Để có công suất điện than hơn 13.000 MW như hiện nay, đổi lại, là con số 4.300 người Việt chết yểu mỗi năm. Tuy nhiên, theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, tổng công suất điện than đến năm 2030 sẽ lên tới 55.000 MW. Khi tất cả các nhà máy đi vào vận hành, con số người chết vì nhiệt điện than sẽ tăng lên gấp gần 6 lần, 25.000 người mỗi năm.
Đáng chú ý, trong gần 40 tỷ USD đã huy động cho các dự án nhiệt điện than, phần lớn là vốn vay quốc tế, trong đó Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu.
Công bố trên có ý nghĩa gì? Tỷ trọng nhiệt điện than như hiện tại đang được đánh đổi bằng số người chết sớm 4.300 người/năm. Và khi tất cả các dự án nhiệt điện than trong quy hoạch được đưa vào vận hành, dự báo số nhân mạng Việt Nam đánh đổi có thể lên tới 25.000 người/năm.
Đầu tháng 6/2018, qua kết quả nghiên cứu các kịch bản phát triển nguồn điện tại Việt Nam, GreenID kiến nghị Chính phủ nên cắt 30 GW điện than, tương đương với việc đưa 25 nhà máy điện than ra khỏi Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Đây được coi là phương án an toàn nhất và chấp nhận được để đáp ứng nhu cầu năng lượng tương lai của Việt Nam, đáp ứng mục tiêu của Thỏa thuận Paris.
GreenID đề xuất đến năm 2030, tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo từ khoảng 21% lên khoảng 30%; tăng tỷ trọng nhiệt điện khí từ khoảng 14,7% lên khoảng 22,8%; và giảm tỷ trọng của nhiệt điện than từ khoảng 42,6% xuống còn khoảng 24,4%. Phương án này có thể giúp Việt Nam tránh được 7.600 ca tử vong sớm hàng năm vào năm 2030 so với quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016.
Bằng cách giảm tỷ trọng nhiệt điện than, thay thế bằng nguồn năng lượng tái tạo, theo GreenID, điều này không chỉ không gây nên cái chết của hàng nghìn người, mà còn giúp tăng cường an ninh năng lượng (thông qua giảm tỷ lệ nhập khẩu nhiên liệu xuống còn 27% so với 62% theo quy hoạch hiện tại), tiết kiệm 60 tỷ USD vốn đầu tư cho những dự án nhiệt điện than cắt giảm và tránh phải đốt khoảng 70 triệu tấn than (tương đương 7 tỷ USD) nhiên liệu nhập khẩu (gây ô nhiễm chung đối với môi trường thế giới).
Tháng 5/2016, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim nhấn mạnh quyết định xây dựng 40 GW điện than trên toàn quốc của Việt Nam sẽ là một “thảm hoạ” cho Trái đất.
Có ý kiến cho rằng xu hướng chung, các nước đều dùng nhiệt điện than để đáp ứng nhu cầu điện năng do giá thành nhiệt điện than rẻ hơn, chỉ sau thủy điện, trung bình khoảng 7 cent/kWh.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của GreenID, hiện tại giá nhiệt điện than rẻ hơn năng lượng tái tạo do chưa bao gồm chi phí ngoại biên (chi phí môi trường, xã hội, sức khỏe).
Theo Nguyễn Quốc Khánh (GreenID, 2017), nếu xem xét chi phí này thì ngay tại thời điểm nghiên cứu năm 2017, tất cả các công nghệ năng lượng tái tạo đều trở nên cạnh tranh hơn về chi phí so với các công nghệ nhiệt điện than.
639 triệu USD là thiệt hại về chi phí y tế khi 70 nhà máy nhiệt điện than cùng hoạt động vào năm 2030, theo công bố của GreenID vào tháng 9/2015.
Thực tế, đây là chi phí mà người dân và chính phủ đang và sẽ phải gánh chịu, thay vì là nhà đầu tư.
