Thời gian rồi, dư luận rất nóng về những vụ việc cán bộ xin đi học tập nước ngoài bằng tiền ngân sách với đủ các lý do khác nhau. Từ người đã nghỉ hưu, người còn đang đương nhiệm, từ cán bộ nhiều năm kinh nghiệm đến những cán bộ trẻ,… đều đua nhau học hỏi ngoài nước. Đi toàn những nước châu Âu, châu Mỹ, các nước phát triển mạnh, nên chắc là kinh nghiệm thu được sẽ rất thiết thực, quan trọng. Tiếc là, hình như các bộ ngành đi nhiều còn riêng Bộ Giao thông vận tải thì không.
Hình ảnh: Cao tốc Việt “thua” cao tốc nước ngoài do cán bộ chưa kịp đi học nước ngoài?
Phỏng đoán là vậy, chứ bản thân người viết cũng chẳng thể biết được cán bộ ngành Giao thông có hay xin đi học tập kinh nghiệm nước ngoài hay không, trừ khi họ tự nói ra. Người viết chỉ dựa trên những vấn đề thực tiễn xã hội mà nói như vậy.
Là thế này, cao tốc nước ngoài xây vài ba trăm tỷ thì dùng đến 40, 50 năm; trong khi cao tốc tại Việt Nam xây dựng mất hàng nghìn tỷ thì vài ba năm đã hỏng nặng nề. Chẳng thế, rõ ràng là cán bộ ngành Giao thông không được ra nước ngoài học tập kinh nghiệm làm đường của nước bạn nên đường ở Việt Nam mới nhanh hỏng đến thế.
Đừng đổ cho giải phóng mặt bằng!
Hễ nhắc đến chi phí đắt đỏ khi làm cao tốc tại Việt Nam thì một bộ phận nào đó luôn cố tình hướng lái dư luận suy nghĩ đến việc “đường đắt là do chi phí giải phóng mặt bằng”. Nói như thế có nghĩa là chi phí làm đường đắt đỏ do phải đền bù cho người dân. Cuối cùng, mọi lỗi lầm đều sẽ quy lại một mối là người dân mình tạo ra cả. Có ai từng nghĩ xem nước ngoài họ giải phóng mặt bằng thì không phải đền bù cho người dân ư?
Chưa hết, chất lượng của đường cao tốc thì liên quan gì đến tiền giải phóng mặt bằng nhỉ? Cần phải phân định rạch ròi. Trừ hết các chi phí giải phóng mặt bằng thì chi phí làm cao tốc tại Việt Nam cũng tương đương với chi phí làm đường tại các nước phát triển như Mỹ, Singapore,… Thôi thì cứ bỏ qua hết giá trị chênh lệch về tỷ giá vật tư, thu nhập quốc gia mà cho nó là cân bằng đi. Giá trị bỏ ra là cân bằng thì tại sao chất lượng lại không cân bằng?
Để kể ra những danh sách cao tốc tại Việt Nam vừa đi vào hoạt động đã hỏng nặng hiện nay còn dễ hơn cả là kể tên những cao tốc có chất lượng tốt. Thực ra, phần lớn cao tốc làm xong đều hỏng, chỉ là ít hay nhiều mà thôi.
Cao tốc Long Thành – Dầu Giây đầu tư 20.000 tỉ lún, nứt ngay sau khi vừa thông xe; Cao tốc Nội Bài – Lào Cai sụt lún, nứt mặt đường chỉ sau 3 ngày thông xe; Cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình lún, nứt sau 5 tháng thông xe; hay cao tốc Đà Nẵng – Quãng Ngãi sau gần 1 năm đi vào sử dụng thì ổ gà, ổ trâu xuất hiện dày đặc;… Hãy nhìn đi, dự án lớn hay dự án nhỏ, dự án quốc gia hay dự án địa phương thì cũng đều chung số phận là có tuổi thọ ngắn ngủi.
Để rồi, đến khi dư luận phát giác thì người ta “nóng mặt rồi trả lời bừa”. Ông này bảo đường hỏng do thời tiết, bà kia bảo đường hỏng do bị chạy quá tải,… Không ai nhận trách nhiệm về cho bản thân mình.
Nhưng thôi, trong phạm vi trách nhiệm mà bài viết này đang đề cập đến, chúng ta hãy cứ hiểu là đường hỏng do nguồn nhân lực của Bộ Giao thông vận tải chưa được ra nước ngoài học tập kinh nghiệm.
Giao thông rất quan trọng, tội gì không đầu tư cho Bộ Giao thông đi học?
