Những sai phạm mang tính hệ thống, có tổ chức tại Trường Cán bộ Quản lý giáo dục TP.HCM, đơn vị trực thuộc Bộ GD-ĐT (số 7, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TP.HCM ) như: Lập hồ sơ khống để chiếm đoạt toàn bộ 600 triệu đồng tiền ngân sách Bộ GD-ĐT cấp năm 2017; chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng từ việc thanh lý và mua sắm bàn ghế; lập Trung tâm đào tạo và tư vấn giáo dục để trục lợi tài chính… được cán bộ, viên chức, người lao động tại trường này tố cáo với Báo Người Tiêu Dùng.
Ông Hà Thanh Việt (ngồi) tại một hội thảo.
Hiệu trưởng lập hồ sơ khống chiếm tiền trăm triệu?
Sau khi được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ bổ nhiệm giữ chức vụ hiệu trưởng tại trường, dù chỉ điều hành thời gian ngắn nhưng ông Hà Thanh Việt đã khiến nhiều cán bộ, viên chức bức xức do nhiều biểu hiện lạm quyền, trù dập. Tháng 8/2018 một đơn phản ánh giấu tên được cho là của cán bộ, viên chức nhà trường đã vạch rõ những dấu hiệu vi phạm pháp luật của ông Việt, gửi đến cơ quan chức năng các cấp. Trước sự việc phức tạp, Ủy ban kiểm tra của Đảng ủy khối Đại học, cao đẳng TP.HCM đã chính thức xem xét và gửi phiếu chuyển đến Ban thường vụ Đảng ủy Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM, đồng thời đề nghị đơn vị này tiến hành xem xét, chỉ đạo giải quyết theo quy định và nêu rõ những vấn đề liên quan đến ông Việt. Ngày 24/9, Ủy ban kiểm tra của đơn vị đã họp và lập biên bản giải trình nhưng ông Hà Thanh Việt đã “chối bay” mọi cáo buộc. Tuy nhiên đến ngày 25/9, Đảng ủy trường này lại tiếp tục nhận được đơn tố cáo sai phạm của ông Việt, kèm theo nhiều chứng từ liên quan.
Kế hoạch, quyết định do ông Việt ký cùng tờ trình về việc thanh lý…
Mới đây nhất, nhiều giáo viên đã trưng ra bằng chứng tố cáo ông Hà Thanh Việt lập khống hồ sơ để chiếm đoạt tiền ngân sách. Theo đó, năm 2017 ông lập tờ trình xin kinh phí 600 triệu đồng để xây dựng chương trình bồi dưỡng: “Nâng cao năng lực quản lý tài chính, tài sản trong giáo dục”. Tuy nhiên, ông Đỗ Văn Định, người đang kiện ông Việt ra tòa vì đuổi người trái quy định cho biết: “Ông Việt không hề triển khai xây dựng công trình như đã cam kết mà chỉ đạo cấp dưới lập khống, ký khống chứng từ tài chính để quyết toán 600 triệu đồng với Bộ GD-ĐT nhằm tham ô ngân sách”.
Thậm chí, ông Việt còn cho lập khống hồ sơ khảo sát tại 10 tỉnh phía Nam cho 5 người là Phan Minh Phụng, Vũ Đình Bảy, Phạm Bích Thủy, Lê Thị Thanh Loan, Phạm Đào Tiên. Trên thực tế những người này không hề đi khảo sát trong thời gian và địa điểm nêu trong chứng từ. Cụ thể, trong đơn tố cáo gửi đến Đảng ủy trường cũng cho rằng thời gian đi khảo sát từ 10/10/2017 đến 28/11/2017 với số tiền trên 326 triệu đồng cho 5 người trên (gồm chi phí thu thập thông tin 246,5 triệu đồng, thù lao công tác phí 80 triệu đồng) thật ra là những chứng từ khống – ông Định cho biết thêm.
Sự việc này đã được chúng tôi xác minh với 5 người nêu trên và được biết phản ánh của ông Định là đúng. Hơn nữa, một trong 5 người này còn nêu ra sự việc “động trời” như: “Hồ sơ tài chính của chương trình đã được ông Việt chia làm 2 giai đoạn là rút tiền từ kho bạc quận 1 và quyết toán tài chính với Bộ GD-ĐT (ngày 13/9/2018). Tuy nhiên, theo xác minh thì hồ sơ vẫn còn nhiều sai sót, được Tổ quyết toán của bộ nhắc nhở chỉ ra. Thậm chí, ông Việt còn ép một Phó Hiệu trưởng ký khống phiếu thu thập thông tin 10 tỉnh cuối năm 2017 là 49,3 triệu đồng; hợp đồng viết 3 chuyên đề là 36 triệu đồng; thù lao công tác phí thu thập thông tin 16 triệu đồng”.
Sai phạm chồng sai phạm?