Theo TS Nguyễn Đức Thắng, chuyên gia từng làm tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đây là giá trị sinh thái cần tính vào chi phí sản xuất để đưa ra giá trị thật của sản phẩm. Ví dụ, năm 2016, Hà Nội trung bình xả thải 0,9 – 1,1 triệu m3/ngày vào môi trường. Để làm sạch lượng nước này trở về ngang với chất lượng nước của hồ Hòa Bình thì tổng chi phí cần khoảng 7.000 đồng x 1,0 triệu m3 x 365 = 2.555 tỷ đồng/năm. Đây chính là giá trị quy ra tiền phải trả để hoàn lại giá trị sinh thái của môi trường.
Nếu giá trị sinh thái này không được tính để hoàn trả thì việc tiêu dùng đang “ăn” vào hệ sinh thái. Hệ quả là số người chết vì ô nhiễm môi trường, chi phí y tế, bất ổn xã hội, tất cả cùng tăng. Về lâu dài, thiên nhiên, điều kiện sống trên lãnh thổ quốc gia bị hủy hoại. Khi cả đất, nước, không khí bị ô nhiễm, sẽ sớm biến các khu vực trở thành vùng đất chết, người dân lưu tán, không kế sinh nhai.
Báo cáo “Quy hoạch năng lượng Việt Nam” năm 2016 của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) đưa ra thảo luận về các giải pháp đáp ứng nhu cầu năng lượng tương lai của Việt Nam; trong đó có thúc đẩy đầu tư vào sản xuất năng lượng và thực hiện các cam kết và nghĩa vụ về biến đổi khí hậu (BĐKH).
Qua đó, VBF kiến nghị cần chú trọng hơn vào các nguồn năng lượng sạch trong nước như: năng lượng tái tạo bao gồm sinh khối, gió và mặt trời; sử dụng năng lượng hiệu quả bền vững; và tăng tỷ lệ của khí thiên nhiên ngoài khơi Việt Nam vì giải pháp này giúp giảm tác động môi trường và nhu cầu nhập khẩu than.
Thực tế, cuối năm 2015, Chính phủ đã ban hành Chiến lược Phát triển Năng lượng Tái tạo (REDS) đặt ra các mục tiêu tham vọng về năng lượng tái tạo nhằm nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 44% trong tổng mức tiêu thụ năng lượng sơ cấp vào năm 2050 (Quyết định số 2068/QĐ-TTg Ngày 25/11/2015).
Tiền đề để phát triển năng lượng tái tạo nhất định không phải việc dồn nguồn lực vào phát triển điện năng với tỷ trọng áp đảo của nhiệt điện than theo quy hoạch hiện tại. Vấn nạn ô nhiễm môi trường là vấn đề đã được nhiều nhà chuyên môn cảnh báo. Thực trạng tử vong, biểu tình phản đối của người dân không còn chỉ giới hạn trong một đoạn thời gian, một vài dự án.
Vậy vì sao một bản quy hoạch với tỷ trọng điện than chiếm tới 42,6% tổng công suất lắp đặt vào năm 2030, 40 nhà máy nhiện điện than được dự kiến xây dựng mới vẫn được thông qua và đang tiến hành?
Để trả lời vấn đề này, nên quay trở lại câu hỏi: Những ai bơm tiền cho điện than Việt Nam?
Theo báo cáo “Phát triển nhiệt điện than ở Việt Nam: Góc nhìn tài chính” của GreenID (2017), để có được công suất hơn 13.000 MW điện than như hiện nay, Việt Nam đã huy động 39,789 tỷ USD vốn đầu tư. Ước tính Việt Nam cần huy động thêm 46 tỷ USD nữa để hoàn thành kế hoạch phát triển nhiệt điện than tới năm 2030.
Trong gần 40 tỷ USD đã huy động, nguồn vốn trong nước chiếm 17%, khoảng 6,6 tỷ USD (gồm vốn của chủ đầu tư trong nước và vốn vay từ các ngân hàng trong nước); vốn nước ngoài chiếm 52%, khoảng 21 tỷ USD (gồm vốn của chủ đầu tư nước ngoài và vốn vay từ các ngân hàng nước ngoài) và 31% nguồn tiền được huy động từ các nguồn không xác định được.
