Ông Võ Huy Cường, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) mới đây vừa cho biết, dự kiến cuối tháng 12 năm nay sân bay quốc tế Vân Đồn sẽ chính thức hoàn thành, đưa vào khai thác. Chưa thể đoán trước được hiệu quả của sân bay Vân Đồn sẽ ở mức nào, nhưng trước mắt, sân bay này đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận; trở thành niềm tự hào của người dân Quảng Ninh.
Hình ảnh: Sân bay Vân Đồn được quy hoạch, xây dựng theo đúng tiêu chuẩn của Việt Nam và ICAO
Tràn ngập trên các trang mạng xã hội những ngày nay, rất nhiều bài bình luận, chia sẻ về sân bay Vân Đồn được đăng tải, kèm theo đó là những lời khen “tấm tắc”. Đơn giản thôi, tất cả những hình ảnh ban đầu được công bố thể hiện Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) là sân bay được thiết kế hiện đại tương đương với sân bay Changi của Singapore. Rất thật, dù ở tỉnh, nhưng sân bay Vân Đồng có khi còn sẽ xếp hạng trên những sân bay lớn như Nội Bài, Tân Sơn Nhất hiện nay.
Đúng là vui và có chút tự hào khi Quảng Ninh có những sự phát triển bứt phá, có vui và chút tự hào khi đất nước có thêm một sân bay chuẩn hiện đại quốc tế,… Nhưng đâu đây, cái buồn vẫn hiện lên để cho nhiều người trong chúng ta cần suy ngẫm.
Còn hơn cả đẹp và hiện đại!
Một phép thử vô cùng đơn giản thế này. Nếu ai đó có truy cập internet và tìm kiếm từ khóa “sân bay Vân Đồn chậm tiến độ” hay “sân bay Vân Đồn đội vốn” thì công cụ tìm kiếm lớn nhất hành tinh (Google) sẽ trả về kết quả là… không có thông tin liên quan.
Sân bay long Thành chưa triển khai đã đang đối diện với ngay cơ đội vốn, sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất chỉ sửa chữa thôi cũng bị chậm tiến độ… Vậy mà nay lại có một sân bay lớn, hiện đại sắp hoàn thiện và đi vào khai thác nhưng lại không ai có thể chê trách vì chậm, vì đội vốn?
Nếu dự án sân bay Vân Đồn như biết bao dự án sân bay khác thì thật sự đó sẽ là một kỳ tích. Nhưng đáng buồn, đáng đau, bởi lẽ, đây lại là một sân bay do tư nhân đầu tư.
Chưa hết, tổng số tiền để xây dựng nên hoàn chỉnh sân bay Vân Đồn được nhà đầu tư tư nhân công bố chỉ là 7.500 tỷ đồng. So sang với các dự án sân bay “Nhà nước”, các sân bay trọng điểm như Long Thành, Nội Bài và Tân Sơn Nhất được đầu tư, xây dựng, nâng cấp giai đoạn 2018-2021, tầm nhìn 2025 sẽ cần đến hơn 116.000 tỷ đồng. Con số này dựa trên kế hoạch đầu tư đối với một số dự án sân bay trọng điểm của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV). Tính trung bình, một dự án sân bay do Nhà nước đầu tư sẽ tốn kém gấp hơn 5 lần một dự án sân bay tư nhân.
Để công bằng nhìn nhận hơn, phải khẳng định thêm rằng là sân bay tư nhân nhưng cũng như các sân bay khác trên cả nước, sân bay Vân Đồn phải tuân thủ tất cả các quy định về an toàn, an ninh hàng không. Cùng đó, chi phí thuê an ninh sân bay sẽ hoàn toàn do nhà đầu tư tư nhân chịu trách nhiệm.
Vâng, số tiền đầu tư nhỏ hơn nhiều lần, thành phẩm sân bay làm ra quá đẹp và hiện đại không thua kém “sân bay Nhà nước”, đã thế còn đáp ứng đủ chuẩn an toàn, an ninh. Xem ra, nhiều ban, bộ, ngành cần phải đứng ngồi thậm chí là chạy, nhảy để xem lại bản thân mình xem sao mà tư nhân người ta làm được những điều như thế. Các cơ quan Nhà nước há chẳng phải đang thua hay sao?