Theo tố cáo liên quan đến sai phạm của ông Việt, giáo viên trường này cũng chỉ ra trong quá trình điều hành, ông này đã ép cấp dưới ký khống hợp đồng viết 14 chuyên đề cho 5 người nêu trên. Trong đó, bà Thủy viết 5 chuyên đề (60 triệu đồng), ông Bảy viết 4 chuyên đề (48 triệu đồng), ông Phụng viết 3 chuyên đề (36 triệu đồng), bà Loan 2 chuyên đề (24 triệu đồng). Ông Việt ép những người trên ký đã nhận tiền vào cuối tháng 12/2017 (tổng số tiền là 168 triệu đồng) nhưng thực tế thì… ký rồi nhưng tiền chẳng thấy đâu. Để có chương trình tài liệu hoàn chỉnh phục vụ báo cáo quyết toán, ông đã cho người mời một chuyên gia tài chính viết toàn bộ chương trình, tài liệu bồi dưỡng với chi phí 39,8 triệu đồng, số tiền còn lại được… ông đút túi riêng. Điều bất hợp lý rất dễ nhận ra ở vấn đề thời gian do tổ chức lớp bồi dưỡng từ năm 2017, nhưng đến tháng 2/2018 mới tiến hành nghiệm thu chương trình.
Cũng theo tố cáo của ông Định và một số cán bộ tại trường này, vào năm 2017 Trường Cán bộ quản lý giáo dục được Bộ GD-ĐT phê duyệt danh mục, dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu mua sắm trang thiết bị. Trong vấn đề này, ông Việt tiếp tục bị “tố” ăn tiền hàng trăm triệu đồng bằng cách “hô biến” bàn và ghế cũ (số lượng hàng trăm cái) có niên đại từ năm 1997 để “hóa kiếp” thành bàn ghế khác và mua với giá như bàn ghế mới. Việc này, được ông Định chứng minh qua đơn tố cáo rằng, số bàn ghế kia được thanh lý với giá 10.000 đồng/cái. Sau khi được sơn phết, thay mặt bàn, ghế thì số lượng trên được mua lại với giá 2,96 triệu đồng/bàn và 330.000 đồng/ghế. Nếu sự thật đúng như vậy, ông Việt đã “ẵm” số tiền không hề nhỏ.
Câu hỏi đặt ra, tại sao đối với một trường thuộc Bộ GD-ĐT quản lý lại liên tục xảy ra những tố cáo có cơ sở về một hiệu trưởng lạm quyền, có dấu hiệu trục lợi ngân sách nhưng người đứng đầu Bộ GD-ĐT lại làm ngơ, hay buông lỏng quản lý nên không không xử lý? Báo Người Tiêu Dùng tiếp tục vạch rõ đường dây “trục lợi” này…
Tập thể cán bộ, giảng viên tại Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM.
Nguồn https://www.nguoitieudung.com.vn/sai-pham-dong-troi-tai-truong-can-bo-quan-ly-giao-duc-tphcm-d71339.html
Giáo dục
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Ông Hà Thanh Việt (ngồi) tại một hội thảo.
Hiệu trưởng lập hồ sơ khống chiếm tiền trăm triệu?
Sau khi được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ bổ nhiệm giữ chức vụ hiệu trưởng tại trường, dù chỉ điều hành thời gian ngắn nhưng ông Hà Thanh Việt đã khiến nhiều cán bộ, viên chức bức xức do nhiều biểu hiện lạm quyền, trù dập. Tháng 8/2018 một đơn phản ánh giấu tên được cho là của cán bộ, viên chức nhà trường đã vạch rõ những dấu hiệu vi phạm pháp luật của ông Việt, gửi đến cơ quan chức năng các cấp. Trước sự việc phức tạp, Ủy ban kiểm tra của Đảng ủy khối Đại học, cao đẳng TP.HCM đã chính thức xem xét và gửi phiếu chuyển đến Ban thường vụ Đảng ủy Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM, đồng thời đề nghị đơn vị này tiến hành xem xét, chỉ đạo giải quyết theo quy định và nêu rõ những vấn đề liên quan đến ông Việt. Ngày 24/9, Ủy ban kiểm tra của đơn vị đã họp và lập biên bản giải trình nhưng ông Hà Thanh Việt đã “chối bay” mọi cáo buộc. Tuy nhiên đến ngày 25/9, Đảng ủy trường này lại tiếp tục nhận được đơn tố cáo sai phạm của ông Việt, kèm theo nhiều chứng từ liên quan.
Kế hoạch, quyết định do ông Việt ký cùng tờ trình về việc thanh lý…
Mới đây nhất, nhiều giáo viên đã trưng ra bằng chứng tố cáo ông Hà Thanh Việt lập khống hồ sơ để chiếm đoạt tiền ngân sách. Theo đó, năm 2017 ông lập tờ trình xin kinh phí 600 triệu đồng để xây dựng chương trình bồi dưỡng: “Nâng cao năng lực quản lý tài chính, tài sản trong giáo dục”. Tuy nhiên, ông Đỗ Văn Định, người đang kiện ông Việt ra tòa vì đuổi người trái quy định cho biết: “Ông Việt không hề triển khai xây dựng công trình như đã cam kết mà chỉ đạo cấp dưới lập khống, ký khống chứng từ tài chính để quyết toán 600 triệu đồng với Bộ GD-ĐT nhằm tham ô ngân sách”.