Cụ thể, đối với nguồn tài chính trong nước, có 4,1 tỷ USD là vốn của chủ đầu tư và 2,5 tỷ USD là vốn vay từ các ngân hàng trong nước. 2,5 tỷ USD này cụ thể đến từ 9 ngân hàng, trong đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) dẫn đầu với 1,075 tỷ USD ; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) 705 triệu USD; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 374 triệu USD; Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 126 triệu USD; LienVietPostBank (117 triệu USD). Ngoài ra là các tên khác trong danh sách như Eximbank, Agribank, Maritime Bank, BaoViet Insurance cũng cung nhiều triệu USD vào các dự án nhiệt điện than.
Tỷ lệ góp vốn tài chính trong nước theo loại ngân hàng: 92% tổng vốn cấp từ các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, 8% vốn thuộc tư nhân.
Đối với nguồn tài chính nước ngoài, báo cáo cho biết, có 23 tổ chức tài chính nước ngoài cấp vốn cho nhiệt điện than ở Việt Nam, được phân loại thành ba nhóm chính, gồm cơ quan tín dụng xuất khẩu, ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính hỗ trợ phát triển.
Trong đó, nhóm cơ quan tín dụng xuất khẩu chiếm một nửa trong tổng nguồn tài chính từ tất cả các tổ chức, 51%, tương ứng 8,3 tỷ USD, với sự tham gia của 5 tổ chức, đứng đầu là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc với 4,048 tỷ USD vốn đầu tư.
Nhóm ngân hàng thương mại chiếm 32% với hơn 5 tỷ USD – số vốn đến từ 16 ngân hàng, trong đó có 5 ngân hàng Trung Quốc, 5 ngân hàng Nhật Bản và 6 ngân hàng đến từ các quốc gia khác (Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Italy và Singapore). Đứng đầu tiếp tục là 4 ngân hàng Trung Quốc, như Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (1,573 tỷ USD), Ngân hàng Công thương Trung Quốc (1,08 tỷ USD), Ngân hàng Trung Quốc (787 triệu USD), Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (783 triệu USD).
“Tổng vốn cho vay của 4 ngân hàng này chiếm tới hơn 80% hỗ trợ tài chính của nhóm ngân hàng thương mại và bằng 25% tổng nguồn vốn cho vay bởi tất cả các tổ chức tài chính nước ngoài”, báo cáo của GreenID cho hay.
Còn nhóm tổ chức tài chính hỗ trợ phát triển chiếm 17% (hơn 2,7 tỷ USD), cơ sở dữ liệu xác định được 2 tổ chức là Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cung cấp 1,8 tỷ USD và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cung cấp 0,9 tỷ USD.
Phân loại nguồn tài chính theo quốc gia, có 8 quốc gia và 1 ngân hàng phát triển đa phương tham gia cung cấp tài chính cho nhiệt điện than cho Việt Nam trong thời gian qua. Trong tổng hơn 16,5 triệu USD, Trung Quốc là quốc gia cung cấp tài chính lớn nhất (50%), tiếp đến là Nhật Bản (23%), Hàn Quốc (18%), tổ chức đa phương (ADB) (6%)…
Như vậy có thể thấy việc phát triển nhiệt điện than ở Việt Nam thời gian qua phụ thuộc phần lớn vào vốn vay nước ngoài, trong đó Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu.
Câu hỏi đặt ra là tại sao những quốc gia này lại cung cấp tài chính cho phát triển điện than ở Việt Nam. Trích dẫn báo cáo quốc tế, GreenID nhận định động cơ cấp vốn của Nhật Bản và Hàn Quốc là nhằm xuất khẩu các hợp đồng thiết kế, mua sắm thiết bị và xây dựng, do nhà thầu các quốc gia này thực hiện. Đối với Trung Quốc, mục tiêu không chỉ dừng lại đó.
“Khác với Nhật Bản và Hàn Quốc, Trung Quốc có động lực mạnh mẽ hơn để xuất khẩu các thiết bị nhiệt điện than sang các nước khác. Đó là do tình trạng dư thừa công suất nhiệt điện than trong nước của Trung Quốc“, GreenID dẫn báo cáo “Slowing the Growth of Coal Power Outside China: The Role of Chinese Finance” (Climate Policy Innitiative, tháng 11/2015) cho hay. Báo cáo này chỉ ra ba động lực chính của Trung Quốc trong hoạt động cấp vốn vay cho các dự án nhiệt điện than ở nước ngoài.