Thay đổi, nhưng thay ở đâu…
Trước nay, để giải thích cho việc các dự án đầu tư công nói chung, hay các dự án sân bay quốc gia nói riêng bị chậm tiến độ, đội vốn ngân sách, các cơ quan Nhà nước đều đưa ra báo cáo là do “cơ chế, thể chế”. Ừ thì, đúng là cơ chế hành chính thì nhiều thủ tục phức tạp, xin phép cũng phải nhiều và “loằng ngoằng” hơn tư nhân nhiều lần. Nhưng tuyệt nhiên không phải là tất cả.
Đừng quên, tư nhân xây sân bay thì họ vẫn cứ phải đến từng cơ quan nhà nước để xin từng giấy phép một; họ vẫn phải đến từng địa phương để đền bù, giải phóng mặt bằng cho từng hộ dân. Cơ chế vốn dĩ cũng chỉ là cơ chế chung. Ở đây, tư nhân họ làm hiệu quả hơn Nhà nước vốn dĩ cũng xuất phát từ cả yếu tố con người. Nhân lực chất lượng hơn, trách nhiệm hơn, và có lẽ, “bớt tiêu cực hơn”…
Nói thẳng, đã có xuất hiện quyền lực công trong đầu tư các dự án lớn thì rất dễ kèm theo những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tư lợi cá nhân. Nó khác hoàn toàn với đầu tư tư nhân, vì nếu họ có tư lợi thì tiền cũng là túi họ mà ra chứ không phải tiền ngân sách.
Vậy, điều thay đổi không chỉ là cơ chế, mà cái thay đổi có nên chăng là cả yếu tố con người? Đáng lưu tâm hơn, kiểm soát quyền lực công sẽ được thực hiện như thế nào nữa?
Có lẽ, cho đến khi những bài toàn ấy chưa được giải quyết triệt để, chúng ta nên khuyến khích tư nhân đầu tư, phát triển hạ tầng thay vì tốn kém những “nghìn tỷ” vào đầu tư công kém hiệu quả…
Chính trị
,
Kinh tế
,
Tin trong nước
Hình ảnh: Sân bay Vân Đồn được quy hoạch, xây dựng theo đúng tiêu chuẩn của Việt Nam và ICAO
Tràn ngập trên các trang mạng xã hội những ngày nay, rất nhiều bài bình luận, chia sẻ về sân bay Vân Đồn được đăng tải, kèm theo đó là những lời khen “tấm tắc”. Đơn giản thôi, tất cả những hình ảnh ban đầu được công bố thể hiện Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) là sân bay được thiết kế hiện đại tương đương với sân bay Changi của Singapore. Rất thật, dù ở tỉnh, nhưng sân bay Vân Đồng có khi còn sẽ xếp hạng trên những sân bay lớn như Nội Bài, Tân Sơn Nhất hiện nay.
Đúng là vui và có chút tự hào khi Quảng Ninh có những sự phát triển bứt phá, có vui và chút tự hào khi đất nước có thêm một sân bay chuẩn hiện đại quốc tế,… Nhưng đâu đây, cái buồn vẫn hiện lên để cho nhiều người trong chúng ta cần suy ngẫm.
Còn hơn cả đẹp và hiện đại!
Một phép thử vô cùng đơn giản thế này. Nếu ai đó có truy cập internet và tìm kiếm từ khóa “sân bay Vân Đồn chậm tiến độ” hay “sân bay Vân Đồn đội vốn” thì công cụ tìm kiếm lớn nhất hành tinh (Google) sẽ trả về kết quả là… không có thông tin liên quan.
Sân bay long Thành chưa triển khai đã đang đối diện với ngay cơ đội vốn, sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất chỉ sửa chữa thôi cũng bị chậm tiến độ… Vậy mà nay lại có một sân bay lớn, hiện đại sắp hoàn thiện và đi vào khai thác nhưng lại không ai có thể chê trách vì chậm, vì đội vốn?
