Cập nhật tin tức nóng hổi

Ngăn chặn thông tin sai lệch trên trận địa không gian mạng

Trong phiên trả lời chất vấn sáng hôm nay (1/11) và chiều ngày 31/1, Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông – Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Công An – Tô Lâm, đã những giải trình trước câu hỏi của Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Bình Thuận). Về việc xử lý các tình trạng trên mạng xã hội ở việt Nam hiện nay.

Không gian mạng – nóng từ mạng xã hội đến nghị trường Quốc hội

Chiều ngày 31/10 vừa qua, Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Bình Thuận) xử lý như thế nào về tình trạng trên mạng xã hội hiện nay đang có tình trạng muốn nói gì thì nói, muốn xúc phạm ai thì xúc phạm. Trong đó, thực trạng hiện nay có nhiều lãnh đạo cấp cao trên mạng xã hội trở thành chủ để nóng của các đối tượng thù địch, đặc biệt sau khi Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm. Câu hỏi này không chỉ là câu hỏi dành riêng cho tân Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông – Nguyễn Mạnh Hùng.

Sáng hôm nay, 1/11/2018, Thượng tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an, đã có buổi trả lời chất vấn của Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (đoàn Ninh Thuận), về những biện pháp xử lý các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân trên không gian mạng.
 Ngăn chặn thông tin sai lệch trên trận địa không gian mạng
Tân Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông – Nguyễn Mạnh Hùng trong phiên trả lời chất vấn

Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, câu chuyện thông tin sai trên mạng xã hội là câu chuyện của toàn cầu, kể của của nước lớn như Mỹ, hay những nước nhỏ cũng có thể bị và mức độ nguy hiểm ngày càng nặng nề.

“Chúng ta sống trên không gian mạng được khoảng 10 năm, chưa nhiều kinh nghiệm và sự phát triển còn tiếp tục, trong khi đời sống thực đã có kinh nghiệm nhiều nghìn năm. Một số logic trong đời sống thực có thể mang sang áp dụng ở không gian ảo để xử lý thông tin sai”, Bộ trưởng – Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Cũng theo Bộ trưởng, trước tiên phải cần định nghĩa tường minh thế nào là thông tin sai lệch bằng pháp luật và nhất định phải sửa một số quy định pháp luật. Cần phải có công cụ giám sát, phân tích, đánh giá, tức là phải dùng pháp luật.

Còn sáng nay, trong phiên trả lời chất vấn Bộ trưởng Tô Lâm cho rằng: “Bộ Công an đã phối hợp với Bộ TT&TT yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet ngăn chặn truy cập từ trong nước khoảng 3.000 trang mạng có nội dung xấu; thanh tra xử lý các vi phạm pháp luật trong đăng tải, cung cấp thông tin xuyên tạc, sai sự thật”.

Về việc các biện pháp xử lý các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân trên không gian mạng, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, Bộ đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng với một số cơ quan chức năng để xử lý triệt để một số vụ việc, một số đối tượng. Tuy nhiên, việc ngăn chặn dứt điểm tình trạng này vẫn còn những khó khăn nhất định.

Câu chuyện về an ninh mạng hiện nay ở Việt Nam, không chỉ là câu chuyện pháp luật. Mà cần phải có những biện pháp quyết liệt bằng công nghệ, để can thiệp trực tiếp nhằm ngăn chặn các hành vi chống phá nhà nước, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của từng cá nhân.

Ở Việt Nam, tình trạng mất an toàn thông tin đang diễn ra một các khá phổ biến tại nhiều cơ quan của Bộ, ngành và địa phương trong phạm vi cả nước. Báo cáo khảo sát lĩnh vực an toàn thông tin năm 2016 cho thấy, có khoảng 41% số cơ quan, tổ chức, không thực hiện kiểm tra, đánh giả và quản lý về an toàn thông tin; 51% số cơ quan, tổ chức chưa có quy trình thao tác chuẩn để phẩn hồi, xử lý khi sự cố xảy ra; và 73% số cơ quan, tổ chức chưa triển khai áp dụng các biện pháp đảm bảo an ninh và thông tin theo tiêu chuẩn trong nước, lẫn quốc tế.

Việc nghiêm cấm và ngăn chặn các hành vì trên không gian mạng nhằm chống phá nhà nước, tung tin, tuyên truyền, hoang báo sai thông tin; bội nhọ, xúc phạm nhằm hạ bệ cá nhân, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân; lôi kéo, xúi giục, đe dọa, tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, gây mất ổn định về an ninh trật tự.