Hỗ trợ để nền công nghiệp cung ứng cho nhiệt điện than của Trung Quốc tiếp tục hoạt động trong bối cảnh trong nước đã bão hòa, đó là động lực thứ nhất. Thứ hai là cung cấp vốn vay cho các dự án điện than nước ngoài còn mở đường đầu tư cho Trung Quốc trong các dự án cơ sở hạ tầng và nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên về Trung Quốc. Thứ ba là nhằm tăng cường các mối quan hệ và vị thế kinh tế và chính trị của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới.
Theo Climate Policy Innitiative, trong thập kỷ qua, phần lớn đầu tư của Trung Quốc cho lĩnh vực điện than ở nước ngoài tập trung vào khu vực Nam và Đông Nam Á với ba quốc gia Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Tại Việt Nam, các nhà thầu Trung Quốc đã vượt Nhật Bản và Hàn Quốc trở thành tổng thầu của 60% dự án nhiệt điện trong giai đoạn 2003 – 2011.
Môi trường
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Đáng chú ý, trong gần 40 tỷ USD đã huy động cho các dự án nhiệt điện than, phần lớn là vốn vay quốc tế, trong đó Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu.
Những cái chết sớm
Tháng 9/2015, tại hội thảo “Than – Nhiệt điện than: Những điều chưa biết” do Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID – thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) tổ chức, nhóm nghiên cứu Đại học Harvard dẫn báo cáo cả khu vực Đông Nam Á và Việt Nam cho biết qua thống kê các loại bệnh liên quan đến ô nhiễm, số người chết yểu liên quan đến nhiệt điện than ở Việt Nam là 4.300 người mỗi năm. Nếu các dự án nhiệt điện than đang trong quy hoạch đều được đưa vào vận hành thì con số này sẽ có thể tăng lên đến 25.000 người mỗi năm.Công bố trên có ý nghĩa gì? Tỷ trọng nhiệt điện than như hiện tại đang được đánh đổi bằng số người chết sớm 4.300 người/năm. Và khi tất cả các dự án nhiệt điện than trong quy hoạch được đưa vào vận hành, dự báo số nhân mạng Việt Nam đánh đổi có thể lên tới 25.000 người/năm.
Đầu tháng 6/2018, qua kết quả nghiên cứu các kịch bản phát triển nguồn điện tại Việt Nam, GreenID kiến nghị Chính phủ nên cắt 30 GW điện than, tương đương với việc đưa 25 nhà máy điện than ra khỏi Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Đây được coi là phương án an toàn nhất và chấp nhận được để đáp ứng nhu cầu năng lượng tương lai của Việt Nam, đáp ứng mục tiêu của Thỏa thuận Paris.
GreenID đề xuất đến năm 2030, tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo từ khoảng 21% lên khoảng 30%; tăng tỷ trọng nhiệt điện khí từ khoảng 14,7% lên khoảng 22,8%; và giảm tỷ trọng của nhiệt điện than từ khoảng 42,6% xuống còn khoảng 24,4%. Phương án này có thể giúp Việt Nam tránh được 7.600 ca tử vong sớm hàng năm vào năm 2030 so với quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016.
Bằng cách giảm tỷ trọng nhiệt điện than, thay thế bằng nguồn năng lượng tái tạo, theo GreenID, điều này không chỉ không gây nên cái chết của hàng nghìn người, mà còn giúp tăng cường an ninh năng lượng (thông qua giảm tỷ lệ nhập khẩu nhiên liệu xuống còn 27% so với 62% theo quy hoạch hiện tại), tiết kiệm 60 tỷ USD vốn đầu tư cho những dự án nhiệt điện than cắt giảm và tránh phải đốt khoảng 70 triệu tấn than (tương đương 7 tỷ USD) nhiên liệu nhập khẩu (gây ô nhiễm chung đối với môi trường thế giới).