Cao tốc nhanh hỏng thì nhanh phải duy tu, sửa chữa, thậm chí là làm lại. Rõ ràng là tốn kém hơn rất nhiều so với việc bỏ thêm tiền để có những tuyến đường cao tốc thật sự chất lượng như các quốc gia nước ngoài đang có.
Như vậy, Chính phủ nên mạnh tay cho phép Bộ Giao thông cử cán bộ ra nước ngoài học tập; bộ Giao thông cũng nên mạnh dạn cử nhân lực chất lượng cao đi tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn quý báu của nước bạn.
Thật đấy, phải đi học đi xem vì sao nước bạn làm cao tốc mà mấy chục năm vẫn dùng tốt, phải đi học xem nước bạn sao xây dựng hệ thống giao thông mà tiết kiệm, hợp lý đến như thế…
Tất cả những điều này, Bộ Giao thông vận tải phải làm được và phải làm được sớm nhất có thể. Đừng quên rằng, tín nhiệm đối với tư lệnh ngành Giao thông vừa rồi chỉ xếp trên ngành Giáo dục thôi đấy. Không có những bứt phá thì biết đâu lần tới ngành Giao thông lại tiếp tục đội sổ.
Nói như vậy để các cán bộ, lãnh đạo ngành Giao thông có dịp nhìn lại chính công việc, lĩnh vực mà mình đang quản lý. Các vị phải bằng mọi cách thay đổi được thực trạng đáng buồn mà công tác quản lý xây dựng hạ tầng giao thông đang thể hiện như ngày hôm nay. Không để đường hỏng do thời tiết, không để cao tốc phải dừng thu phí để đào bới sửa chữa nữa,…
Đương nhiên, nếu đủ tự tin thì các vị chỉ cần học tập trong nước với quyết tâm cao. Nếu muốn đi nước ngoài học hỏi kinh nghiệm thì Đảng, Nhà nước, Nhân dân cũng sẵn sàng cho các vị đi học. Nhưng, sau đó, kết quả phải tốt hơn, cao tốc ở Việt Nam phải bằng cao tốc ở nước ngoài, từ chất lượng, tuổi thọ, đến tính hợp lý, tiết kiệm.
Sau tất cả, nếu đã đi học, đã có thời gian nhìn lại và làm lại mà vãn thấy khó khăn quá không làm được, không thay đổi được thực trạng chưa tốt, thì khi ấy thời điểm đi tìm những nguồn nhân lực mới, những con người mới sẽ phải chính thức khởi động…
Giao thông
,
Kinh tế
,
Tin trong nước
Hình ảnh: Cao tốc Việt “thua” cao tốc nước ngoài do cán bộ chưa kịp đi học nước ngoài?
Phỏng đoán là vậy, chứ bản thân người viết cũng chẳng thể biết được cán bộ ngành Giao thông có hay xin đi học tập kinh nghiệm nước ngoài hay không, trừ khi họ tự nói ra. Người viết chỉ dựa trên những vấn đề thực tiễn xã hội mà nói như vậy.
Là thế này, cao tốc nước ngoài xây vài ba trăm tỷ thì dùng đến 40, 50 năm; trong khi cao tốc tại Việt Nam xây dựng mất hàng nghìn tỷ thì vài ba năm đã hỏng nặng nề. Chẳng thế, rõ ràng là cán bộ ngành Giao thông không được ra nước ngoài học tập kinh nghiệm làm đường của nước bạn nên đường ở Việt Nam mới nhanh hỏng đến thế.
Đừng đổ cho giải phóng mặt bằng!
Hễ nhắc đến chi phí đắt đỏ khi làm cao tốc tại Việt Nam thì một bộ phận nào đó luôn cố tình hướng lái dư luận suy nghĩ đến việc “đường đắt là do chi phí giải phóng mặt bằng”. Nói như thế có nghĩa là chi phí làm đường đắt đỏ do phải đền bù cho người dân. Cuối cùng, mọi lỗi lầm đều sẽ quy lại một mối là người dân mình tạo ra cả. Có ai từng nghĩ xem nước ngoài họ giải phóng mặt bằng thì không phải đền bù cho người dân ư?