Vụ việc gây rối ở Bình Thuận ngày 10 – 11/6/2018 là một trong những điển hình về hành vi lợi dụng không gian mạng để tấn công, lôi kéo đối tượng gây chống phá nhà nước.

Trong thời gian gần đây, thông tin sai lệch cũng được truyền bá một cách liên tục, có tần xuất, khi mà sự kiện về việc Nguyên Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời vì lý do sức khỏe, Chủ tịch nước –Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhậm chức Chủ tịch nước, và hiện nay là tình trạng một số trí thức từ bỏ Đảng và tung tin thất thiệt trên mạng xã hội.

Các quốc gia trên thế giới xử lý tin đồn thất thiệt như thế nào?

Khi tình trạng tin đồn thất thiệt, thông tin sai trái được truyền bá một cách liên tục đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Thì các quốc gia trên thế giới, cũng như các mạng xã hội lớn cũng đã phải đưa ra các biện pháp bảo vệ và ngăn chặn nhằm mang lại một không gian sạch cho người dùng.

Ngày 16/11/2017, nhằm chống tin tức giả mạo ngày càng gia tăng, mạng xã hội Facebook, Google và Twitter có tuyên bố cùng tham gia dự án “Trust Project”. Dự án này nhằm chỉ dẫn những nguồn tin cậy, để giúp người dùng xem xét mức độ tin cậy của các hãng xuất bản và các tác giả của những bài đăng đó trên bảng tin (News feed).
 Ngăn chặn thông tin sai lệch trên trận địa không gian mạng ảnh 2
Bảo vệ không gian mạng là một trong những yếu tố quan trọng mà các quốc gia trên thế giới đang ra sức bảo vệ

Sau những báo cáo điều tra của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), nhằm cáo buộc Nga đã sử dụng các cuộc tấn công không gian mạng và thông tin sai lệch, để tạo nên sự can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi năm 2016. Nhằm hạ bệ ứng viên Hillary Clinton và giúp ông Donald Trump đắc cử.

Thì đầu năm 2018, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ đã tiến hành ký kết thỏa thuận tạo ta Quỹ Truy cập thông tin để hỗ trợ các đối tác nhà nước và tư nhân làm việc làm việc để phát hiện và xử lý những thông tin tuyên truyền, sai lệch đối với nhà nước.

Thỏa thuận cho phép Bộ Quốc phòng Mỹ chuyển 40 triệu USD tới Trung tâm Hợp tác Toàn cầu (GEC) để thành lập và duy trì Quỹ Truy cập thông tin.

Ở Singapore, hồi tháng 2/2017, Bộ trưởng Pháp luật kiêm Bộ trưởng Nội vụ – K Shanmugam tuyên bố, nước này sẽ đưa ra các điều luật riêng để quản lý việc lan truyền thông tin trên không gian mạng trong một vài năm tới.

Bên cạnh đó, việc ký kết hợp tác bảo vệ không gian mạng về thông tin truyền thông cũng được các nước chú trọng. Đơn cử như hồi tháng 4/2017, Ấn Độ và Malaysia tuyên bố sẽ cùng nhau áp dụng các biện pháp pháp lý, như việc truy tố và bỏ tù những đối tượng là các quản trị viên nhóm trên ứng dụng WhatsApp hay Facebook vì truyền bá tin tức giả mạo.

Ngày 13/11/2017, Khối Liên hiệp châu Âu (EU) cũng đã khởi động một cuộc tham vấn công chúng trên quy mô lớn về tin tức giả mạo, từ định nghĩa đến việc đánh giá và đưa ra các giải pháp xử lý thông tin trong tương lai.

Trong thời đại 4.0 hiện nay, không gian mạng các thế lực thù địch, phản động đã, đang và sẽ triệt để lợi dụng, để lợi dụng đây là phương tiện chủ yếu để chuyển tải, phát tán các thông tin sai trái, thù địch đến nhân dân cả nước.

Thuật ngữ “chiến tranh mạng” đã ra đời và thường xuyên được sử dụng để chỉ hình thức cao nhất trong loại hình xung đột mạng, khốc liệt không khác gì một cuộc chiến tranh xâm lược. Những hành động chống phá bằng hình thức tuyên truyền gây ảnh hưởng tới tư tưởng của nhân dân là một trong những hành động vô cùng nguy hiểm, nếu không được ngăn chặn và bảo vệ kịp thời.
,

No comments:

Post a Comment