Tháng 5/2016, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim nhấn mạnh quyết định xây dựng 40 GW điện than trên toàn quốc của Việt Nam sẽ là một “thảm hoạ” cho Trái đất.
Nhiệt điện than liệu có rẻ?
Ngày 18/3/2016, Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điện VII điều chỉnh (Quyết định 428/QĐ-TTg) do Bộ Công thương lập, xác định nhiệt điện than là nguồn cung cấp điện chính của quốc gia. Năm 2010, tỷ trọng nhiệt điện than mới chỉ chiếm 17,6% cơ cấu điện quốc gia, đến cuối năm 2015 đã tăng lên 38,4% (tổng công suất hơn 3.000 MW). Dự kiến đến năm 2030, con số này sẽ tăng lên đến 42,6% (tổng công suất 55.300 MW). Trong vòng 15 năm, tổng công suất nhiệt điện than sẽ tăng gấp 18,4 lần. Tỷ trọng năng lượng tái tạo được quy hoạch chỉ chiếm 21% (gồm: thủy điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối), tổng công suất 27.000 MWCó ý kiến cho rằng xu hướng chung, các nước đều dùng nhiệt điện than để đáp ứng nhu cầu điện năng do giá thành nhiệt điện than rẻ hơn, chỉ sau thủy điện, trung bình khoảng 7 cent/kWh.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của GreenID, hiện tại giá nhiệt điện than rẻ hơn năng lượng tái tạo do chưa bao gồm chi phí ngoại biên (chi phí môi trường, xã hội, sức khỏe).
Theo Nguyễn Quốc Khánh (GreenID, 2017), nếu xem xét chi phí này thì ngay tại thời điểm nghiên cứu năm 2017, tất cả các công nghệ năng lượng tái tạo đều trở nên cạnh tranh hơn về chi phí so với các công nghệ nhiệt điện than.
639 triệu USD là thiệt hại về chi phí y tế khi 70 nhà máy nhiệt điện than cùng hoạt động vào năm 2030, theo công bố của GreenID vào tháng 9/2015.
Thực tế, đây là chi phí mà người dân và chính phủ đang và sẽ phải gánh chịu, thay vì là nhà đầu tư.
Theo TS Nguyễn Đức Thắng, chuyên gia từng làm tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đây là giá trị sinh thái cần tính vào chi phí sản xuất để đưa ra giá trị thật của sản phẩm. Ví dụ, năm 2016, Hà Nội trung bình xả thải 0,9 – 1,1 triệu m3/ngày vào môi trường. Để làm sạch lượng nước này trở về ngang với chất lượng nước của hồ Hòa Bình thì tổng chi phí cần khoảng 7.000 đồng x 1,0 triệu m3 x 365 = 2.555 tỷ đồng/năm. Đây chính là giá trị quy ra tiền phải trả để hoàn lại giá trị sinh thái của môi trường.
Nếu giá trị sinh thái này không được tính để hoàn trả thì việc tiêu dùng đang “ăn” vào hệ sinh thái. Hệ quả là số người chết vì ô nhiễm môi trường, chi phí y tế, bất ổn xã hội, tất cả cùng tăng. Về lâu dài, thiên nhiên, điều kiện sống trên lãnh thổ quốc gia bị hủy hoại. Khi cả đất, nước, không khí bị ô nhiễm, sẽ sớm biến các khu vực trở thành vùng đất chết, người dân lưu tán, không kế sinh nhai.
Vì sao vẫn quyết làm nhiệt điện than?
Theo Báo cáo được xuất bản năm 2016, Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) đã tiến hành nghiên cứu về lộ trình phát triển để Việt Nam có thể đạt 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050.Báo cáo “Quy hoạch năng lượng Việt Nam” năm 2016 của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) đưa ra thảo luận về các giải pháp đáp ứng nhu cầu năng lượng tương lai của Việt Nam; trong đó có thúc đẩy đầu tư vào sản xuất năng lượng và thực hiện các cam kết và nghĩa vụ về biến đổi khí hậu (BĐKH).