Chưa hết, chất lượng của đường cao tốc thì liên quan gì đến tiền giải phóng mặt bằng nhỉ? Cần phải phân định rạch ròi. Trừ hết các chi phí giải phóng mặt bằng thì chi phí làm cao tốc tại Việt Nam cũng tương đương với chi phí làm đường tại các nước phát triển như Mỹ, Singapore,… Thôi thì cứ bỏ qua hết giá trị chênh lệch về tỷ giá vật tư, thu nhập quốc gia mà cho nó là cân bằng đi. Giá trị bỏ ra là cân bằng thì tại sao chất lượng lại không cân bằng?
Để kể ra những danh sách cao tốc tại Việt Nam vừa đi vào hoạt động đã hỏng nặng hiện nay còn dễ hơn cả là kể tên những cao tốc có chất lượng tốt. Thực ra, phần lớn cao tốc làm xong đều hỏng, chỉ là ít hay nhiều mà thôi.
Cao tốc Long Thành – Dầu Giây đầu tư 20.000 tỉ lún, nứt ngay sau khi vừa thông xe; Cao tốc Nội Bài – Lào Cai sụt lún, nứt mặt đường chỉ sau 3 ngày thông xe; Cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình lún, nứt sau 5 tháng thông xe; hay cao tốc Đà Nẵng – Quãng Ngãi sau gần 1 năm đi vào sử dụng thì ổ gà, ổ trâu xuất hiện dày đặc;… Hãy nhìn đi, dự án lớn hay dự án nhỏ, dự án quốc gia hay dự án địa phương thì cũng đều chung số phận là có tuổi thọ ngắn ngủi.
Để rồi, đến khi dư luận phát giác thì người ta “nóng mặt rồi trả lời bừa”. Ông này bảo đường hỏng do thời tiết, bà kia bảo đường hỏng do bị chạy quá tải,… Không ai nhận trách nhiệm về cho bản thân mình.
Nhưng thôi, trong phạm vi trách nhiệm mà bài viết này đang đề cập đến, chúng ta hãy cứ hiểu là đường hỏng do nguồn nhân lực của Bộ Giao thông vận tải chưa được ra nước ngoài học tập kinh nghiệm.
Giao thông rất quan trọng, tội gì không đầu tư cho Bộ Giao thông đi học?
Cao tốc nhanh hỏng thì nhanh phải duy tu, sửa chữa, thậm chí là làm lại. Rõ ràng là tốn kém hơn rất nhiều so với việc bỏ thêm tiền để có những tuyến đường cao tốc thật sự chất lượng như các quốc gia nước ngoài đang có.
Như vậy, Chính phủ nên mạnh tay cho phép Bộ Giao thông cử cán bộ ra nước ngoài học tập; bộ Giao thông cũng nên mạnh dạn cử nhân lực chất lượng cao đi tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn quý báu của nước bạn.
Thật đấy, phải đi học đi xem vì sao nước bạn làm cao tốc mà mấy chục năm vẫn dùng tốt, phải đi học xem nước bạn sao xây dựng hệ thống giao thông mà tiết kiệm, hợp lý đến như thế…
Tất cả những điều này, Bộ Giao thông vận tải phải làm được và phải làm được sớm nhất có thể. Đừng quên rằng, tín nhiệm đối với tư lệnh ngành Giao thông vừa rồi chỉ xếp trên ngành Giáo dục thôi đấy. Không có những bứt phá thì biết đâu lần tới ngành Giao thông lại tiếp tục đội sổ.
Nói như vậy để các cán bộ, lãnh đạo ngành Giao thông có dịp nhìn lại chính công việc, lĩnh vực mà mình đang quản lý. Các vị phải bằng mọi cách thay đổi được thực trạng đáng buồn mà công tác quản lý xây dựng hạ tầng giao thông đang thể hiện như ngày hôm nay. Không để đường hỏng do thời tiết, không để cao tốc phải dừng thu phí để đào bới sửa chữa nữa,…
Đương nhiên, nếu đủ tự tin thì các vị chỉ cần học tập trong nước với quyết tâm cao. Nếu muốn đi nước ngoài học hỏi kinh nghiệm thì Đảng, Nhà nước, Nhân dân cũng sẵn sàng cho các vị đi học. Nhưng, sau đó, kết quả phải tốt hơn, cao tốc ở Việt Nam phải bằng cao tốc ở nước ngoài, từ chất lượng, tuổi thọ, đến tính hợp lý, tiết kiệm.
Sau tất cả, nếu đã đi học, đã có thời gian nhìn lại và làm lại mà vãn thấy khó khăn quá không làm được, không thay đổi được thực trạng chưa tốt, thì khi ấy thời điểm đi tìm những nguồn nhân lực mới, những con người mới sẽ phải chính thức khởi động…
No comments:
Post a Comment