Thậm chí, ông Việt còn cho lập khống hồ sơ khảo sát tại 10 tỉnh phía Nam cho 5 người là Phan Minh Phụng, Vũ Đình Bảy, Phạm Bích Thủy, Lê Thị Thanh Loan, Phạm Đào Tiên. Trên thực tế những người này không hề đi khảo sát trong thời gian và địa điểm nêu trong chứng từ. Cụ thể, trong đơn tố cáo gửi đến Đảng ủy trường cũng cho rằng thời gian đi khảo sát từ 10/10/2017 đến 28/11/2017 với số tiền trên 326 triệu đồng cho 5 người trên (gồm chi phí thu thập thông tin 246,5 triệu đồng, thù lao công tác phí 80 triệu đồng) thật ra là những chứng từ khống – ông Định cho biết thêm.
Sự việc này đã được chúng tôi xác minh với 5 người nêu trên và được biết phản ánh của ông Định là đúng. Hơn nữa, một trong 5 người này còn nêu ra sự việc “động trời” như: “Hồ sơ tài chính của chương trình đã được ông Việt chia làm 2 giai đoạn là rút tiền từ kho bạc quận 1 và quyết toán tài chính với Bộ GD-ĐT (ngày 13/9/2018). Tuy nhiên, theo xác minh thì hồ sơ vẫn còn nhiều sai sót, được Tổ quyết toán của bộ nhắc nhở chỉ ra. Thậm chí, ông Việt còn ép một Phó Hiệu trưởng ký khống phiếu thu thập thông tin 10 tỉnh cuối năm 2017 là 49,3 triệu đồng; hợp đồng viết 3 chuyên đề là 36 triệu đồng; thù lao công tác phí thu thập thông tin 16 triệu đồng”.
Sai phạm chồng sai phạm?
Theo tố cáo liên quan đến sai phạm của ông Việt, giáo viên trường này cũng chỉ ra trong quá trình điều hành, ông này đã ép cấp dưới ký khống hợp đồng viết 14 chuyên đề cho 5 người nêu trên. Trong đó, bà Thủy viết 5 chuyên đề (60 triệu đồng), ông Bảy viết 4 chuyên đề (48 triệu đồng), ông Phụng viết 3 chuyên đề (36 triệu đồng), bà Loan 2 chuyên đề (24 triệu đồng). Ông Việt ép những người trên ký đã nhận tiền vào cuối tháng 12/2017 (tổng số tiền là 168 triệu đồng) nhưng thực tế thì… ký rồi nhưng tiền chẳng thấy đâu. Để có chương trình tài liệu hoàn chỉnh phục vụ báo cáo quyết toán, ông đã cho người mời một chuyên gia tài chính viết toàn bộ chương trình, tài liệu bồi dưỡng với chi phí 39,8 triệu đồng, số tiền còn lại được… ông đút túi riêng. Điều bất hợp lý rất dễ nhận ra ở vấn đề thời gian do tổ chức lớp bồi dưỡng từ năm 2017, nhưng đến tháng 2/2018 mới tiến hành nghiệm thu chương trình.
Cũng theo tố cáo của ông Định và một số cán bộ tại trường này, vào năm 2017 Trường Cán bộ quản lý giáo dục được Bộ GD-ĐT phê duyệt danh mục, dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu mua sắm trang thiết bị. Trong vấn đề này, ông Việt tiếp tục bị “tố” ăn tiền hàng trăm triệu đồng bằng cách “hô biến” bàn và ghế cũ (số lượng hàng trăm cái) có niên đại từ năm 1997 để “hóa kiếp” thành bàn ghế khác và mua với giá như bàn ghế mới. Việc này, được ông Định chứng minh qua đơn tố cáo rằng, số bàn ghế kia được thanh lý với giá 10.000 đồng/cái. Sau khi được sơn phết, thay mặt bàn, ghế thì số lượng trên được mua lại với giá 2,96 triệu đồng/bàn và 330.000 đồng/ghế. Nếu sự thật đúng như vậy, ông Việt đã “ẵm” số tiền không hề nhỏ.
Câu hỏi đặt ra, tại sao đối với một trường thuộc Bộ GD-ĐT quản lý lại liên tục xảy ra những tố cáo có cơ sở về một hiệu trưởng lạm quyền, có dấu hiệu trục lợi ngân sách nhưng người đứng đầu Bộ GD-ĐT lại làm ngơ, hay buông lỏng quản lý nên không không xử lý? Báo Người Tiêu Dùng tiếp tục vạch rõ đường dây “trục lợi” này…
Tập thể cán bộ, giảng viên tại Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM.
Nguồn https://www.nguoitieudung.com.vn/sai-pham-dong-troi-tai-truong-can-bo-quan-ly-giao-duc-tphcm-d71339.html
No comments:
Post a Comment