Qua đó, VBF kiến nghị cần chú trọng hơn vào các nguồn năng lượng sạch trong nước như: năng lượng tái tạo bao gồm sinh khối, gió và mặt trời; sử dụng năng lượng hiệu quả bền vững; và tăng tỷ lệ của khí thiên nhiên ngoài khơi Việt Nam vì giải pháp này giúp giảm tác động môi trường và nhu cầu nhập khẩu than.
Thực tế, cuối năm 2015, Chính phủ đã ban hành Chiến lược Phát triển Năng lượng Tái tạo (REDS) đặt ra các mục tiêu tham vọng về năng lượng tái tạo nhằm nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 44% trong tổng mức tiêu thụ năng lượng sơ cấp vào năm 2050 (Quyết định số 2068/QĐ-TTg Ngày 25/11/2015).
Tiền đề để phát triển năng lượng tái tạo nhất định không phải việc dồn nguồn lực vào phát triển điện năng với tỷ trọng áp đảo của nhiệt điện than theo quy hoạch hiện tại. Vấn nạn ô nhiễm môi trường là vấn đề đã được nhiều nhà chuyên môn cảnh báo. Thực trạng tử vong, biểu tình phản đối của người dân không còn chỉ giới hạn trong một đoạn thời gian, một vài dự án.
Vậy vì sao một bản quy hoạch với tỷ trọng điện than chiếm tới 42,6% tổng công suất lắp đặt vào năm 2030, 40 nhà máy nhiện điện than được dự kiến xây dựng mới vẫn được thông qua và đang tiến hành?
Để trả lời vấn đề này, nên quay trở lại câu hỏi: Những ai bơm tiền cho điện than Việt Nam?
Theo báo cáo “Phát triển nhiệt điện than ở Việt Nam: Góc nhìn tài chính” của GreenID (2017), để có được công suất hơn 13.000 MW điện than như hiện nay, Việt Nam đã huy động 39,789 tỷ USD vốn đầu tư. Ước tính Việt Nam cần huy động thêm 46 tỷ USD nữa để hoàn thành kế hoạch phát triển nhiệt điện than tới năm 2030.
Trong gần 40 tỷ USD đã huy động, nguồn vốn trong nước chiếm 17%, khoảng 6,6 tỷ USD (gồm vốn của chủ đầu tư trong nước và vốn vay từ các ngân hàng trong nước); vốn nước ngoài chiếm 52%, khoảng 21 tỷ USD (gồm vốn của chủ đầu tư nước ngoài và vốn vay từ các ngân hàng nước ngoài) và 31% nguồn tiền được huy động từ các nguồn không xác định được.
Cụ thể, đối với nguồn tài chính trong nước, có 4,1 tỷ USD là vốn của chủ đầu tư và 2,5 tỷ USD là vốn vay từ các ngân hàng trong nước. 2,5 tỷ USD này cụ thể đến từ 9 ngân hàng, trong đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) dẫn đầu với 1,075 tỷ USD ; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) 705 triệu USD; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 374 triệu USD; Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 126 triệu USD; LienVietPostBank (117 triệu USD). Ngoài ra là các tên khác trong danh sách như Eximbank, Agribank, Maritime Bank, BaoViet Insurance cũng cung nhiều triệu USD vào các dự án nhiệt điện than.
Tỷ lệ góp vốn tài chính trong nước theo loại ngân hàng: 92% tổng vốn cấp từ các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, 8% vốn thuộc tư nhân.
Đối với nguồn tài chính nước ngoài, báo cáo cho biết, có 23 tổ chức tài chính nước ngoài cấp vốn cho nhiệt điện than ở Việt Nam, được phân loại thành ba nhóm chính, gồm cơ quan tín dụng xuất khẩu, ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính hỗ trợ phát triển.
Trong đó, nhóm cơ quan tín dụng xuất khẩu chiếm một nửa trong tổng nguồn tài chính từ tất cả các tổ chức, 51%, tương ứng 8,3 tỷ USD, với sự tham gia của 5 tổ chức, đứng đầu là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc với 4,048 tỷ USD vốn đầu tư.
