí ít, Tổng thống phải phản đối hành động của Trung Quốc để thiết lập dấu ấn những quyền lợi thích đáng của chúng tôi. Thái độ khuất phục của ông Duterte có thể dẫn đến một sự công nhận không chính thức về tình trạng chiếm đóng của Trung Quốc.
Trung Quốc nên và phải được xem là cư ngụ bất hợp pháp (ở Biển Đông) bởi vì đó là tình trạng thực tế của họ dưới phán quyết của toà The Hague”, chuyên gia Hilbay nói thêm.
Tổng thống Philippines liên tiếp có những nhượng bộ trước Trung Quốc – Ảnh: Reuters
Trong khi đó, Jay Batongbacal, giám đốc của Viện Các vấn đề biển và Luật Biển thuộc Đại học Philippines, cho rằng những phát biểu của Duterte có thể được sử dụng như là bằng chứng về sự thừa nhận chống lại lợi ích (của Philippines).
“Tuyên bố này có thể được hiểu là công nhận “sự sở hữu” của Trung Quốc” và nó hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế.
Ông Batongbacal còn cho hay, theo học thuyết tuyên bố đơn phương, tuyên bố của các quan chức như Tổng thống hoặc Bộ trưởng Ngoại giao một nước “đối với thực trạng hoặc pháp lý có thể được coi là ràng buộc về mặt pháp lý đối với họ, vì họ tựa như đã thừa nhận chống lại lợi ích (mà họ đại diện)”.
“Học thuyết này có thể được áp dụng cho Philippines trong tương lai, như bằng chứng về sự công nhận và chấp nhận việc chiếm đoạt của Trung Quốc ở Biển Đông”, ông nhấn mạnh.
Chuyên gia Batongbacal nhắc lại hai trường hợp quốc tế trong đó học thuyết trên đã được trích dẫn: đầu tiên là vụ Đông Greenland, nơi có tranh chấp lãnh thổ giữa Na Uy và Đan Mạch; và thứ hai là vụ Úc và New Zealand đã đệ đơn kiện Pháp chống lại việc thử nghiệm hạt nhân ở Thái Bình Dương.
Kể từ khi đảm nhận chức Tổng thống Philippines, ông Duterte đã liên tục có sự nhượng bộ và gác bỏ tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc để đổi lấy mối q.ua n h.ệ cải thiện với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Duterte cũng đã bỏ qua c.h.i.ế.n thắng pháp lý của Philippines bác bỏ yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc ở Biển Đông mà Toà Trọng tài Thường trực (PCA) phán quyết vào năm 2016.
Chưa hết, chính phủ của Duterte còn đang đàm phán với Trung Quốc xúc tiến thăm dò và khai thác dầu khí chung ở Biển Đông.
Nguồn: https://www.oxii.vn/worldwide/article/5bee3f76f6653965fc8479cb/Cac-chuyen-gia-noi-gi-ve-phat-bieu-‘Bien-DJong-dja-trong-tay-Trung-Quoc’-cua-Duterte?
No comments:
Post a Comment