Cập nhật tin tức nóng hổi

Lúc nào Cảnh sát biển được nổ súng?

Dự thảo Luật Cảnh sát biển bổ sung một số trường hợp cảnh sát được nổ súng vào các tàu, thuyền có dấu hiệu vi phạm trên vùng biển Việt Nam.
Lúc nào Cảnh sát biển được nổ súng?
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt. Ảnh quochoi.vn

Chiều 5.11, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cảnh sát biển Việt Nam (CSBVN).

Theo đó, một số ý kiến nhất trí quy định CSBVN là lực lượng vũ trang nhân dân. Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng, quy định “CSBVN là lực lượng vũ trang nhân dân” là chưa thống nhất với Luật Quốc phòng; dễ gây hiểu nhầm CSBVN tương đương quân đội, công an, dân quân tự vệ; gây nhạy cảm, khi có tranh chấp, xung đột trên biển rất dễ bị thế lực thù địch lợi dụng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định quy định CSBVN là lực lượng vũ trang nhân dân là kế thừa Pháp lệnh lực lượng CSBVN năm 1998 và 2008. Do đó, cơ quan này đề nghị Quốc hội giữ như dự thảo luật.

Về quy định sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (tại Điều 14 của Dự thảo Luật này), ông Việt cho hay quy định cán bộ, chiến sĩ CSBVN phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh, lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng là cần thiết, phù hợp với Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, tránh áp dụng tùy tiện dẫn đến xâm phạm tính mạng, sức khỏe người khác.

Theo đó, ngoài các trường hợp nổ súng theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, khi thi hành nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, cán bộ, chiến sĩ CSBVN được nổ súng vào tàu thuyền trên biển, trừ tàu thuyền của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế, tàu thuyền có chở người hoặc có con tin để dừng tàu thuyền, thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

Thứ nhất, đối tượng điều khiển tàu thuyền đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; khi có căn cứ cho rằng, tàu thuyền do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn.

Thứ hai, khi có căn cứ cho rằng, tàu thuyền chở đối tượng phạm tội hoặc chở vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma tuý, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn.

Thứ ba, khi có căn cứ cho rằng, tàu thuyền có đối tượng đã thực hiện hành vi cướp biển, cướp có vũ trang theo quy định của điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên và quy định của pháp luật hình sự cố tình chạy trốn.

Dự kiến ngày 20.11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Cảnh sát biển Việt Nam.

Nguồn https://laodong.vn/thoi-su/luc-nao-canh-sat-bien-duoc-no-sung-639882.ldo
, ,

No comments:

Post a Comment