Nhóm ngân hàng thương mại chiếm 32% với hơn 5 tỷ USD – số vốn đến từ 16 ngân hàng, trong đó có 5 ngân hàng Trung Quốc, 5 ngân hàng Nhật Bản và 6 ngân hàng đến từ các quốc gia khác (Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Italy và Singapore). Đứng đầu tiếp tục là 4 ngân hàng Trung Quốc, như Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (1,573 tỷ USD), Ngân hàng Công thương Trung Quốc (1,08 tỷ USD), Ngân hàng Trung Quốc (787 triệu USD), Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (783 triệu USD).
“Tổng vốn cho vay của 4 ngân hàng này chiếm tới hơn 80% hỗ trợ tài chính của nhóm ngân hàng thương mại và bằng 25% tổng nguồn vốn cho vay bởi tất cả các tổ chức tài chính nước ngoài”, báo cáo của GreenID cho hay.
Còn nhóm tổ chức tài chính hỗ trợ phát triển chiếm 17% (hơn 2,7 tỷ USD), cơ sở dữ liệu xác định được 2 tổ chức là Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cung cấp 1,8 tỷ USD và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cung cấp 0,9 tỷ USD.
Phân loại nguồn tài chính theo quốc gia, có 8 quốc gia và 1 ngân hàng phát triển đa phương tham gia cung cấp tài chính cho nhiệt điện than cho Việt Nam trong thời gian qua. Trong tổng hơn 16,5 triệu USD, Trung Quốc là quốc gia cung cấp tài chính lớn nhất (50%), tiếp đến là Nhật Bản (23%), Hàn Quốc (18%), tổ chức đa phương (ADB) (6%)…
Như vậy có thể thấy việc phát triển nhiệt điện than ở Việt Nam thời gian qua phụ thuộc phần lớn vào vốn vay nước ngoài, trong đó Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu.
Câu hỏi đặt ra là tại sao những quốc gia này lại cung cấp tài chính cho phát triển điện than ở Việt Nam. Trích dẫn báo cáo quốc tế, GreenID nhận định động cơ cấp vốn của Nhật Bản và Hàn Quốc là nhằm xuất khẩu các hợp đồng thiết kế, mua sắm thiết bị và xây dựng, do nhà thầu các quốc gia này thực hiện. Đối với Trung Quốc, mục tiêu không chỉ dừng lại đó.
“Khác với Nhật Bản và Hàn Quốc, Trung Quốc có động lực mạnh mẽ hơn để xuất khẩu các thiết bị nhiệt điện than sang các nước khác. Đó là do tình trạng dư thừa công suất nhiệt điện than trong nước của Trung Quốc“, GreenID dẫn báo cáo “Slowing the Growth of Coal Power Outside China: The Role of Chinese Finance” (Climate Policy Innitiative, tháng 11/2015) cho hay. Báo cáo này chỉ ra ba động lực chính của Trung Quốc trong hoạt động cấp vốn vay cho các dự án nhiệt điện than ở nước ngoài.
Hỗ trợ để nền công nghiệp cung ứng cho nhiệt điện than của Trung Quốc tiếp tục hoạt động trong bối cảnh trong nước đã bão hòa, đó là động lực thứ nhất. Thứ hai là cung cấp vốn vay cho các dự án điện than nước ngoài còn mở đường đầu tư cho Trung Quốc trong các dự án cơ sở hạ tầng và nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên về Trung Quốc. Thứ ba là nhằm tăng cường các mối quan hệ và vị thế kinh tế và chính trị của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới.
Theo Climate Policy Innitiative, trong thập kỷ qua, phần lớn đầu tư của Trung Quốc cho lĩnh vực điện than ở nước ngoài tập trung vào khu vực Nam và Đông Nam Á với ba quốc gia Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Tại Việt Nam, các nhà thầu Trung Quốc đã vượt Nhật Bản và Hàn Quốc trở thành tổng thầu của 60% dự án nhiệt điện trong giai đoạn 2003 – 2011.