Nếu dự án sân bay Vân Đồn như biết bao dự án sân bay khác thì thật sự đó sẽ là một kỳ tích. Nhưng đáng buồn, đáng đau, bởi lẽ, đây lại là một sân bay do tư nhân đầu tư.
Chưa hết, tổng số tiền để xây dựng nên hoàn chỉnh sân bay Vân Đồn được nhà đầu tư tư nhân công bố chỉ là 7.500 tỷ đồng. So sang với các dự án sân bay “Nhà nước”, các sân bay trọng điểm như Long Thành, Nội Bài và Tân Sơn Nhất được đầu tư, xây dựng, nâng cấp giai đoạn 2018-2021, tầm nhìn 2025 sẽ cần đến hơn 116.000 tỷ đồng. Con số này dựa trên kế hoạch đầu tư đối với một số dự án sân bay trọng điểm của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV). Tính trung bình, một dự án sân bay do Nhà nước đầu tư sẽ tốn kém gấp hơn 5 lần một dự án sân bay tư nhân.
Để công bằng nhìn nhận hơn, phải khẳng định thêm rằng là sân bay tư nhân nhưng cũng như các sân bay khác trên cả nước, sân bay Vân Đồn phải tuân thủ tất cả các quy định về an toàn, an ninh hàng không. Cùng đó, chi phí thuê an ninh sân bay sẽ hoàn toàn do nhà đầu tư tư nhân chịu trách nhiệm.
Vâng, số tiền đầu tư nhỏ hơn nhiều lần, thành phẩm sân bay làm ra quá đẹp và hiện đại không thua kém “sân bay Nhà nước”, đã thế còn đáp ứng đủ chuẩn an toàn, an ninh. Xem ra, nhiều ban, bộ, ngành cần phải đứng ngồi thậm chí là chạy, nhảy để xem lại bản thân mình xem sao mà tư nhân người ta làm được những điều như thế. Các cơ quan Nhà nước há chẳng phải đang thua hay sao?
Thay đổi, nhưng thay ở đâu…
Trước nay, để giải thích cho việc các dự án đầu tư công nói chung, hay các dự án sân bay quốc gia nói riêng bị chậm tiến độ, đội vốn ngân sách, các cơ quan Nhà nước đều đưa ra báo cáo là do “cơ chế, thể chế”. Ừ thì, đúng là cơ chế hành chính thì nhiều thủ tục phức tạp, xin phép cũng phải nhiều và “loằng ngoằng” hơn tư nhân nhiều lần. Nhưng tuyệt nhiên không phải là tất cả.
Đừng quên, tư nhân xây sân bay thì họ vẫn cứ phải đến từng cơ quan nhà nước để xin từng giấy phép một; họ vẫn phải đến từng địa phương để đền bù, giải phóng mặt bằng cho từng hộ dân. Cơ chế vốn dĩ cũng chỉ là cơ chế chung. Ở đây, tư nhân họ làm hiệu quả hơn Nhà nước vốn dĩ cũng xuất phát từ cả yếu tố con người. Nhân lực chất lượng hơn, trách nhiệm hơn, và có lẽ, “bớt tiêu cực hơn”…
Nói thẳng, đã có xuất hiện quyền lực công trong đầu tư các dự án lớn thì rất dễ kèm theo những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tư lợi cá nhân. Nó khác hoàn toàn với đầu tư tư nhân, vì nếu họ có tư lợi thì tiền cũng là túi họ mà ra chứ không phải tiền ngân sách.
Vậy, điều thay đổi không chỉ là cơ chế, mà cái thay đổi có nên chăng là cả yếu tố con người? Đáng lưu tâm hơn, kiểm soát quyền lực công sẽ được thực hiện như thế nào nữa?
Có lẽ, cho đến khi những bài toàn ấy chưa được giải quyết triệt để, chúng ta nên khuyến khích tư nhân đầu tư, phát triển hạ tầng thay vì tốn kém những “nghìn tỷ” vào đầu tư công kém hiệu quả…
No comments:
Post a Comment