Tương lai vẫn phủ trùm bóng Trung Quốc
Sueli Maria (obscured) holds her seven-day-old daughter Milena, who has microcephaly, at a hospital in Recife, Brazil, January 28, 2016. Health authorities in the Brazilian state at the center of a rapidly spreading Zika outbreak have been overwhelmed by the alarming surge in cases of babies born with microcephaly, a neurological disorder associated with the mosquito-borne virus. REUTERS/Ueslei Marcelino
Hiện tại Việt Nam có hơn 40 dự án điện than đang vận hành và xây dựng, trong đó một nửa số dự án thuộc sở hữu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Bên cạnh EVN, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) nắm 17% số dự án và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nắm 10% là hai tập đoàn chiếm thị phần lớn trong sản xuất điện. Các công ty sản xuất điện độc lập và công ty đầu tư nước ngoài theo hợp đồng xây dựng – vận hành – chuyển giao (BOT) sở hữu số lượng dự án không đáng kể, lần lượt chiếm 13% và 10%.
Tuy nhiên, đối với các dự án đang trong giai đoạn quy hoạch, vai trò của các nhà đầu tư trong nước như EVN, TKV và PVN giảm xuống rõ rệt, lần lượt là 10%, 10%, 5%. 60% là tỷ lệ số dự án dự kiến dành cho các chủ đầu nước ngoài đầu tư theo hình thức BOT.
Hình thức đầu tư BOT được cho là sẽ giúp giảm áp lực về vấn đề vay nợ nước ngoài khi những chủ đầu tư này sẽ tự huy động nguồn tài chính để phát triển dự án, vận hành kinh doanh và sau đó chuyển giao lại cho Việt Nam sau khi hết thời hạn vận hành ký trong hợp đồng BOT. Tuy nhiên, hình thức đầu tư này cũng đặt ra thách thức về quản lý hoạt động của chủ đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, kéo theo là hệ lụy bất ổn về chính trị và xã hội, thậm chí vướng bẫy xác lập vị thế ảnh hưởng của quốc gia như đã chỉ ra trong phần động lực đầu tư.
Mới đây, trong văn bản báo cáo phương án hợp tác đầu tư một số dự án nhà máy nhiệt điện, Bộ Công thương đã kiến nghị Thủ tướng giao liên danh đầu tư Tập đoàn Geleximco – Công ty TNHH Hong Kong United (HUI) thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 (Nghệ An), thay TKV, dù biết rõ 80% tổng mức đầu tư dự án sẽ được huy động từ tổ hợp các ngân hàng do Ngân hàng Phát triển nhà nước Trung Quốc đứng đầu.
Không chỉ một dự án Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 (Nghệ An), 4 dự án nhiệt điện khác cũng đã được liên danh Geleximco – HUI gửi văn bản tới Thủ tướng xin đầu tư góp vốn với tổng công suất của cả 5 dự án lên tới 7.200 MW. Không chỉ TKV, EVN cũng đứng trước nguy cơ bị Geleximco – HUI đẩy ra khỏi vai trò chủ đầu tư dự án nhiệt điện than.
Sự xuất hiện của đối tác HUI (đứng sau là tập đoàn Năng lượng mới Kaidi Dương Quang (Trung Quốc), cùng các dòng vốn vay với điều kiện dễ dàng đổ vào các dự án nhiệt điện trị giá hàng tỷ USD đang tiếp tục củng cố cho chiến lược phát triển nhiệt điện than đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tổng mức đầu tư cho tất cả các nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam là gần 90 tỷ USD. Hiện Việt Nam đã huy động được một nửa số vốn đầu tư trong thời gian qua. Con số 4.300 người chết/năm là số nhân mạng đánh đổi cho nền công nghiệp nhiệt điện than hiện tại. Khi Việt Nam huy động thêm hơn 46 tỷ USD nữa để hoàn thành kế hoạch phát triển nhiệt điện than từ nay tới năm 2030, con số này sẽ tăng lên gấp gần 6 lần, 25.000 người/năm. Gần 90 tỷ USD vốn nợ, cùng hàng nghìn người thiệt mạng mỗi năm và nguy cơ xâm nhập, can thiệp sâu của chính quyền Trung Quốc vào đời sống kinh tế, xã hội, chính trị Việt Nam, là những điều đang dần hiện hữu, theo bản Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
(Theo TTVN)
No comments:
Post a Comment